当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > TP.HCM có hơn 7.000 cơ sở thẩm mỹ, tại sao ngành y tế chỉ quản lý 15%?

TP.HCM có hơn 7.000 cơ sở thẩm mỹ, tại sao ngành y tế chỉ quản lý 15%?

2025-01-16 06:50:43 [Thể thao] 来源:NEWS

Thông tin trên được ông Tăng Chí Thượng,óhơncơsởthẩmmỹtạisaongànhytếchỉquảnlýgiá xe winner x Giám đốc Sở Y tế TP.HCM chia sẻ vào chiều 11/7, tại kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân TP.HCM. 

Ông Thượng cho hay, TP.HCM hiện có 20 bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ, 15 bệnh viện đa khoa có chuyên khoa thẩm mỹ, 257 phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, 306 phòng khám chuyên khoa da liễu có dịch vụ kỹ thuật thẩm mỹ.

598 cơ sở này do các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ đảm trách, được Bộ Y tế và Sở Y tế TP thẩm định, cấp phép hoạt động.

Thống kê còn cho thấy TP.HCM có 2.175 spa và chăm sóc da, 516 cơ sở phun xăm thêu, 3.798 cơ sở dịch vụ cắt tóc gội đầu… Các cơ sở nêu trên do UBND các quận huyện, TP Thủ Đức cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không cần cơ quan chuyên môn y tế thẩm định và cấp phép.

Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM. Ảnh: GL.

"Như vậy, TP.HCM có 7.087 cơ sở cung ứng dịch vụ liên quan đến thẩm mỹ. Trong số này chỉ có 598 cơ sở do Bộ Y tế và Sở Y tế cấp phép hoạt động, chiếm chưa đến 15% tổng số. Hơn 85% còn lại do UBND quận huyện và TP Thủ Đức cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh", ông Thượng nói.

Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM nêu ra 3 thách thức về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thẩm mỹ. Thứ nhất, quảng cáo không đúng phạm vi hoạt động trên các báo đài và quảng cáo trái phép trên mạng xã hội. Việc này dễ khiến người dân hiểu nhầm và sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ chưa được thẩm định.

Thứ hai, hoạt động hậu kiểm các cơ sở thẩm mỹ chưa được quan tâm và chú trọng đúng mức. Thứ ba, thẩm mỹ “chui” ngày càng tinh vi để né tránh các cơ quan quản lý nhà nước. Ông Thượng nhắc lại vụ một nạn nhân tử vong do tiêm filler nâng ngực tại khách sạn và nhận định, thẩm mỹ "chui" không mới nhưng luôn là thách thức.

“Đáng lo ngại, thẩm mỹ 'chui' đang có xu hướng chuyển vào các cơ sở có thể né tránh cơ quan quản lý nhà nước như khách sạn, nhà trọ”, ông Thượng nói.

Trong 6 tháng qua, Sở Y tế phát hiện 19 cơ sở spa, chăm sóc da, thẩm mỹ viện, cắt tóc, gội đầu, phun xăm…. cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh không có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh. Đây là các cơ sở do UBND quận huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hiện trường một vụ thẩm mỹ chui trong khách sạn năm 2022. Ảnh: Sở Y tế TP.HCM.

Ngành y tế TP đã tăng cường hậu kiểm, xây dựng bộ tiêu chí chất lượng an toàn người bệnh đối với loại hình dịch vụ thẩm mỹ… Đồng thời, đề nghị tăng cường hậu kiểm các cơ sở chăm sóc sắc đẹp do chính các địa phương cấp phép, kiên quyết xử lý nghiêm nếu phát hiện cơ sở hành nghề ngoài phạm vi cho phép. 

Ông Thượng cũng kiến nghị Công an TP có thêm giải pháp giúp tăng cường quản lý và ngăn chặn thẩm mỹ không phép tại các khách sạn, nhà trọ, khu dân cư…. Đề xuất Công an TP sớm đưa phần mềm khai báo lưu trú tại các khách sạn, căn hộ cho thuê…

Kiến nghị địa phương xây dựng mạng lưới an ninh nhân dân, kêu gọi người dân phản ánh, phát hiện các hoạt động liên quan đến thẩm mỹ trái phép…

Bác sĩ vừa cấp cứu vừa bức xúc vì bệnh nhân là 'chuột bạch' ở lò đào tạo thẩm mỹ

Bác sĩ vừa cấp cứu vừa bức xúc vì bệnh nhân là 'chuột bạch' ở lò đào tạo thẩm mỹ

Sau khi chấp nhận trở thành “chuột bạch” cho các cơ sở làm đẹp trái phép, nhiều bệnh nhân phải trả giá đắt khi tìm đến bác sĩ trong tình trạng biến chứng nguy hiểm.

(责任编辑:Thời sự)

推荐文章
热点阅读