Đã hơn một năm kể từ khi xảy ra vụ án bé gái Nhật Linh sinh sống cùng gia đình ở Nhật Bản bị sát hại một cách bí hiểm,ẹcháubébịsáthạiởNhậtnhờchiasẻlịchphiêntòaxétxửhagl khiến tất cả đều đau lòng. Hàng ngày mẹ của cháu bé là chị Nguyễn Thị Nguyên vẫn đăng lên Facebook những kỷ niệm và kỷ vật của con trong nỗi buồn khôn nguôi. Nhưng quan trọng hơn lúc này là chị đang cập nhật cho mọi người ngày diễn ra phiên tòa xét xử kẻ gây ra tội ác với cháu bé.
Bài đăng mới nhất trên tài khoản của chị Nguyên chia sẻ: "Nhiều người vẫn chưa biết lịch xét xử kẻ sát hại Nhật Linh nên vẫn hỏi mẹ cháu. Mẹ cháu xin thông báo lại một lần nữa về lịch xét xử ạ. Ngày diễn ra phiên toà đầu tiên là ngày 4 tháng 6 tới ạ. Phiên toà sẽ được xét xử công khai nên những ai đang sống ở Nhật đều có thể đến dự và theo dõi ạ! Cám ơn mọi người đã luôn quan tâm đến con ạ!"
Rất nhiều người Việt Nam ở Nhật khẳng định sẽ đến dự phiên tòa để chờ đợi công lý được thực thi. Trước đó đầu năm nay, rất đông cư dân mạng kêu gọi nhau đóng góp chữ ký để ủng hộ gia đình bé Nhật Linh. Ở Nhật, bố bé Nhật Linh vẫn ngày ngày đi đến các nhà ga ở Nhật Bản để quyên góp chữ ký đòi công lý.
Năm 2017, tất cả các trường ĐH trong cả nước sẽ tổ chức xét tuyển chung. Ảnh: Lê Văn.
Thí sinh đủ điểm chỉ có thể trúng tuyển duy nhất vào nguyện vọng cao nhất mà mình đăng ký. Không còn hiện tượng thí sinh có thể trúng tuyển cùng lúc vào 2 nguyện vọng như năm 2016.
Theo phương án này, năm nay, thí sinh vẫn phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường để xác nhận nhập học. Các trường sẽ căn cứ trên kết quả xác nhận nhập học để tiếp tục xét tuyển các đợt bổ sung.
Các thí sinh không lựa chọn nguyện vọng (trường) mà mình trúng tuyển trong đợt đầu có thể không nộp giấy chứng nhận kết quả thi và chờ các đợt xét tuyển bổ sung.
Các trường sẽ được lợi
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, với phương án xét tuyển chung trong cả nước, tất cả các trường ĐH đều sẽ tham gia, kể cả các trường khối quân đội công an. Do đó, việc tổ chức xét tuyển theo nhóm như nhóm GX năm ngoái cũng sẽ không còn nữa.
Đồng thời, các trường cũng sẽ tham gia cùng Bộ để điều chỉnh trong khâu chạy phần mềm dữ liệu để chọn ra số lượng thí sinh trúng tuyển của năm nay.
Theo đó, sau khi chạy cơ sở dữ liệu, Bộ sẽ cung cấp kết quả để các trường tham khảo. Sau khi các trường điều chỉnh, đưa ra các tiêu chí, điều kiện thêm, Bộ sẽ tiếp tục chạy cơ sở dữ liệu một lần nữa để đưa ra kết quả cuối cùng.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, vừa qua, Bộ GD-ĐT cũng đã tiến hành họp với một số trường ĐH đưa ra phương án để thảo luận với các trường để làm sao vừa có thể xét tuyển chung mà các trường vẫn có thể tự chủ trong xét tuyển được.
