Những bàn phím cơ dưới 3 triệu đồng chất lượng dành cho game thủ
Với nhiều game thủ thường xuyên phải di chuyển giữa các địa điểm tập luyện,ữngbànphímcơdướitriệuđồngchấtlượngdànhchogamethủtrận bóng tối nay chơi game với bạn bè rồi về nhà và cần mang tất cả đồ nghề gồm bàn phím, chuột, tai nghe... theo mình để đạt được trải nghiệm trong thế giới ảo tốt nhất thì một chiếc bàn phím full 104 nút quả thực là quá cồng kềnh, nặng nề.
Sau đây chúng tôi xin được giới thiệu một số loại bàn phím cơ nhỏ gọn dạng tenkeyless (70%) có giá thành không quá cao dưới 3 triệu đồng mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt, hình thức đẹp mắt và đặc biệt là tiện lợi cho game thủ Việt mua sắm để sử dụng.
Razer Blackwidow Tournament 2014 giá 1,7 triệu đồng
Sau khi ra mắt phiên bản mới đầu năm 2016 này thì phiên bản cũ không được trang bị đèn LED RGB của Blackwidow Tournament đã được Razer giảm giá khá mạnh và trở thành một trong những chiếc bàn phím cơ layout TKL có giá thành rẻ nhất hiện tại nhưng vẫn rất 'ngon' cho game thủ.

(责任编辑:Công nghệ)
下一篇:Soi kèo góc Nottingham vs Everton, 21h00 ngày 12/4
Nhiều đại gia vẫn "hốt bạc" trên thị trường chứng khoán
Mai Chi
(Dân trí) - Trong khi thị trường "xanh vỏ đỏ lòng", nhiều cổ phiếu bị điều chỉnh do áp lực chốt lời thì một số mã cổ phiếu như MSN, FPT, GVR, FTS vẫn tăng giá mạnh. Nhiều mã thiết lập đỉnh mới.
Sau pha điều chỉnh mạnh cuối tuần trước, thị trường chứng khoán giằng co trong phiên sáng nay (11/3). Phần lớn thời gian chỉ số dao động trên ngưỡng tham chiếu dù phần lớn cổ phiếu bị chốt lời và giảm giá.
Cụ thể, tạm đóng cửa phiên sáng, VN-Index tăng 4,58 điểm tương ứng 0,37% lên 1.251,93 điểm dù độ rộng sàn HoSE nghiêng hẳn về phía các mã giảm giá. Có 253 mã giảm giá so với 182 mã tăng trên sàn HoSE. Tính chung toàn thị trường có 420 mã giảm giá, 343 mã tăng.
HNX-Index tăng 0,22 điểm tương ứng 0,09% lên 236,54 điểm trong khi UPCoM-Index vẫn điều chỉnh 0,14 điểm tương ứng 0,15% còn 91,09 điểm.
Thanh khoản suy giảm với 387 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng giá trị 9.649 tỷ đồng trên HoSE và gần 32,5 triệu cổ phiếu tương ứng 717,1 tỷ đồng trên sàn HNX. Thị trường UPCoM có gần 13,7 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 214,7 tỷ đồng.
BID, GVR, FPT, VNM, MSN… là những cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực đến chỉ số sáng nay. Trong đó, BID đóng góp 1,12 điểm, GVR đóng góp 0,93 điểm; FPT đóng góp 0,62 điểm và VNM đóng góp 0,62 điểm cho VN-Index.
Diễn biến giá cổ phiếu MSN 1 tháng qua (Nguồn: Investing).
MSN lấy lại 1.500 đồng tương ứng 1,91% sau khi để mất 2,85% ở phiên cuối tuần trước. Tính chung 1 tuần, MSN vẫn tăng 13% và tăng 23,3% trong vòng 1 tháng (tương ứng tăng 15.100 đồng/cổ phiếu).
Nhờ giá cổ phiếu tăng mạnh, giá trị tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan - cũng hồi phục ấn tượng thời gian qua. Vị tỷ phú được xác định đang sở hữu 1,2 tỷ USD.
Cổ phiếu FPT tiếp tục thiết lập đỉnh mới, xô đổ mọi kỷ lục về giá. Phiên sáng nay, FPT tăng 2.000 đồng tương ứng 1,82% lên 112.000 đồng. Mức giá hiện tại của FPT cao hơn 6,8% so với 1 tháng trước và tăng gần 18% trong vòng 3 tháng qua.
Tương tự, GVR tăng 3,28% lên 29.950 đồng - mức giá cao nhất 52 tuần. Tính chung trong 1 tuần, GVR chỉ tăng nhẹ 0,5% nhưng tăng mạnh tới 47,2% trong vòng 3 tháng trở lại đây.
Rổ VN30 có 13 mã tăng, 14 mã giảm; phần lớn cổ phiếu HoSE bị điều chỉnh, nhưng do ảnh hưởng tích cực của nhóm cổ phiếu đầu ngành nên thị trường rơi vào trạng thái "xanh vỏ đỏ lòng".
Trong đó, một bộ phận cổ phiếu ngành bất động sản có diễn biến khá tích cực. Nhóm Vingroup tăng nhẹ: VIC tăng 0,8%; VHM tăng 0,5%. VRC tăng kịch biên độ, dư mua giá trần; SIP tăng 2,9%; CKG, D2D, SZC, SGR tăng khá mạnh.
Nhóm ngành dịch vụ tài chính có nhiều mã tăng giá tốt: FTS tăng 4,9% lên 62.200 đồng; BSI tăng 2,1% lên 58.800 đồng; CTS tăng 1,1%; VCI tăng 1,1%. Như vậy, phiên sáng nay cũng là thời điểm FTS ghi nhận đạt đỉnh mới, mức giá cao hơn 52 tuần qua.
