Cao nhất hơn 500 triệu đồng/sinh viên/khóa họcSo với mức thu hiện tại chỉ 1,3 triệu đồng/tháng, tương ứng 13 triệu đồng/năm, học phí dành cho sinh viên khóa mới của Trường ĐH Y Dược TP.HCM từ năm 2020 với ngành Răng - Hàm - Mặt lên tới 70 triệu đồng/năm, ngành Y khoa là 68 triệu đồng/năm, ngành Kỹ thuật phục hình răng là 55 triệu đồng/năm, ngành Dược học là 50 triệu đồng/năm.
Các ngành Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh, Điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức, Kỹ thuật xét nghiệp y học, Kỹ thuật phục hồi y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng là 40 triệu đồng/năm, ngành Y học dự phòng và Y học cổ truyền 38 triệu đồng/năm; ngành Dinh dưỡng và Y tế cộng đồng thấp nhất là 30 triệu đồng/năm.
|
Học phí áp dụng cho sinh viên khóa mới của Trường ĐH Y dược TP.HCM |
Nhà trường cũng công bố, học phí các năm tiếp theo dự kiến sẽ tăng 10%.
Như vậy, với ngành có học phí cao nhất là Răng - Hàm - Mặt, sinh viên học năm thứ nhất sẽ đóng 70 triệu đồng/năm, năm thứ hai là 77 triệu đồng/năm, năm thứ 3 là 84,7 triệu đồng, năm thứ 4 là 93,1 triệu đồng, năm thứ 5 là 102,4 triệu đồng và năm học thứ 6 là 112,6 triệu đồng.
Với tổng thời gian học 6 năm, một sinh viên ngành Răng-Hàm-Mặt sẽ phải đóng khoảng 538 triệu đồng học phí.
Theo thông tin từ Trường ĐH Y Dược TP.HCM, tổng nguồn thu hợp pháp của trường năm 2019 là 225,8 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước cấp cho đào tạo đại học là 90,8 tỷ đồng, trường phải thu học phí 134,936 tỷ đồng. Với số kinh phí này, tổng chi phí đào tạo trung bình cho 1 sinh viên là 22,9 triệu đồng/năm.
"Không thể đào tạo bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/tháng"
Với mức học phí vừa được nhà trường quyết định, nhiều câu hỏi được đặt ra như Tại sao trường công lại thu cao đến vậy? Với mức học phí này, con em công nhân, nông dân có còn dám mơ làm thầy thuốc? Mức học phí có quá cao so với mức lương của cán bộ công chức?...
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng đào tạo lý giải: Học phí là mức chi phí để đào tạo một sinh viên. Tính đến thời điểm này, Trường ĐH Y Dược TP.HCM thu 13 triệu đồng/năm vì phần lớn chi phí để đào tạo sinh viên được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, chứ không phải đào tạo 1 sinh viên chỉ tốn có ngần đấy.
“Không thể nào đào tạo một bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/ tháng. Ngay cả đào tạo học sinh tiểu học cũng không có mức này” - ông Khôi nói.
|
Học phí Trường ĐH Y dược TP.HCM sẽ tăng cao bắt đầu từ năm học này (Ảnh: Thanh Tùng) |
Theo ông Khôi, bắt đầu từ tháng 1/2020, Trường ĐH Y Dược TP.HCM không nhận ngân sách Nhà nước nữa, trường phải tính toán lấy thu bù chi để hoạt động và phát triển, vì vậy bắt buộc phải tăng học phí.
“Có những ngành đòi hỏi chi phí đào tạo cao như ngành Răng - Hàm - Mặt phải hơn 100 triệu đồng/sinh viên/năm, bởi mỗi sinh viên sẽ trực tiếp thực hành trên một máy riêng cùng với chi phí nguyên vật liệu khác. Dù vậy, nhà trường phải cân nhắc bởi nếu thu đúng như vậy liệu có sinh viên theo học và có làm tròn trách nhiệm của trường không. Do đó, trường quyết định vẫn bù lỗ và đưa ra mức thu 70 triệu đồng/năm” - ông Khôi nói.
Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM khẳng định những sinh viên nhập học trước năm 2020 vẫn đóng học phí theo lộ trình đã công bố từ đầu khóa. Mức học phí vừa công bố chỉ áp dụng cho sinh viên được tuyển sinh từ năm 2020.
Trước thực tế với mức học phí này, sinh viên nghèo sẽ không có điều kiện theo học, ông Khôi cho hay nhà trường luôn có chính sách hỗ trợ, đảm bảo không có sinh viên nghèo, học giỏi trúng tuyển mà bị bỏ lại.
“Chúng tôi cam kết không để một sinh viên nghèo học giỏi, có ước mơ làm bác sĩ trúng tuyển vào trường mà bị bỏ lại” – ông Khôi nói.
