Các bố mẹ trẻ,ạohànhtrẻmầmnonChamẹcũnggópcôkết qua ngoai hang anh sao các bạn không tự trang bị cho mình chút hiểu biếtvề giáo dục, vì tài sản lớn nhất của đời mình, khi nền giáo dục này từchối chức năng của nó?
- Thứ trưởng Giáo dục ám ảnh vụ đọa đày trẻ mầm non
- Roi giơ lên, giáo dục hạ xuống
- Giáo viên tương lai 'mù' tư tưởng giáo dục mới
- 'Thợ dạy' non kỹ năng sư phạm
Giáo dục là gì?
Với mình, giáo dục là quá trình chuẩn bị cho một đứa trẻ làm người trưởng thành, với tư cách là một công dân có trách nhiệm.
Quan niệm này cũng gần giống với quan điểm giáo dục của triết gia – nhà lý luận giáo dục John Dewey và nhà cải cách giáo dục Maria Montessori.
Hai nhà cải cách này xem môi trường giáo dục là môi trường thực nghiệm, một xã hội thu nhỏ có thể điều hành và hoàn thiện để người học thích nghi xã hội thật tốt nhất.
Một lớp học theo phương pháp Montessori |
Làm người trưởng thành cần có những gì?
Tự chủ, tự lập, sống có mục đích, có trách nhiệm với chính mình, người thân và những người xung quanh. Những gì đứa trẻ đã sẵn sàng về mặt thể chất và nhận thức để làm những điều đó tới đâu, ta phải chuẩn bị cho chúng tới đó, sớm nhất có thể. Từ việc tự ăn uống, tự vệ sinh, làm việc nhà, chủ động trong học tập, làm việc để mưu sinh, làm việc để khẳng định, và làm việc để cống hiến. Có thể tự lo liệu được cho bản thân mình là trách nhiệm đầu tiên của mỗi công dân, với chính mình, trong xã hội.
Có trách nhiệm còn là việc tránh làm tổn thương người khác, không xâm phạm và tôn trọng lợi ích chính đáng của người khác, và hơn nữa là giúp đỡ những người cần được giúp đỡ, và giúp đỡ cho cuộc sống chung trở nên tốt hơn.
Ai giáo dục những đứa trẻ về những điều này?
Nếu đó là trường học của Dewey hay của Montessori, bạn có thể gửi gắm.
Nhưng đáng tiếc là các trường học ở Việt Nam từ bậc mầm non tới đại học không có dấu ấn của hai nhà giáo dục học này, trừ một vài trường thực nghiệm ở Hà Nội.
Một cách tự phát, có một số trường mầm non tư thục theo đuổi phương pháp của Montessori, và may mắn cho mình là gần nhà có một trường nhỏ như thế đã giúp cậu nhóc nhà mình khá nhiều, dù mình chả tin ở VN hiện nay có một sản phẩm gì mẫu mực.
Cũng có thể, bạn trao gửi niềm tin ở các trường quốc tế đáng tin cậy, nhưng nó lại nảy sinh bài toán khác, bài toán kinh tế lẫn bài toán khác biệt văn hóa trong chính gia đình bạn.
Còn lại thì trường học dạy con cái bạn đủ thứ, từ Bác Hồ vĩ đại tới toán tích phân, chỉ không dạy những thứ mà mình vừa đề cập trên.
Vậy ai chuẩn bị cho đứa trẻ nhà bạn làm người trưởng thành? Câu trả lời phổ biến chỉ có thể là: BẠN, cha mẹ của đứa trẻ.
Nhưng đây là một cuộc xung đột văn hóa. Vì thế, nó trở thành bài toán nan giải đối với toàn xã hội. Cuộc xung đột ấy thậm chí diễn ra trong chính các gia đình có một người, cha hoặc mẹ, theo đuổi quan niệm giáo dục mới, nhưng phần còn lại thì không.
Nhưng cha mẹ phó thác cho trường lớp, thầy cô
Do ảnh hưởng của văn hóa Khổng giáo, hầu hết các bậc cha mẹ chờ đợi rằng, giáo dục giúp con cái mình trở thành ông nọ bà kia. Và đại học là con đường tất yếu.