" alt="Nhiều đại gia vẫn "hốt bạc" trên thị trường chứng khoán" />Cổ phiếu Nvidia bị bán tháo
Huỳnh Anh
(Dân trí) - Cổ phiếu hãng sản xuất chip hàng đầu thế giới Nvidia đã bị bán tháo trong phiên giao dịch ngày 8/3 và ghi nhận mức giảm lớn nhất trong lịch sử của công ty.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 8/3, khép lại một tuần giao dịch đầy biến động.
Cổ phiếu gây áp lực giảm mạnh nhất lên thị trường trong phiên này là Nvidia, khi các nhà đầu tư chốt lời cổ phiếu hãng chip khổng lồ sau đợt tăng điểm mạnh gần đây.
Cổ phiếu Nvidia, tâm điểm của cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI) ở Phố Wall, đóng cửa với mức giảm hơn 5%, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 5.
Sự sụt giảm này diễn ra một ngày sau khi mức tăng của cổ phiếu Nvidia đẩy chỉ số S&P 500 lên mức cao kỷ lục hơn 5.157 điểm. Phiên giảm điểm ngày 8/3 đã chấm dứt chuỗi tăng trưởng ngoạn mục kéo dài 6 ngày của cổ phiếu Nvidia.
Bất chấp cú giảm, cổ phiếu Nvidia vẫn kết thúc tuần với mức tăng 6%. Công ty này đã ghi nhận đợt tăng giá mạnh, mang về hơn 1.000 tỷ USD vốn hóa kể từ đầu năm tới nay.
Nvidia ghi nhận mức tăng điểm mạnh mẽ trong 1 năm trở lại đây (Ảnh: Yahoo Finance).
Sam Stovall, chuyên gia tại công ty nghiên cứu CFRA Research, cho rằng sự sụt giảm không có nghĩa là tiềm năng tăng giá dài hạn của Nvidia đã kết thúc. Điều này chỉ phản ánh rằng nhà đầu tư đang đẩy mạnh chốt lời cổ phiếu.
Cổ phiếu của hãng này đã tăng vọt 262% trong năm qua, từ gần 242 USD/cổ phiếu lên 875 USD/cổ phiếu.
Ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ đã thúc đẩy nhu cầu về phần cứng làm nền tảng cho các ứng dụng AI như bộ xử lý đồ họa (GPU), chip bán dẫn…
Nvidia là công ty dẫn đầu thị trường GPU, được sử dụng bởi các ứng dụng như ChatGPT và các công ty công nghệ lớn như Meta, công ty mẹ của Facebook.
Tuy nhiên, Nvidia hiện cũng phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh muốn chiếm thị phần chip và các doanh nghiệp muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào công ty này.
Hãng công nghệ Intel có kế hoạch ra mắt chip AI mới trong năm nay, Meta muốn sử dụng chip tùy chỉnh của riêng mình tại các trung tâm dữ liệu của mình và Google đã phát triển bộ xử lý Cloud Tensor, có thể được sử dụng để đào tạo các mô hình AI.
" alt="Cổ phiếu Nvidia bị bán tháo" />Cổ phiếu đại gia buôn thép chủ nợ của Novaland, Hòa Bình đột ngột tăng trần
Mai Chi
(Dân trí) - Cổ phiếu SMC bất ngờ tăng kịch trần phiên sáng nay sau chuỗi ngày giảm giá. Khoản công nợ, nợ xấu của các đại gia xây dựng với doanh nghiệp này đang được quan tâm.
Thanh khoản thị trường chứng khoán phiên sáng nay (18/10) cải thiện so với những phiên trước, đạt 330,97 triệu cổ phiếu tương ứng 7.196,22 tỷ đồng trên HoSE. Con số này trên HNX là 17,21 triệu cổ phiếu tương ứng 335,06 tỷ đồng và trên thị trường UPCoM là 18,14 triệu cổ phiếu tương ứng 190,29 tỷ đồng.
Trong khi VN-Index vẫn đạt trạng thái tăng nhẹ 0,47 điểm tương ứng 0,04% lên 1.286,99 tỷ đồng thì HNX-Index điều chỉnh 0,12 điểm tương ứng 0,05% và UPCoM-Index điều chỉnh nhẹ 0,02 điểm tương ứng 0,02%.
Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về phía các mã tăng với 351 mã tăng giá, 31 mã tăng trần so với 300 mã giảm, 14 mã giảm sàn. Nhìn chung biên dao động của các cổ phiếu trên sàn vẫn khá hẹp, nhà đầu tư vẫn giữ thái độ thận trọng trong việc đưa ra quyết định mua bán.
Diễn biến giá cổ phiếu SMC trong sáng nay (Đồ thị: VDSC).
Cổ phiếu SMC trong sáng nay bất ngờ tăng trần lên 6.580 đồng sau chuỗi ngày bị bán mạnh và giảm giá. Sáng nay, SMC sạch dư bán và có dư mua giá trần 560.200 đơn vị. Trạng thái tăng trần của SMC trong bối cảnh mùa công bố báo cáo tài chính quý III của các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khá sôi động và chưa rõ diễn biến giá cổ phiếu liệu có phải là chỉ báo thể hiện kỳ vọng của nhà đầu tư với kết quả quý III hay không.
Trước đó, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại SMC đã lỗ liên tiếp trong 2 năm 2022-2023. Đến cuối năm 2023, công ty lỗ lũy kế gần 169 tỷ đồng.
