SoftBank thông báo đang đàm phán mua tới 60% cơ sở Sakai, bao gồm nhà máy sản xuất bảng điều khiển TV chính cũng như các nhà máy khí đốt và điện. SoftBank nói sẽ chuyển đổi nhà máy thành một trung tâm dữ liệu khi tìm cách thúc đẩy các doanh nghiệp AI.
Hồi tháng 5, Nikkei đưa tin tập đoàn SoftBank dự định chi 10 nghìn tỷ yên (63 tỷ USD) để biến mình thành một tên tuổi AI lớn. Trong cuộc họp trước đây, Junichi Miyakawa, Chủ tịch kiêm CEO SoftBank chia sẻ tham vọng trở thành "công ty dẫn đầu thị trường về AI tạo sinh" và công nghệ mới sẽ là "trụ cột trong tầm nhìn dài hạn của công ty", chuyển trọng tâm sang AI trong tương lai.
SoftBank cũng đang phát triển mô hình AI ngôn ngữ lớn của riêng mình phù hợp với tiếng Nhật.
Về phần mình, trong thông cáo báo chí, KDDI cho biết đã tham gia đàm phán với Sharp cùng với các công ty bao gồm nhà xây dựng máy chủ Super Micro Computer của Mỹ, nhằm xây dựng "một trong những trung tâm dữ liệu AI lớn nhất ở châu Á", sử dụng 1.000 đơn vị hệ thống AI tiên tiến của Nvidia. Tuy nhiên, điều này sẽ khó khăn hơn khi SoftBank nhảy vào. KDDI có thể đàm phán mua phần còn lại của cơ sở Sakai mà SoftBank không mua.
Theo người phát ngôn KDDI, công ty vẫn theo đuổi mục tiêu ban đầu và điều quan trọng là sức mạnh tính toán, chứ không phải diện tích khu đất mà trung tâm dữ liệu sẽ được xây dựng.
Dù vậy, nguồn tin của Nikkei tiết lộ, các cuộc đàm phán dường như rất căng thẳng. Một giám đốc của một công ty Nhật Bản khác gần đây đã đàm phán với Sharp nói rằng các cuộc thảo luận đã bị trì hoãn vì Sharp thay đổi đề nghị giữa chừng và đề xuất ông sử dụng các nhà máy LCD khác, thay vì cơ sở Sakai, để đặt các trung tâm dữ liệu. Ông nghe nói SoftBank ban đầu muốn mua lại tất cả diện tích có sẵn của nhà máy Sakai.
Cuộc tranh giành nhà máy LCD của Sharp để chuyển đổi thành một trung tâm dữ liệu AI cho thấy nhu cầu năng lực tính toán AI cấp thiết của Nhật Bản vì việc thiết lập các data center từ số không có thể mất nhiều năm. Bên cạnh đó, thị trường trung tâm dữ liệu ở đây đang trong tình trạng cung không đủ cầu và dự đoán khó cải thiện trong ngắn hạn do nhu cầu mạnh mẽ và hạn chế về điện. Mức tiêu thụ điện năng trên mỗi m2 của các cơ sở này nhiều hơn ít nhất 10 lần so với văn phòng bình thường nên rất khó tìm được vị trí lý tưởng.
SoftBank mong muốn bắt đầu hoạt động tại Sakai vào năm 2025. Điều làm cho cơ sở Sakai đặc biệt thích hợp để chuyển đổi sang trung tâm dữ liệu AI là các tiện ích điện và tài nguyên nước có thể được sử dụng cho mục đích làm mát.
Cơ sở Sakai, mở cửa vào năm 2009, được xem là viên ngọc quý của Sharp. Tuy nhiên, Sakai không đạt được kỳ vọng khi các đối thủ Hàn Quốc và Trung Quốc nhảy vào và các công nghệ mới như OLED xuất hiện. Dù sắp ngừng sản xuất, khả năng xử lý nhu cầu năng lượng cao đối với sản xuất LCD vẫn còn.
Một phát ngôn viên của SoftBank cho biết Sakai cũng đầy hứa hẹn nhờ vị trí của nó. Với nhiều trung tâm dữ liệu nằm gần Tokyo, sẽ rất hữu ích khi phân tán sức mạnh tính toán để ngăn chặn sự gián đoạn trong trường hợp xảy ra thảm họa. Đó là lý do tại sao công ty cũng đang có kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu AI ở Hokkaido.
(Theo Nikkei)
" alt=""/>Cuộc chiến giành giật nhà máy LCD của SharpVào ngày 23/11/2023, nền tảng mobiEdu đã được Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận đạt tiêu chí tiềm năng trở thành nền tảng số quốc gia. Đây là niềm vinh dự to lớn không chỉ đối với Hệ sinh thái giáo dục số mobiEdu nói riêng mà còn là niềm tự hào của toàn thể Tổng công ty viễn thông MobiFone nói chung.