Ông Khôi cho biết theo quy định, các trường dành 8% nguồn thu làm quỹ học bổng nhưng Trường ĐH Y dược TP.HCM thường trích lại tới 10%. Quỹ học bổng này cùng với sự ủng hộ từ các doanh nghiệp, đơn vị bên ngoài sẽ dùng để hỗ trợ sinh viên học giỏi, có hoàn cảnh khó khăn.
"Trường đưa mức thu này để một phần tích lũy cho phát triển, giúp sinh viên được thụ hưởng, sử dụng thiết bị hiện đại, những gì tốt nhất trong quá trình học. Chúng tôi công khai học phí từ đầu khóa tuyển sinh để xã hội biết, học sinh và phụ huynh cân nhắc. Nhà trường cam kết đào tạo chất lượng cao với mức thu này, khi sinh viên bước chân vào trường sẽ thấy được sự hỗ trợ” - ông Khôi nhấn mạnh.
Lê Huyền
Học phí đại học Y Dược TP.HCM cao nhất lên tới 70 triệu đồng/năm
Tối 1/6, Trường ĐH Y Dược TP.HCM công bố phương thức tuyển sinh năm 2020 và học phí các ngành nghề đào tạo. Theo đó, học phí ngành Y khoa lên tới 68 triệu đồng/năm, Răng Hàm Mặt lên tới 70 triệu đồng/năm.
" alt=""/>Tăng học phí từ 13 lên 70 triệu/năm, ĐH Y Dược TP.HCM nói gì?
Toạ đàm tại báo VietNamNet chiều 7/5/2020.Doanh nghiệp cố vấn chương trình đào tạo, học viên trải nghiệm môi trường thực hành sớm
Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông (TP.HCM) cho rằng thuận lợi là một trường “trẻ” nên những ứng dụng trong đào tạo giảng dạy và tất cả những ứng dụng gắn liền với doanh nghiệp đã được ban lãnh đạo nhà trường xác định ngay từ đầu.
Hầu hết chương trình của nhà trường đều có mời các chủ doanh nghiệp và đại diện Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM,... ngược lại đại diện các doanh nghiệp cũng đồng thời tham gia các ban cố vấn cho các khoa của trường.
|
.Nhiều học viên trường trung cấp, cao đẳng được thực tập theo chuyên đề và môn học tại các doanh nghiệp. Ảnh: Hạ Anh. |
Cũng vì thế, ngay từ cuối năm thứ nhất, sinh viên của Trường CĐ Viễn Đông đã được tiếp cận thực tế công việc, môi trường doanh nghiệp tùy theo từng ngành nghề.
“Sau này chúng tôi thấy mô hình này rất phù hợp với mô hình của Đức khi xen kẽ học kỳ lý thuyết là một học kỳ thực hành. Chúng tôi cho học viên đi thực tập theo từng chuyên đề và từng môn học. Nên hiện nay khi xây dựng chuẩn năng lực đầu ra, nhà trường cũng xuất phát từ đòi hỏi kỹ năng của từng vị trí việc làm mà doanh nghiệp yêu cầu để đi ngược lại, thiết kế chương trình môn học nhằm giúp học viên có kỹ năng đó”.
Vì kết hợp doanh nghiệp ngay từ khi làm chương trình, bố trí thời gian học tập nên, theo ông Hải, đến nay, 9 khóa sinh viên tốt nghiệp của nhà trường đều đạt tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành cao. Từ đó tạo nên niềm tin cho các thế hệ sinh viên, phụ huynh cho con theo học.
Ông Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (TP.HCM) cho hay, ý thức để sinh viên ra trường làm được việc, có tư duy giải quyết vấn đề tác phong công nghiệp, những năm qua, nhà trường đẩy mạnh chất lượng đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp.
“Tất cả các ngành đào tạo của nhà trường đều có ban cố vấn công nghiệp, cải tiến phương pháp giảng dạy và đánh giá theo hướng đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, chúng tôi cũng tạo rất nhiều sân chơi học thuật để học viên có thể tham gia trải nghiệm”.
|
Ông Vũ Văn Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội). Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Vũ Văn Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, xu hướng giáo dục nghề nghiệp trong thế kỷ 21 phải đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo nghề nghiệp với thị trường lao động, tạo việc làm; gắn tuyển sinh với tuyển dụng.
Một trong những giải pháp đột phá của Tổng cục để đáp ứng nhu cầu học viên tốt nghiệp có việc làm và nguồn nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động là quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đảm bảo được quy mô, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đa ngành, đa chuyên ngành, vùng miền, chuẩn hóa, hiện đại hóa và phân tầng chất lượng.
Cùng đó, tăng cường sự gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động, lấy thị trường lao động làm thước đo về chất lượng.