Công ty phát sinh công nợ đối với một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng như Tập đoàn Novaland, Hưng Thịnh Incons hay Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
Tại ngày 30/6, công ty có khoản nợ xấu ngắn hạn hơn 1.288 tỷ đồng đối với các công ty thuộc hệ sinh thái của Novaland, Hưng Thịnh Incons và các đối tượng khác. Công ty đã phải trích lập dự phòng gần 557 tỷ đồng cho các khoản nợ xấu này. Việc trích lập dự phòng ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp.
Phần lớn cổ phiếu ngành ngân hàng giữ được đà tăng giá trong sáng nay và hỗ trợ đáng kể cho chỉ số. SSN, EIB, VIB tăng hơn 1%; HDB, STB, SHB, OCB, TCB, NAB, BID, LPB, VCB tăng nhẹ. Một số mã điều chỉnh là TPB, CTG, MBB, ACB, MSB, VPB nhưng mức giảm không lớn.
Sau phiên thăng hoa vào hôm qua thì đến sáng nay nhiều cổ phiếu ngành bất động sản đã điều chỉnh. LDG giảm 2,1%; SCR giảm 1,6%; HPX giảm 1,5%; DIG giảm 1,4%; HDC giảm 1,3%; TCH giảm 1,2%; DXS giảm 1,2%.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, vẫn có những cổ phiếu giữ trạng thái tăng tích cực như SZC tăng 3,5%; QCG cũng tăng thêm 1%. TLD, CRE, SGR, VIC, BCM, KBC, NLG,VRE tăng giá.
Cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính phân hóa nhẹ với phía giảm có TVS, VCI, ORS, VIX, TVB, DSE, VDS, FTS và phía tăng có AGR, HCM, APG, CTS, VND, BSI.
" alt="Cổ phiếu đại gia buôn thép chủ nợ của Novaland, Hòa Bình đột ngột tăng trần" />Vàng nhẫn, vàng miếng đồng loạt tăng giá
Mỹ Tâm
(Dân trí) - Giá vàng trong nước tăng 3 ngày liên tiếp. So với đầu tuần, mỗi lượng vàng miếng và vàng nhẫn tăng khoảng 3 triệu đồng.
Vàng tăng giá 3 phiên liên tiếp
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/11, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 82,7-85,7 triệu đồng/lượng (mua - bán). Hôm qua, mặt hàng này tăng 700.000 đồng ở cả 2 chiều mua và bán. Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán duy trì ở mức 3 triệu đồng/lượng.
Từ đầu tuần đến nay, mỗi lượng vàng nhẫn đã hồi phục 3 triệu đồng/lượng, vẫn thấp hơn mức kỷ lục hồi cuối tháng 10 khoảng 5 triệu đồng.
Tại Bảo Tín Mạnh Hải , giá vàng miếng được niêm yết tại 82,9-85 triệu đồng/lượng (mua - bán), còn vàng nhẫn tại đây được giao dịch tại 83,88-84,78 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Theo đà tăng của giá vàng miếng, vàng nhẫn tròn trơn hôm qua cũng tăng 700.000 đồng ở chiều mua và tăng 500.000 đồng ở chiều bán ra, được doanh nghiệp niêm yết tại 82,7-84,9 triệu đồng/lượng (mua - bán). Một số doanh nghiệp lớn khác thậm chí niêm yết giá bán vàng nhẫn vượt 85 triệu đồng/lượng. Như vậy, vàng nhẫn cũng tăng gần 3 triệu đồng/lượng sau 3 phiên.
Vàng trong nước tăng trong bối cảnh giá thế giới tăng. Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.648 USD/ounce, tăng 18 USD.
Giá vàng trong nước 3 ngày liên tiếp đi lên (Ảnh: Bảo Tín Mạnh Hải).
Giá vàng quốc tế tăng phiên thứ 3 liên tiếp, đạt mức cao nhất trong hơn một tuần qua sau 6 phiên liên tiếp giảm, trong bối cảnh đà tăng của đồng USD bị chững lại. USD yếu đi sẽ giúp vàng rẻ hơn với người mua bằng các tiền tệ khác.
Những diễn biến mới trong cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng thúc đẩy làn sóng mua vàng để bảo toàn tài sản. Trong khi đó, các nhà đầu tư vẫn chờ đợi những tín hiệu quan trọng về kế hoạch lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Các nhà phân tích của Commerzbank lưu ý rằng, ngoài bất ổn địa chính trị, hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương và thâm hụt gia tăng ở Mỹ và các nước phương Tây khác cũng tiếp tục hỗ trợ giá vàng.
USD-Index giảm nhẹ
USD-Index (DXY) - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - đạt 106,7 điểm, giảm nhẹ 0,02% so với trước đó.
Ngân hàng Nhà nước kết phiên hôm qua niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.285 đồng, giảm 8 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.065-25.499 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.170-25.499 đồng (mua - bán), giảm 8 đồng so với trước đó. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.170-25.499 đồng. Các ngân hàng đều niêm yết giá bán USD ở mức kịch trần.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh được giao dịch tại 25.700-25.800 đồng (mua - bán), tăng 40 đồng chiều mua và 20 đồng chiều bán so với hôm qua.