Theo đó, phương án xét tuyển chung các trường sẽ có lợi hơn khi không còn thí sinh ảo đồng thời cũng không ảnh hưởng gì tới chỉ tiêu tuyển sinh của các trường. Trong khi đó, khi đã xét tuyển chung trong cả nước, các trường không tham gia cũng sẽ không tuyển sinh được.
Thứ trưởng Ga cũng cho biết, hiện tại, Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện quy chế thi, xét tốt nghiệp THPT và quy chế tuyển sinh ĐH năm 2017.
Dự kiến, dự thảo của các quy chế này sẽ được công bố trong tuần tới.
Lê Văn
" alt="Tuyển sinh ĐH 2017: Tất cả các trường ĐH sẽ xét tuyển chung"/>
Hội trường kỷ niệm 40 năm trường Đại học Đà Lạt đổi mới và phát triển. Ảnh từ ĐHĐL.
Trong buổi lễ long trọng kỷ niệm 40 năm trường Đại học Đà Lạt đổi mới và phát triển, Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hòa thay mặt lãnh đạo nhà trường đã đọc diễn văn; đánh giá, ghi nhận những thành tựu mà nhà trường đạt được trong thời gian qua kể từ thời kỳ bước vào giai đoạn xây dựng và phát triển mới 40 năm trước đây với vị hiệu trưởng đầu tiên, thầy Trần Thanh Minh, còn trẻ, PGS.TS chưa đến tuổi 40.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm trường ĐH Đà Lạt thuở ban đầu (Nguyên Hiệu trưởng Trần Thanh Minh đứng bên cạnh Đại tướng). Ảnh từ VietNamNet.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm trường ĐH Đà Lạt lần thứ hai. Ảnh từ VietNamNet.
Ông Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hòa nhấn mạnh:“Kết tinh thành tựu của nhà truờng từ 40 năm qua, hiện nay diện mạo của Trường Đại học Đà Lạt khá bề thế, khang trang và hiện đại. Sự tích góp của các thế hệ đi trước để trong 3 năm qua, Trường đã đạt được những thành tựu vượt bậc so với đầu năm 2013: Mở thêm 5 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ; đội ngũ cán bộ có học hàm, học vị cao tăng mạnh: Phó Giáo sư tăng gấp 1,5 lần, Tiến sĩ tăng gấp 2 lần; số lượng bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và kinh phí triển khai tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước, trong đó kinh phí tăng gấp 2 lần, số lượng đề tài khoa học cấp bộ tăng gấp 4 lần; tạp chí khoa học được cấp
Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hòa đọc diễn văn lễ kỷ niệm 40 năm Đại học Đà Lạt. Ảnh từ ĐHĐL.
chỉ số ISSN; hoàn thành chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra CDIO; tập trung kinh phí lớn cho công tác nâng cao chất lượng đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy. Bằng tất cả tâm huyết đã dành cho nhà trường, Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hòa khẳng định: Trường Đại học Đà Lạt đang đi đúng hướng trên cái nền vững chắc của tiền nhân.
Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hòa tặng hoa các vị cựu hiệu trướng đầu tiên và gần nhất. Ảnh từ ĐHĐL
Ghi nhận những thành tích của trường trong các giai đoạn, đặc biệt là trong năm học 2015 – 2016, Trường Đại học Đà Lạt đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ xác định xây dựng thành trường đại học trọng điểm quốc gia trên Tây Nguyên và Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ký Quyết định tặng Cờ thi đua và nhiều bằng khen cho tập thể, cá nhân của Trường Đại học Đà Lạt về những thành tích xuất sắc trong việc đào tạo nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ.
Trong buổi lễ trọng đại này, Trường Đại học Đà Lạt cũng tổ chức tri ân các đồng chí nguyên Hiệu trưởng qua các thời kỳ. Và đáp lại, vị nguyên Hiệu trưởng đầu tiên Trần Thanh Minh đã phát biểu chúc mừng những thành tựu của trường đạt được trong thời gian qua và mong muốn nhà trường tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Lễ kỷ niệm 40 năm Trường Đại học Đà Lạt đổi mới và phát triển diễn ra trong không khí trang trọng và thành công tốt đẹp.