Song song, đẩy mạnh sự tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gẵn với trách nhiệm giải trình và cơ chế đánh giá độc lập, có sự kiểm soát của nhà nước và giám sát của xã hội.
“Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đổi mới mạnh mẽ để nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt việc đổi mới này phải tập trung vào đổi mới chương trình đào tạo, trong đó tăng cường đào tạo cả về kiến thức và kỹ năng; không những kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp mà cả các kỹ năng mềm và an toàn lao động, tác phong công nghiệp.
Đặc biệt cần sự vào cuộc thực chất của các doanh nghiệp từ việc xây dựng chương trình đào tạo, tham gia đào tạo, tổ chức thực hành cho học viên và đánh giá kết quả đào tạo”.
Có chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế, đưa sinh viên ra nước ngoài thực tập
Ông Hà đánh giá, sự hợp tác quốc tế, thời gian qua đã mang lại cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trang thiết bị hiện đại, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa về đào tạo nghề. Nhiều nhà xưởng, phòng thí nghiệm được cải tạo và nâng cấp, đội ngũ nhà giáo được nâng cao trình độ. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp.
|
Ông Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng (TP.HCM). Ảnh: Thanh Tùng |
Ông Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng cho hay, nhận thức được vai trò rất quan trọng của hợp tác quốc tế trong thời kỳ chuyển dịch lao động toàn cầu, trường đã tận dụng rất hiệu quả các dự án quốc tế và đây cũng là chiến lược của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Từ các dự án đào tạo giảng viên về phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá và công tác đảm bảo chất lượng (78 giảng viên được tập huấn tại Mỹ nhờ sự tài trợ của các đối tác công nghiệp); đến các dự án được tài trợ bởi Nhật Bản nhằm nâng cao kỹ năng an toàn, tác phong công nghiệp cho học sinh, sinh viên. Kết quả từ những dự án quốc tế cộng với nỗ lực đào tạo, nhà trường đã có 2 chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế là công nghệ kỹ thuật điện – điện tử và công nghệ kỹ thuật cơ khí.
Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông Trần Thanh Hải cho biết, sau 5 năm thành lập, trường đã đạt được những kết quả nhất định trong hợp tác đào tạo quốc tế.
“Đối với ngành kinh tế thì đơn giản hơn, nhưng các ngành công nghệ, điều dưỡng trong đó có sức khỏe chúng tôi cần nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, điều đáng mừng là hiện nay ngoài ngành kinh tế đã được Mỹ công nhận, ngành ô tô của trường cũng đã được Nhật công nhận, ngành điều dưỡng đã được Đức và Philippine công nhận”, ông Hải chia sẻ.
|
Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông (TP.HCM). Ảnh: Thanh Tùng |
Ngoài ra, trong ngành công nghệ thông tin, theo ông Hải, hằng năm nhà trường liên kết với các doanh nghiệp đến từ Ấn Độ để đưa giáo viên và sinh viên đến thực tập tại đó. Bằng những hợp tác sâu rộng trong các ngành như vậy, theo ông Hải, sinh viên của trường được cọ xát các chương trình đào tạo của các trường, doanh nghiệp tiên phong trong các lĩnh vực. Mặt khác, việc hợp tác quốc tế cũng tạo nên cú hích cho đội ngũ giảng viên trường, khi tự nhận thấy rằng cần phải hoàn thiện về khả năng và trình độ Tiếng Anh, hoàn thiện về những chuyên môn mà có thể học qua mạng, sách báo, thậm chí qua các đồng nghiệp ở các trường bạn ở các nước. “Như vậy, có thể tạo ra một vòng lọc kép tác động ngược lại vấn đề chất lượng. Hằng năm chúng tôi đưa nhiều sinh viên sang Mỹ học kinh tế, qua Nhật học ô tô,... sau 12 năm, trường đã đạt được những thành tựu quan trọng”.
Theo ông Hải, với việc được quốc tế công nhận, trường sẽ được các tổ chức, doanh nghiệp trong nước thừa nhận, đánh giá cao, qua đó nâng cao uy tín đối với chính người học.
Những thông tin này được chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Giáo dục nghề nghiệp: Những bước chuyển mình mạnh mẽ thu hút giới trẻ" do báo VietNamNet phối hợp với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức ngày 7/5 vừa qua.
Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi phần 2
Thanh Hùng
Trực tuyến: Giáo dục nghề nghiệp - Bước chuyển mạnh mẽ thu hút giới trẻ
Các khách mời tại trường quay VietNamNet từ Hà Nội và TP.HCM đã sẵn sàng tham gia tọa đàm trực tuyến về các cơ hội nghề nghiệp cho giới trẻ.
" alt=""/>Giáo dục nghề nghiệp: Có chương trình đạt chuẩn quốc tế, đưa SV thực tập nước ngoài