" alt="Vàng nhẫn, vàng miếng đồng loạt tăng giá" />
- ·Nhận định, soi kèo Al Safa(KSA) vs Al
- ·Nhận định Hà Nội vs Quảng Ninh 19h00, 23/02 (V
- ·Điểm sáng Tuấn Anh giữa 'đêm trường' Gia Lai
- ·Thách thức với ông Trump trước cuộc so găng đầu tiên với bà Harris
- ·Nhận định, soi kèo Beijing Guoan vs Qingdao West Coast, 19h00 ngày 11/4: Sáng cửa dưới
- ·Ấn định thời gian Văn Thanh tái xuất V
- ·Văn Thanh chuẩn bị về nước, sẵn sàng trở lại cứu HAGL
- ·Mục tiêu GDP 8% năm 2025 là bước chuẩn bị để bước vào kỷ nguyên vươn mình
- ·Nhận định, soi kèo Jelgava vs Daugavpils, 21h30 ngày 10/4: Niềm vui ngắn ngủi
- ·Công Phượng nhận tối hậu thư từ tân HLV Incheon
Kiểm toán Nhà nước lên tiếng về ngân hàng yếu kém, tiềm ẩn rủi ro
Mộc An
(Dân trí) - Các nội dung về kiểm toán Ngân hàng Nhà nước làm nóng hội trường cuộc họp báo do Kiểm toán Nhà nước tổ chức chiều ngày 2/7.
Chiều ngày 2/7, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức họp báo công bố Báo cáo tóm tắt Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2023, kết quả theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2022.
Kiến nghị cảnh báo về ngân hàng yếu kém
Một trong những vấn đề nóng liên quan đến lĩnh vực ngân hàng được Kiểm toán Nhà nước đề cập đến là hiện tượng ngân hàng thương mại yếu kém, tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.
Chia sẻ rõ hơn về thông tin này, ông Vũ Mạnh Cường, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành VII phụ trách lĩnh vực tài chính ngân hàng, cho biết Kiểm toán Nhà nước chỉ thực hiện kiểm toán các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và không kiểm toán các ngân hàng thương mại cổ phần.
Tuy nhiên thông qua công tác kiểm toán cơ quan thanh tra giám sát thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và báo cáo của các cơ quan thanh tra, KTNN đã có kiến nghị về nội dung NHTMCP tư nhân tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng an toàn hệ thống.
Cụ thể, KTNN kiến nghị NHNN trên cơ sở kết quả thanh tra của cơ quan thanh tra giám sát Chính phủ và báo cáo giám sát vi mô cơ quan thanh tra giám sát xác định rõ thực trạng tài chính, giám sát chặt chẽ, bám sát hoạt động của ngân hàng để kịp thời báo cáo Thống đốc NHNN đề ra biện pháp, giải pháp can thiệp phù hợp với các quy định pháp luật, không để thất thoát, mất mát tài sản Nhà nước và nhân dân, bảo đảm an toàn ổn định hệ thống ngân hàng.
Công cụ room tín dụng có đạt hiệu quả?
Hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước thông qua các công cụ như room tín dụng, lãi suất cũng là vấn đề nóng khác được dư luận quan tâm, đặc biệt là sau giai đoạn dịch Covid-19.
Ông Vũ Mạnh Cường cho biết đây là nội dung về kiểm toán điều hành chính sách tiền tệ nằm trong báo cáo kiểm toán NHNN năm 2022.
Năm 2022 nền kinh tế thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh này, để đảm bảo được hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Quốc hội đã ra Nghị quyết 43 với nhiều nội dung hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có các nội dung về hỗ trợ nguồn vốn.
Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31 để triển khai Nghị quyết 43. NHNN ra thông tư hướng dẫn với các nội dung về điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo linh hoạt, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Ông Cường đánh giá NHNN rất linh hoạt và thực hiện được nhiều mục tiêu. Ví dụ mặc dù lạm phát tại các nước tăng cao nhưng đến tháng 9/2022, NHNN vẫn giữ mức lãi suất ổn định. Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát thì tháng 9 và tháng 10/2022, NHNN buộc phải tăng lãi suất.
"Để đạt mục tiêu kép trong bối cảnh đó rất khó khăn. Lúc đó, NHNN phải chọn mục tiêu nào phù hợp nhất để thực hiện", đại diện Kiểm toán Nhà nước giải thích.
Về room tín dụng, mục tiêu năm 2022 đạt mức 15% sau khi tổng kết thực hiện được 14,1%. Ông Cường cho rằng thời điểm đấy NHNN đã làm rất tốt để đạt mục tiêu này.
Đại diện KTNN đánh giá NHNN đã có rất nhiều biện pháp hữu hiệu tuy nhiên để đạt được kết quả đồng bộ như Nghị quyết 43 đề ra thì chưa hoàn toàn thực hiện được.
"Đánh giá kết quả kiểm toán năm 2022 về điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đã đạt được những mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao", ông Cường trả lời.
Ông Vũ Mạnh Cường - Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành VII (Ảnh: KTNN).
Gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp
Ngoài nội dung về hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, công tác thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 của NHNN cũng được đặt ra cho Kiểm toán Nhà nước. Nhiều ý kiến cho rằng gói có mục tiêu tốt nhưng các tiêu chí tiếp cận đưa ra khiến doanh nghiệp nản lòng.
Ông Cường cho biết trong Nghị quyết 43 có nội dung hỗ trợ cấp bù lãi suất của Ngân hàng chính sách xã hội là 5.000 tỷ đồng và hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại 40.000 tỷ đồng. Đây là chính sách rất lớn của Đảng, Nhà nước tuy nhiên khi triển khai không phải dễ.
"Các NHTM rất tâm huyết với việc cho vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm nhưng bản thân doanh nghiệp có đáp ứng được các yêu cầu, có hấp thụ được hay không cũng là vấn đề lớn. Ai hấp thụ được thì mới đi vay. Đối tượng thì có nhưng không phải tất cả đều hấp thụ được vốn", ông Cường trả lời.