Oái oăm thay, thực tế ở Việt Nam vài chục năm qua lại là câu trả lời ủng hộ họ. Đại học là con đường giúp cá nhân thoát khỏi mảnh đất nông nghiệp, mà với một vài sào ruộng Bắc bộ (360 m2)/nhân khẩu ở miền Bắc và miền Trung thì họa chăng chỉ giúp họ tránh đói.
Nhờ con đường đại học, các công dân gia nhập cuộc sống đô thị, làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cho giá trị gia tăng cao.
Sự trùng hợp này dẫn đến việc đồng nhất con đường học vấn với sự thành công, cũng như giáo dục Khổng giáo trong quá khứ đã giúp người học thành tựu trở thành ông nọ bà kia. Và không hề xét lại giá trị của giáo dục thật sự ở Việt Nam hiện nay.
Vì vậy, con trẻ được học, học, và học. Tất cả việc học theo nghĩa đến trường hoặc đến thầy cô (đi học thêm). Chúng thiếu cả thời gian tận hưởng bữa ăn, ngủ cho ngon giấc, đừng nói tới việc làm việc nhà hay tập lao động kiếm tiền.
Mà tại sao phải học làm việc nhà, vì con trẻ nhà mình học thế này thì sẽ thành ông nọ bà kia, sau thuê người giúp việc chứ cớ gì phải nhọc thân?
Chắc có không ít hơn 50%, thậm chí 70%, bậc cha mẹ ở các đô thị lớn, và cả những cha mẹ có kinh tế khá giả ở nông thôn có lối suy nghĩ này. Cộng thêm tâm lý kiểu bần nông là đời mình sống khổ rồi, bù đắp cho con thật sướng để làm cha mẹ tốt, bằng cách miễn cho chúng đụng mọi việc chân tay, chỉ tập trung vào học.
Vì vậy, con trẻ thoát khỏi làm việc nhà hay tham gia lao động. Nó không những đánh mất cơ hội cho trẻ học và hành những kỹ năng sống tối thiểu và thiết thân hằng ngày, mà đánh mất luôn cơ hội tương tác của trẻ với người khác trong lao động – nơi hình thành sự phân công, hợp tác, trách nhiệm và ý thức tương trợ. Nguy hại hơn, nó sinh tâm lý lười biếng và ỷ lại, sẽ hủy hoại toàn bộ nhân cách khi đến tuổi trưởng thành.
U mê sinh thần thánh
Hầu hết các bậc cha mẹ Việt Nam coi con cái là tài sản lớn nhất. Nhưng trớ trêu là họ lại phó thác tài sản lớn nhất đó cho nhà trường, rất ít người bận tâm giáo dục con. Vì thật ra, họ cũng không biết phải giáo dục thế nào là đúng, ngoài việc sử dụng các kinh nghiệm của thế hệ trước.
Những gì không biết và không làm được, thay vì cố gắng tìm hiểu, đọc sách để thực hiện, họ phó thác cho thầy cô.
Bạn hãy hỏi chính mình, và làm một cuộc khảo sát những bạn bè người thân quanh mình xem được mấy phần trăm các bậc cha mẹ trẻ đọc được một cuốn sách tử tế về việc dạy con? (sách hướng dẫn nuôi con thì khá nhiều mẹ trẻ tìm đọc). Mình thì chắc rằng con số đó là dưới 5%, và tin rằng dưới 2%.
Vì thiếu hiểu biết cơ bản về giáo dục nên họ chờ đợi ở trường, và lụy các cô.
Chuyện người thân của mình: Bà mẹ trẻ nuôi con tới 3 tuổi mà con vẫn chưa biết ăn cơm, bèn viết thư cho cô giáo mầm non nhờ cô giúp dạy con ăn cơm.
Mẹ và người giúp việc nuôi một mình con còn không dạy được con ăn cơm, lại chờ đợi vào việc 3 cô giáo với 25 học sinh dạy được con mình ăn cơm. Nó giống như chờ đợi một phép thuật vậy. Phép thuật ấy được gọi bằng ngôn ngữ khoa học là “biện pháp nghiệp vụ”, như trong ngành giáo dục, và “biện pháp đấu tranh nghiệp vụ” như trong ngành điều tra.