" alt="Trường ĐH Đà Lạt kỷ niệm 40 năm thành lập"/>
Khu vực garage vẫn còn ngổn ngang. Thúy Nga đang gấp rút hoàn thiện nhà để kịp đón mẹ khi bà từ Việt Nam sang Mỹ vào dịp Hè tới.
Nhiều năm qua, Thúy Nga cũng sinh sống trong căn nhà nhỏ được chị mua từ khi sang Mỹ. Không gian sống được chị sắp xếp tươm tất, gọn gàng với màu trắng chủ đạo, điểm xuyết đỏ đô hay cam, vàng.
Nhà của Thúy Nga đậm không khí tu thiền. Do theo đạo Phật từ nhỏ, chị dành thời gian mỗi ngày để tụng kinh, chú niệm. Những bức tượng Phật hay tranh, các vật trang trí hình hoa sen, chú tiểu tạo cảm giác bình yên cho gia chủ và khách.
Phòng khách với phòng ăn được đặt liền kề. Mỗi dịp cuối tuần, một số bạn bè của Thúy Nga đến tụ họp ăn uống, vui chơi.
Khu vực bếp vừa đủ cho nhà ít thành viên. Dù bận rộn, chị vẫn mỗi ngày vào bếp nấu ăn cho con gái. Thúy Nga khoe chị vừa lắp đặt hệ thống máy lọc nước hiện đại để có nguồn nước sạch tiêu chuẩn đảm bảo sử dụng trong gia đình.
Ngôi nhà với không gian không quá rộng lớn nhưng vừa đủ cho hai mẹ con nữ danh hài. Chia sẻ với VietNamNet, Thúy Nga cho biết trước nay chị không có thói quen chia sẻ ảnh nhà cửa vì quan niệm đây là "chốn riêng tư". "Tôi thỉnh thoảng chỉ đăng một vài góc trong nhà được cắm hoa, bày trí chỉnh tề vì cảm thấy tâm đắc. Còn nhà là nơi để ở nên giữ kín đáo cho mình và gia đình sẽ tốt hơn", chị chia sẻ.
Trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát tại Mỹ, nữ nghệ sĩ tận dụng nhà để ghi hình các talkshow, vlog đã lên lịch. Ê-kíp đến nhà chuẩn bị ánh sáng, màn hình, phông nền để đảm bảo đúng yêu cầu.
Bên ngoài nhà là khoảng sân khá rộng và thoáng. Thúy Nga dành không gian này để làm một khu vườn nhỏ, trồng ngải cứu, cần, rau thơm, hành lá, trái thơm... Nữ nghệ sĩ tự tay mua hạt giống, bón phân, tưới nước chờ đến ngày thu hoạch. "Đôi lúc không làm gì ra nhìn cây nhìn lá cũng nhẹ người, để nhớ về quê hương mình", chị kể. Số rau trái thu hoạch được Thúy Nga trữ tủ lạnh và mang đi biếu bạn bè, hàng xóm.
Hôm 23/2, một số cảnh sát bất ngờ yêu cầu Thúy Nga rời khỏi nhà. Sau đó, họ khóa cửa, yêu cầu không ai được vào nhà cho đến khi có thông báo mới. Một số thông tin cho biết nhà của nữ danh hài vướng tranh chấp pháp lý. Thúy Nga từ chối bình luận về vụ việc và cho biết ''đang rất buồn'' sau khi vụ việc xảy ra.
Thúy Nga trong lần hiếm hoi chia sẻ về ngôi nhà
Thúy Ngọc
Thuý Nga: Tuổi 43 làm mẹ đơn thân bươn chải trên đất Mỹ
10 năm sang Mỹ định cư, Thúy Nga thay đổi nhiều về tính cách, quan điểm sống của người mẹ đơn thân. Nữ nghệ sĩ hiện xem con gái là động lực lớn nhất để chị sống và làm việc.