Vì vậy kết quả giải ngân gói hỗ trợ lãi suất rất thấp, không đạt được như kỳ vọng của Quốc hội. Ví dụ năm 2022 chỉ đạt được 132 tỷ đồng so với mức được giao là 16.000 tỷ đồng, tương đương 0,84%. Đến năm 2023, giải ngân được 1200 tỷ đồng, tương đương 3,5%.
" alt="Kiểm toán Nhà nước lên tiếng về ngân hàng yếu kém, tiềm ẩn rủi ro" />"Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón"
Kiều Diễm
(Dân trí) - Đây là nhấn mạnh của Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An khi đánh giá tác động mức thuế GTGT 5% đối với mặt hàng phân bón, đồng thời đề nghị báo chí có sự định hướng dư luận đúng đắn.
Ngày 17/11,Tạp chí Năng lượng mới/PetroTimestổ chức Tọa đàm "Áp thuế giá trị gia tăng phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững" nhằm làm rõ tác động tiêu cực của Luật thuế 71/2014/QH13 đối với người nông dân và lợi ích thiết thực từ việc áp thuế giá trị gia tăng (GTGT) phân bón 5% tại Dự thảo Luật Thuế GTGT sửa đổi.
Chính sách thuế GTGT phân bón cần khách quan, khoa học, tránh bảo thủ
Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XV cho biết hiện nhiều nội dung lớn đã được thông qua, nhưng vẫn còn lĩnh vực chưa được thống nhất, liên quan đến nhiều đối tượng, đó chính là thuế GTGT phân bón.
Đây không chỉ câu chuyện thuần túy thuế học mà còn là vấn đề tình cảm, lý trí, không thể đưa ra quyết định trên chủ quan ý chí, cần bao quát rộng rãi trên các khía cạnh. Quan điểm này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện xuyên suốt trong quá trình thảo luận, lấy ý kiến cho thuế dự tháo Luật.
"Đề nghị báo chí có sự định hướng dư luận về vấn đề này đề phòng thế lực xấu lợi dụng gây nhũng nhiễu thông tin, chính sách. Không bao giờ Đảng, Nhà nước đưa ra chính sách gây ảnh hưởng đến người nông dân hay đất nước. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch để không ảnh hướng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người nông dân", ông An nhấn mạnh.
Nhìn lại câu chuyện cách đây 10 năm, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng khi chuyển thuế GTGT phân bón từ 5% thành không áp thuế đã khiến doanh nghiệp sản xuất phải hạch toán thuế vào chi phí, khiến tăng giá bán, không đáp ứng kỳ vọng Luật thuế đặt ra.
Do đó Chính phủ đã đề nghị sửa đổi đưa phân bón trở về chịu thuế GTGT 5%. Về mặt cơ sở khoa học, ông An nhìn nhận đề xuất của Chính phủ là hợp lý. Phân tích tác động của chính sách thuế GTGT 5% với phân bón, đã có nhiều chuyên gia nói cụ thể về mối liên hệ tới doanh nghiệp, người nông dân và ngân sách của Nhà nước.
"Tôi cho rằng không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón. Theo tôi, khi bàn tác động của thuế GTGT 5% nên có cái nhìn khách quan, khoa học không nên bảo thủ hay dùng những lời lẽ nặng nề như 'không cần biết, cứ áp thuế GTGT 5% thì giá phân bón sẽ tăng, sẽ giết người nông dân'. Tôi cho rằng phải căn cứ trên cơ sở khoa học tính toán cụ thể, không nên vì suy nghĩ chủ quan, cảm tính để quyết định", Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An thẳng thắn bày tỏ.
Khách mời dự tọa đàm chia sẻ ý kiến (Ảnh: BTC).
Liên quan đến những diễn biến nghị trường nóng, dưới góc nhìn của chuyên gia thuế, ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên thường trực Hội Tư vấn thuế Việt Nam khẳng định cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón. Điều này phù hợp về góc độc khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Ông Được phân tích, phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT sẽ gây ra nhiều bất cập. Bởi lẽ, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và phải tính vào chi phí của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận, buộc họ phải cộng tiền thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ đã tính vào chi phí trong giá sản phẩm bán ra. Như vậy, người nông dân gián tiếp phải trả thuế, gây thiệt hại "kép" cho nông dân với phân bón giả, phân bón có giá thành cao, đồng thời có thể dẫn đến Nhà nước thất thu thuế.
Ngược lại, doanh nghiệp nhập khẩu phân bón lại có lợi thế không phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu đối với bán thành phẩm của phân bón hoặc sản phẩm phân bón. Họ cũng không phải chịu thuế GTGT đầu ra nên không bị tác động giảm lợi nhuận do tác động chính sách thuế.
Đưa ra ví dụ hạch toán, ông Được làm rõ giá bán sản phẩm phân bón của doanh nghiệp sản xuất trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu chưa bao gồm GTGT là 100 đồng, giá trị đầu vào là 80đ, dự kiến lợi nhuận ban đầu là 20đ.
Nếu doanh nghiệp sản xuất trong nước không được khấu trừ GTGT đầu vào, chi phí phải trả thêm là 8đ tiền thuế GTGT không được khấu trừ, giá thành tăng, lợi nhuận giảm. Để bảo đảm mục tiêu lợi nhuận, giá bán phải cộng 8đ để bù đắp chi phí thuế. Do vậy, thực tế giá sản phẩm đến tay người nông dân sẽ tăng là 108đ khiến người nông dân phải chịu thiệt thòi trả giá cao hơn.