Hệ sinh thái giáo dục số mobiEdu ngày càng hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ, không chỉ mang đến cho người học kiến thức, kĩ năng mà còn hỗ trợ người dạy về mặt nghiệp vụ chuyên môn, quản lý. Với kim chỉ nam về chuyển đổi số trong đào tạo, mobiEdu đã và đang từng bước vượt ra khỏi phạm vi ngành giáo dục, tiến tới hỗ trợ các bộ, ban, ngành cũng như các doanh nghiệp trong công tác đào tạo. Các chương trình, cuộc thi, sân chơi ý nghĩa liên tục được mobiEdu tổ chức nhằm chia sẻ kiến thức, khơi dậy và duy trì sự hứng thú trong các hoạt động học tập cho người học.
Sân chơi chinh phục tiếng Anh - English Beat với nội dung thi được thiết kế bám sát chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời trang bị và rèn luyện cho các em học sinh 4 kĩ năng tiếng Anh (Nghe - Nói - Đọc - Viết) theo chuẩn đầu ra IELTS. Sau 2 năm tổ chức, English Beat đã đi qua 12 tỉnh với sự tham gia của gần 320 trường THPT và hơn 71.000 học sinh. Với cách thức tổ chức linh hoạt kết hợp giữa online và trực tiếp cùng nội dung thi lồng ghép kiến thức xã hội và kỹ năng tiếng Anh, English Beat đã tạo nên một sân chơi thú vị với nhiều sự mới mẻ.
Thuộc Hệ sinh thái giáo dục số mobiEdu, MOOCs - Cổng khóa học trực tuyến đại chúng mở dành cho cán bộ công nhân viên chức, doanh nghiệp, các bộ ban ngành và toàn thể người dân đã vinh dự được Chính phủ lựa chọn làm sản phẩm hỗ trợ nước bạn Lào trong hành trình chuyển đổi số giáo dục. Nền tảng đồng thời được Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận là Nền tảng chuyển đổi số quốc gia vào năm 2023.
Nền tảng MOOCs cung cấp các khóa học miễn phí trên đa dạng các lĩnh vực, kiến thức được cập nhật thường xuyên bởi các bộ ban ngành, các doanh nghiệp, đảm bảo người học có thể dễ dàng tiếp cận với kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu và các thông tin thực tiễn mang tính ứng dụng cao về chuyển đổi số. MOOCs kết hợp giữa hệ thống LMS, nền tảng học đại trà trực tuyến mở MOOCs và các lớp liveclass, mang đến giải pháp đáp ứng được nhu cầu của cả người dạy, người học lẫn người quản lý. Nền tảng này liên tục được cập nhật các tính năng hiện đại như chống tua, tính năng phân quyền, quản lý theo từng cấp… hỗ trợ công tác dạy học diễn ra trơn chu và hiệu quả.
Không dừng lại ở việc giảng dạy online cho học sinh phổ thông, mobiEdu ngày càng chinh phục thêm nhiều dấu mốc khẳng định sự trưởng thành và phát triển trong ngành giáo dục. Các thành tựu của nền tảng mobiEdu nói chung và MobiFone nói riêng đã góp phần khẳng định nỗ lực của tổng công ty trong quá trình tham gia vào công cuộc chuyển đổi số của đất nước, của doanh nghiệp. Với mobiEdu, MobiFone cho thấy khát khao nâng tầm nguồn nhân lực Việt, tầm nhìn trở thành thương hiệu giáo dục số hàng đầu Việt Nam.
Hoàng Ly
" alt=""/>mobiEdu nâng tầm công nghệ, hỗ trợ giảng dạy thông minhHiện nay, khi có nhu cầu truyền thông, cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ cung cấp dữ liệu nguồn cho báo chí qua Hue-S, tại khối chức năng ‘Mạng lưới phát ngôn’. Dữ liệu nguồn bao gồm nội dung thông tin, hình ảnh, clip đảm bảo đầy đủ cho cơ quan báo chí. Ngoài ra, thông tin đầu mối liên hệ cũng được cơ quan Nhà nước cung cấp để các cơ quan báo chí tiếp cận khi có nhu cầu làm rõ thông tin.
“Dữ liệu nguồn sẽ được cung cấp đến cho toàn bộ các cơ quan báo chí có đăng ký sử dụng mạng lưới phát ngôn trên Hue-S kèm theo thông báo nhanh trên ứng dụng giúp cho cơ quan báo chí nhận diện và tiếp cận ngay thông tin. Dữ liệu nguồn được xác định là nguồn chính thống để cơ quan báo chí sử dụng cho hoạt động truyền thông ngay mà không cần phải thêm bước xác thực thông tin theo quy định của UBND tỉnh", đại diện Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết.