" alt="Nhà mới hơn 28 tỷ đồng của danh hài Thúy Nga ở Mỹ"/>
Một sinh viên quốc tế ở Đại học Indiana đứng đợi xe buýt ở gần trường Đại học. Ảnh: Jeremy Hogan
Đây là sự thay đổi mạnh mẽ sau khi Nhà Trắng đối mặt với hàng loạt vụ kiện từ các trường đại học, trong đó có các trường đại học hàng đầu như Đại học Harvard và MIT.
"Vô cùng nhẹ nhõm và hạnh phúc"
Trước đó, thông báo hôm 6/7 của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) về việc du học sinh tại Mỹ sẽ phải về nước nếu chương trình đang theo học chuyển sang dạy trực tuyến hoàn toàn vào mùa thu tới đã gây ra nhiều khó khăn cho các sinh viên quốc tế.
Các công ty công nghệ lớn của Hoa Kỳ và các doanh nghiệp khác, bao gồm Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Google và Facebook, cũng tham gia vào cuộc tranh luận pháp lý vào thứ Hai, nhấn mạnh rằng quy tắc này sẽ gây "hậu quả nghiêm trọng".
"Khả năng cạnh tranh trong tương lai của Mỹ phụ thuộc vào việc thu hút và giữ chân các sinh viên quốc tế tài năng", các công ty lập luận.
Martin Aragoneses, một sinh viên người Tây Ban Nha tốt nghiệp kinh tế tại Harvard cho rằng, sinh viên quốc tế được hưởng lợi từ việc học tập và nghiên cứu ở Hoa Kỳ, nhưng họ cũng làm phong phú môi trường học thuật.
Trong khi "vô cùng nhẹ nhõm và hạnh phúc" trước quyết định mới, Martin Aragoneses và nhiều sinh viên quốc tế cho biết sẽ tiếp tục có kế hoạch chống lại các chính sách khác gây khó khăn cho người nước ngoài làm việc ở Mỹ.
"Một thông tin đáng mừng! Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan rút lại các quy định mới cho sinh viên quốc tế!", "Bây giờ hãy làm cho học kỳ mùa thu hiệu quả và an toàn nhất có thể", - Michael Michael, hiệu trưởng Đại học Wesleyan ở Middletown, Connecticut đăng trên Twitter.
"Sinh viên quốc tế làm phong phú thêm trải nghiệm giáo dục cho tất cả mọi người", ông Eduardo Ochoa, chủ tịch của Đại học bang California Monterey Bay nói thêm.
Ông Terry Hartle, Phó chủ tịch cấp cao của Hội đồng Giáo dục Hoa Kỳ đánh giá chính sách mới sẽ cho phép các trường đại học mở cửa trở lại nhanh hơn. Các đại học sẽ có thể suy nghĩ về những phương án tốt nhất cho tất cả các sinh viên.
Tuy nhiên, Hartle cho biết ông tin rằng số lượng sinh viên quốc tế sẽ giảm trong năm nay, vì một số sinh viên có thể không xin được thị thực trước khi bắt đầu học kỳ mùa thu.
Số lượng sinh viên quốc tế học tập tại Hoa Kỳ đạt 1,1 triệu trong năm học 2018-2019, theo Viện Giáo dục Quốc tế, và chiếm 5,5% tổng số sinh viên đại học tại Hoa Kỳ.
Còn theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ, sinh viên quốc tế đã đóng góp gần 45 tỷ đô la cho nền kinh tế Hoa Kỳ vào năm 2018.
Mai Nguyễn (Theo usatoday.com)
Du học sinh Việt lo lắng với chính sách visa mới của Mỹ
Chính sách visa mới hiện đang đặt ra bài toán khó cho nhiều bậc phụ huynh lẫn du học sinh Việt.
" alt="Mỹ bãi bỏ chính sách visa gây tranh cãi với sinh viên quốc tế"/>