Với mức giá 108đ, doanh nghiệp sản xuất trong nước mới bảo đảm lợi nhuận mục tiêu để duy trì sản xuất, trong khi doanh nghiệp nhập khẩu chỉ cần mức giá 100đ. Mặt khác, nếu doanh nghiệp nhập khẩu tính giá theo cơ chế thị trường, họ cũng có thể tăng giá bán lên 108đ, khi đó người tiêu dùng có thể phải trả thêm 8đ thuế đối với các sản phẩm phân bón nhập khẩu do chính sách thuế.
Ngoài ra, do lợi thế có được từ chính sách thuế nên nhóm doanh nghiệp nhập khẩu phân bón có điều kiện cạnh tranh về giá, chưa nói đến chất lượng và hậu mãi, từ đó gây khó khăn cho sản xuất trong nước, tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng dẫn đến độc quyền trong dài hạn khi các doanh nghiệp sản xuất trong nước kiệt quệ, thua lỗ, thậm chí phá sản.
Mức thuế GTGT 5% đảm bảo hài hòa lợi ích các bên và mục tiêu đặt ra
Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia Kinh tế nhìn nhận bất cập trông thấy rõ nhất là không đánh thuế phân bón làm giá thành cao lên, khiến sức cạnh tranh giảm sút đã được Hiệp hội Phân bón Việt Nam nêu lên từ ngay những ngày đầu áp dụng Luật thuế 71.
Về mặt nguyên tắc, bất cứ hàng hóa nào lưu hành trên thị trường đều phải chịu thuế GTGT và có những mặt hàng ở ưu đãi ở mức nào. Khuyến nghị của các tổ chức thế giới như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) đều cho rằng Việt Nam nên áp thuế phân bón 10%. Tuy nhiên, xét thực tế ở Việt Nam, mức bình quân thuế GTGT đang là 9,7%, nên đánh thuế GTGT 10% cho phân bón là mức cao, có thể gây ảnh hưởng tới người nông dân, nông nghiệp. Do đó đề xuất mức áp thuế 5% để hài hòa lợi ích và mục tiêu giữa các bên.
Khách mời tại tọa đàm (Ảnh: BTC).
Ngược lại, nếu không áp thuế GTGT hiện toàn bộ thuế đang được tính vào chi phí sản xuất và phản ánh qua giá thành. Khi giá sản phẩm nội địa cao thì không thể cạnh tranh với phân bón nhập khẩu về đổi mới công nghệ, hậu mãi. Người nông dân không hề được lợi gì, vẫn phải mua phân bón cả nhập khẩu, cả nội địa giá cao, gây thiệt thòi lớn. Nhà nước không thu được thuế từ sản xuất phân bón trong nước, không thu được từ nước ngoài và thiệt đơn, thiệt kép.
Nói thêm về các lo ngại tăng thuế 5% sẽ tăng giá phân bón, vị chuyên gia này cho rằng doanh nghiệp ai cũng mong lợi nhuận cao, tuy nhiên vai trò điều tiết nhà nước ở Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) sẽ cần tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát không để giá phân bón tăng sau khi áp thuế, đảm bảo mục tiêu chính sách đạt ra như kỳ vọng.
"Cũng có những đại biểu Quốc hội lo ngại nếu áp thuế 5% thì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ cộng thêm 5% vào giá làm tăng giá, tuy nhiên nếu doanh nghiệp nội địa không tăng, bình ổn giá thì họ cũng không thể tăng vì điều này là phi lý trong tính cạnh tranh. Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng cần có những yêu cầu, tập huấn để doanh nghiệp hiểu mục tiêu chính sách, không ồ ạt tăng giá, thậm chí xem xét cơ sở giảm giá", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích thêm.
Như vậy, việc áp thuế GTGT 5%, ông Thịnh nhấn mạnh doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ có điều kiện đầu tư công nghiệp mới, sản xuất sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu nông nghiệp và bình ổn giá bán, lúc này người được lợi lâu dài chính là người nông dân và nông nghiệp Việt Nam. Khoản ngân sách Nhà nước thu được sẽ là nguồn đầu tư lại cho nông nghiệp thông qua giống cây mới, đào tạo người nông dân về sản xuất nông nghiệp bền vững.
Về phía đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam, ông Lê Văn Ngân, Chánh Văn phòng Hiệp hội cho biết qua 30 năm đồng hành cùng trên 100 doanh nghiệp phân bón, trong 10 năm gần đây doanh nghiệp trong ngành đầu tư sản xuất đã chậm lại và hạn chế. Để giúp các doanh nghiệp phân bón trong nước cải thiện quy trình công nghệ, dây truyền sản xuất cấp thiết áp thuế GTGT 5% với mặt hàng này.
"Nhìn ra thế giới, công nghệ phân bón đã phát triển nhiều. Do đó, Việt Nam rất cần những cập nhật đổi mới để bắt kịp nhịp độ này. Việc áp dụng thuế GTGT 5% sẽ giúp các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới tạo ra được những sản phẩm phân bón chất lượng cao, thân thiện với môi trường, phân bón hữu cơ cần thiết, giúp nông sản Việt tự tin hơn khi vươn ra thị trường thế giới. Đây chính là mong mỏi nhất đối với người nông dân, nông nghiệp Việt Nam", đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhấn mạnh.