Với chức năng ‘Kết nối báo chí tham gia sự kiện’, khi có sự kiện cần mời báo chí tham gia, từ nền tảng chính quyền số, cơ quan Nhà nước sẽ tạo lập thông tin. Kết quả sau khi tạo lập sẽ được gửi đến tức thời cho cơ quan báo chí theo danh sách được mời.
Thông tin báo chí tiếp cận được gồm có nội dung, thời gian, địa điểm sự kiện, giấy mời điện tử cũng như các tư liệu kèm theo sự kiện. Đặc biệt, mỗi sự kiện đều được kèm theo 1 thẻ tác nghiệp báo chí điện tử để áp dụng hình thức kiểm soát thành phần và tạo điều kiện tác nghiệp cho báo chí. Cơ quan báo chí chỉ cần sử dụng các dữ liệu điện tử trên Hue-S để tham gia các sự kiện mà không cần các giấy tờ khác.
Đáng chú ý, với chức năng ‘Báo chí đặt câu hỏi cho cơ quan Nhà nước’, đúc rút kinh nghiệm trong thời gian thí điểm ‘Mạng lưới phát ngôn’, ở nền tảng kết nối báo chí truyền thông trên địa bàn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã áp dụng chung, thống nhất quy trình xử lý ý kiến của tiện ích ‘Phản ánh hiện trường’ cho nhiều việc khác có tương tác giữa chính quyền với người dân trên nền tảng Hue-S, trong đó có việc hỏi – đáp của cơ quan báo chí với các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh.
“Việc áp dụng thống nhất theo quy trình phản ánh hiện trường là điểm mấu chốt, giúp tăng hiệu quả các hoạt động tương tác giữa cơ quan báo chí, phóng viên với các cơ quan Nhà nước của tỉnh”, ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định.
Theo đó, hiện nay, câu hỏi của phóng viên gửi cho cơ quan Nhà nước tại Thừa Thiên Huế qua nền tảng, sẽ được gửi đến Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh - IOC của tỉnh. Tại đây, IOC sẽ chuyển câu hỏi đến đúng cơ quan có trách nhiệm trả lời, đồng thời, giám sát về tiến độ trả lời của cơ quan đó theo quy định đã được ban hành. Sau khi nhận được câu hỏi, người có trách nhiệm phát ngôn của đơn vị sẽ trả lời trong khoảng thời gian theo quy định. Kết quả trả lời phải được cập nhật trên Hue-S, đồng thời, gửi tới báo chí cũng qua nền tảng số này.
Hiệu quả bước đầu từ mô hình kết nối báo chí qua nền tảng số
Một điểm cộng nữa của mô hình kết nối mạng lưới báo chí tại Huế qua nền tảng Hue-S là việc hỗ trợ địa phương, Sở TT&TT theo dõi, giám sát và đo lường kết quả quá trình tương tác giữa cơ quan Nhà nước với báo chí dựa trên dữ liệu số. Các số liệu từ nền tảng sẽ được phân tích, cho thấy mức độ hiệu quả của cơ quan báo chí, cơ quan Nhà nước và nhiều tiêu chí khác để UBND tỉnh có cơ sở hoạch định các chính sách thúc đẩy hiệu quả công tác thông tin, truyền thông trên địa bàn tỉnh.
Clip giới thiệu về nền tảng kết nối báo chí truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguồn: Sở TT&TT Thừa Thiên Huế.
Theo thống kê của Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế, sau hơn 2 tháng triển khai, đã có 75 cơ quan báo chí, tạp chí đăng ký tham gia nền tảng; 25 cơ quan báo chí gửi 105 câu hỏi cho 35 cơ quan Nhà nước, với tỷ lệ trả lời câu hỏi trước hạn và đúng hạn đạt trên 80%; Cơ quan Nhà nước đã cung cấp 93 thông tin nguồn, 64 cơ quan báo chí tiếp cận đưa tin với tổng số 1.060 bản tin. Ngoài ra, dịp Festival Huế 2024, tỉnh đã cấp phát 327 thẻ điện tử cho báo chí qua Hue-S.
“Nhờ triển khai nền tảng kết nối báo chí truyền thông trên Hue-S, những bất cập, hạn chế trước đây trong quá trình tương tác giữa cơ quan Nhà nước với báo chí đã cơ bản được giải quyết. Thời gian tới, Sở TT&TT sẽ tiếp tục đánh giá, áp dụng trí tuệ nhân tạo vào hỗ trợ nền tảng và tiếp tục đồng bộ các giải pháp”,đại diện Sở TT&TT Thừa Thiên Huế thông tin.
Đánh giá cao mô hình, cách làm sáng tạo, bước đầu phát huy hiệu quả của Huế, Bộ TT&TT đã đề nghị Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ kinh nghiệm cho Sở TT&TT các tỉnh, thành phố khác để các địa phương có thể triển khai nhanh, hỗ trợ 2 chiều: Vừa quản lý phóng viên tốt hơn, vừa kịp thời cung cấp thông tin báo chí quan tâm.