Đảm bảo công bằng trong chính sách hoàn thuế GTGT
Mặc dù phần lớn đại biểu quốc hội và các chuyên gia kinh tế đều thống nhất cho rằng cần thiết chuyển phân bón chịu thuế GTGT 5% nhưng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về khoản 3 Điều 15 trong Dự thảo Luật quy định: "... Cơ sở kinh doanh chỉ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%, trừ hoạt động thanh lý tài sản nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên sau 12 tháng liên tục hoặc 4 quý liên tiếp thì được hoàn thuế GTGT". Luật hiện hành không có điều này.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên thường trực Hội Tư vấn thuế Việt Nam nhìn nhận nếu doanh nghiệp chỉ có 1 loại thuế suất thuế GTGT là 5% thì mới được hoàn thuế, còn những doanh nghiệp có từ 2 loại thuế suất thuế GTGT trở lên thì không được hoàn thuế là không công bằng đối với các doanh nghiệp có từ 2 loại thuế suất thuế GTGT trở lên.
Trong thực tế, doanh nghiệp được tự do kinh doanh nên đa phần doanh nghiệp có đa ngành nghề, rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một lĩnh vực chịu thuế GTGT 5%. Do đó, sửa luật thuế GTGT cần đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%.
Thuật ngữ "chỉ" sẽ làm giới hạn đối tượng được hoàn thuế và không đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%.
Do đó, chuyên gia thuế Nguyễn Văn Được đề nghị bỏ từ "chỉ" để cho phép hoàn thuế đối với đối tượng sản xuất kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5% cho đúng bản chất nhưng phải "bù trừ với các hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế khác", đồng thời phải thực hiện "phân bổ" số thuế GTGT theo tỷ lệ chịu thuế 5% so với tổng hàng hóa dịch vụ của người nộp thuế.
Nếu bỏ từ "chỉ" thì tất cả các doanh nghiệp có một hay nhiều loại thuế suất thuế GTGT trở lên đều được đối xử bình đẳng. Điều này giúp cho doanh nghiệp có điều kiện và động lực để liên tục đầu tư phát triển, đổi mới, đa dạng sản phẩm; dành thêm nguồn lực đem lại lợi ích cho nền kinh tế.
"Dù chúng tôi không phải một tổ chức phân bón hay nông nghiệp nhưng vì thấy chính sách gây méo mó thị trường, thiếu công bằng cho doanh nghiệp sản xuất phân bón và người nông dân, nên chúng tôi thấy cần phải lên tiếng vì lợi ích của người nông dân, của chính sách đất nước", ông Được bộc bạch.
Tương tự ý kiến của ông Được, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng cần rà soát lại nội dung cả Điều 15, xây dựng Luật phải "đúng vai, thuộc bài", phân định rõ điều nào giao Chính phủ, điều nào Quốc hội quyết.
"Các doanh nghiệp đâu chỉ sản xuất 1 mặt hàng, thuế GTGT đầu vào thông thường là 10%, các Đại biểu Quốc hội đang rất băn khoăn cho khoản này về mặt nghiệp vụ sẽ tính toán như thế nào. Về mặt kỹ thuật lập pháp, nếu nói 'chỉ được cái này, không được cái kia' là không nên và không hợp lý. Tôi đề nghị bỏ từ "chỉ" và có cách xử lý khác hài hòa, công bằng, tránh phức tạp, nếu doanh nghiệp bị tồn khoản thuế hoàn sẽ là câu chuyện khó khăn cho nguồn tiền sản xuất", ông An nêu ý kiến.
Cũng theo thông tin ông An, quan điểm ban soạn thảo thì việc có từ "chỉ" sẽ thu hẹp lại đối tượng được hoàn thuế, tuy nhiên, ý kiến của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội là bỏ từ "chỉ", bởi nếu không sửa đổi thì dự thảo Luật có thông qua áp thuế suất GTGT 5% cũng không cải thiện cho doanh nghiệp được như kỳ vọng.
"Đây không phải là "lobby" chính sách hay làm gì mờ ám mà hướng chính sách đến điều đúng đắn và chính xác nhất, mang lại hiệu quả tốt đẹp nhất cho người nông dân và doanh nghiệp", Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An nhấn mạnh.
Mong mỏi kiến nghị gửi tới Quốc hội
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh xót xa cho rằng công nghệ phân bón Việt Nam còn chưa bắt kịp trình độ thế giới, nên rất mong Quốc hội đưa ra quyết định thuế GTGT phân bón chính xác, để từ đó cải thiện chất lượng phân bón, nâng cao giá trị nông sản Việt, để giúp nông nghiệp thực sự là trụ đỡ của nền kinh tế.
Liên quan đến cạnh tranh hàng ngoại, các quốc gia trên thế giới đều có sự ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp. Ví dụ Trung Quốc, nguyên liệu nhập vào cho sản xuất phân bón, thuế nhập khẩu được giảm 50% hoặc bằng 0, thuế GTGT cũng được áp mức thấp, khi xuất khẩu hoàn toàn được Nhà nước hỗ trợ phí lưu kho và hoàn toàn bộ thuế trong nước, nên khi bán sang Việt Nam họ được lời lớn và có thế mạnh cạnh tranh cao.
"Ở Nga hay Mỹ cũng tương tự, do đó, tôi thấy rằng chính sách ưu đãi đúng và trúng cho chính sách thuế GTGT là rất cần thiết với sản phẩm phân bón để nông nghiệp Việt Nam được cất cánh. Qua chuyến đi tới vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua tôi nhận thấy người nông dân hiện nay sử dụng phân bón cho trồng lúa và cây trồng là chủ yếu. Tuy nhiên, qua tìm hiểu người nông dân cho biết người nông dân cho rằng hiện nay phân bón Việt Nam chưa đủ cạnh tranh đối với phân bón nước ngoài", ông Thịnh nhìn nhận
Chính vì vậy, Luật Thuế GTGT trong đợt sửa đổi này mong muốn làm sao được chuyển hóa để nâng cao được năng suất chất lượng phân bón, vật tư thiết bị đáp ứng được nhu cầu người nông dân.
Ông Trần Văn Khánh, người nông dân tiêu biểu tham gia tọa đàm cho rằng việc đưa phân bón chịu thuế GTGT 5% là điều mà chúng tôi ủng hộ, bởi nhìn thấy đây là điều kiện để doanh nghiệp cải thiện dây truyền, đầu tư chất lượng phân bón hữu cơ, thân thiện với môi trường. Từ đó, người nông dân có cơ hội sản xuất ra những mặt hàng nông sản xanh - sạch hơn, phục vụ không chỉ người tiêu dùng trong nước mà còn là cơ sở để nông sản Việt tiến xa trên thị trường quốc tế.
" alt=""Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón"" />Từ năm 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn chứa đường link tới khách
Thảo Thu
(Dân trí) - Ngân hàng không được gửi tin nhắn chứa đường link tới khách hàng và ghi nhớ mật khẩu của khách hàng. Quy định mới này để đảm bảo an toàn trong dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Ngân hàng Nhà nước mới đây ban hành Thông tư 50 quy định về các yêu cầu bảo đảm an toàn, bảo mật đối với các dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Thông tư có hiệu lực từ đầu năm 2025.
Một trong những quy định mới được đề cập tại Thông tư là ngân hàng không gửi tin nhắn SMS, thư điện tử cho khách hàng có nội dung chứa đường dẫn liên kết (hyperlink) truy cập các trang tin điện tử, trừ trường hợp theo yêu cầu của khách hàng.
Quy định mới này nhằm phòng chống tội phạm lừa đảo khách hàng qua tin nhắn SMS, thư điện tử. Ngân hàng Nhà nước cho biết, nhiều trường hợp khách hàng gặp tin nhắn lừa đảo xuất hiện chung luồng với tin nhắn brandname ngân hàng (gửi tin nhắn tới điện thoại khách hàng), yêu cầu khách hàng truy cập đường link từ đó đánh cắp thông tin tài khoản, dẫn đến rủi ro mất tiền.
Những tin nhắn SMS mang tên ngân hàng này thường được phát sóng qua các trạm BTS giả đến điện thoại người dùng. Do kẻ gian đặt tên trùng thương hiệu, điện thoại sẽ xếp chung vào luồng tin nhắn của ngân hàng, dụ khách truy cập vào các đường link lừa đảo.
Việc yêu cầu nhà băng không gửi tin nhắn, email chứa đường link có thể giúp khách hàng nhận biết được những tin nhắn SMS lừa đảo.
Tin nhắn giả mạo ngân hàng để lừa đảo đánh cắp thông tin đăng nhập (Ảnh: Thế Anh).
Ngoài quy định trên, Thông tư 50 còn có quy định về phần mềm ứng dụng ngân hàng số trong đó yêu cầu các ứng dụng (app) không được có chức năng ghi nhớ mã khóa bí mật (password) truy cập của khách hàng.
Theo ghi nhận, hiện nay đa số app ngân hàng đều đã tắt chức năng ghi nhớ password của khách hàng.
Ngoài ra, đối với khách hàng cá nhân, app ngân hàng số cần có chức năng kiểm tra khách hàng truy cập lần đầu hoặc truy cập trên thiết bị khác. Việc kiểm tra bao gồm khớp đúng SMS OTP hoặc Voice OTP thông qua số điện thoại đã đăng ký hoặc khớp đúng thông tin sinh trắc học.
Thông tư 50 cũng yêu cầu ngân hàng phải đăng ký và quản lý ứng dụng ngân hàng số trên kho ứng dụng chính thức, hướng dẫn khách hàng cài đặt ứng dụng từ nguồn tin cậy.
Đồng thời, app ngân hàng số phải áp dụng các biện pháp bảo mật để ngăn chặn việc chỉnh sửa hoặc can thiệp trái phép vào luồng dữ liệu và có cơ chế phòng chống các hành vi tấn công hoặc can thiệp ứng dụng cài đặt trên thiết bị của khách hàng.
Thông tư 50 quy định những tiêu chuẩn mới, phù hợp với thực tiễn hoạt động của dịch vụ ngân hàng số và yêu cầu quản lý Nhà nước. Nhà điều hành tiền tệ cho biết đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong bối cảnh các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng.
" alt="Từ năm 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn chứa đường link tới khách" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Tottenham vs Frankfurt, 2h00 ngày 11/4
- ·Nhận định Viettel vs SLNA, 19h00 ngày 5/5 (V League)
- ·Đoàn xe "ăn bùn thải" ở Đà Nẵng: Yêu cầu khắc phục ngay hậu quả
- ·ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học
- ·Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs SLNA, 18h00 ngày 12/4: Chiến thắng đầu tiên
- ·Tổ chức tang lễ 12 liệt sỹ Quân khu 7 sáng 8/12
- ·Black Friday dần mất sức hút
- ·Hồ sơ vị tỷ phú được Tổng thống Trump đề cử làm Bộ trưởng Thương mại
- ·Nhận định, soi kèo Bodo Glimt vs Lazio, 23h45 ngày 10/4: Chủ nhà sáng giá
- ·Nhận định Hải Phòng vs Đà Nẵng, 17h00 ngày 14/4 (VĐQG Việt Nam)