“Biện pháp nghiệp vụ” ở đây là gì? Bạn cứ tha hồ tưởng tượng. Nhưng hiện thực thì phũ phàng, chả có phép thuật nào cả.
Chỉ có hai cách.Cách thứ nhất là ép ăn.Quát không được thì đánh. Đánh không được thì đè ra, vạch mồm mà đút thức ăn vào. Nhè ra thì đánh cho khỏi nhè. Ói thì đánh bắt ăn lại. Trường mầm non Phương Anh “nổi tiếng” mới đây chọn “phương pháp” này. Mà kể cả là bố mẹ chả nhờ cô dạy ăn cơm thì có thể cũng phải chọn cách đó. Nếu bé ở nhà có tới 2 người chăm, một người bày trò, một người đút tới hơn 1 tiếng đồng hồ mới ăn xong một bữa, thì bằng cách nào mà 3 cô giáo có thể cho 25 đứa trẻ ăn trong vòng nửa tiếng?
Cách thứ hai “lịch sự” hơn. Cô giáo gửi thư trả lời là “cô đã cố gắng tập cho con mà con vẫn không chịu ăn cơm mẹ ạ”. Đó là kết quả mà bà mẹ trẻ trong gia đình mình nhận được. Trường mầm non này gọi là “chất lượng cao”, tự nhận là có hợp tác với Singapore, có camera giám sát nên các cô không thể áp dụng cách thứ nhất.
Lời giải cuối cùng là gì? Chỉ có 10 ngày theo phương pháp mà mình chỉ dẫn, bé biết ăn cơm.
Nguyên tắc thì như câu đầu mình nói: chuẩn bị cho đứa trẻ làm một người trưởng thành.
Vậy thì phải cho bé ngồi cùng bàn ăn gia đình với người trưởng thành, nhìn người trưởng thành ăn cơm.
Tâm lý của trẻ là thích bắt chước, và chỉ nhìn cái mồm nhai tóp tép của người lớn, lại ngửi thấy mùi thức ăn hấp dẫn hơn nhiều so với món cháo xay rau thịt mà chúng thường ăn, đã sinh ứa nước miếng rồi, không ăn sao được? Tất nhiên, phải tránh cho trẻ ăn hay uống sữa 2 tiếng trước bữa ăn.
Chuyện lụy các cô thì chả mấy cha mẹ nào thoát.
Trả “lương” cho các cô hằng tháng, hay ít nhất là ngày lễ như 20/11, 8/3, 20/10, Tết đã thành lệ, để mua chuộc các cô yêu thương và dạy dỗ con mình.
Có nhìn thấy cô đánh bé khác thì cho qua, miễn không phải là con mình. Và phạt con mình kiểu bạo hành như cho ra ngoài trời rét về ốm cũng phải “lấy đại cục làm trọng”. Cô đánh trẻ khác mà không đánh con mình mới là chuyện lạ. Để các cô ngồi lên cổ rồi mà các cô không trèo tiếp lên đầu cũng là chuyện lạ.
Không ngăn từ trong trứng nước, đợi đến con mình lãnh hậu quả nghiêm trọng rồi mới phản ứng. Trong vụ Phương Anh, hầu hết các bà mẹ phản ứng dữ dội khi kèm với câu “thử nghĩ đó là con mình”. Các cụ gọi là “trông thấy quan tài mới nhỏ lệ”.
Các cô thì không phải là thần thánh
Ám ảnh của văn hóa Khổng giáo khiến các bậc cha mẹ thích "phong thánh" cho các cô.
Công việc chăm và dạy trẻ là rất cơ cực, áp lực rất lớn, nhưng các cháu bị cha mẹ làm hư rất nhiều như việc ăn rong, vừa ăn vừa chơi, bữa ăn tùy tiện… để rồi trút hết cả gánh nặng cho các cô, và đòi cô giáo làm mẹ hiền.
Ở nhà, đôi khi trẻ con hư (mà càng nuông chiều thì chúng càng leo thang, sinh hư), cha mẹ dù yêu con đến mấy cũng đôi lúc mất kiềm chế, nhưng lại cho riêng mình “đặc quyền” đánh con, còn “ai dám đụng đến lông chân con tao thì tao giết!”.
Nhưng các cô được học về sư phạm thì phải khác chứ? Đó là điều ai cũng nghĩ thế, và họ đúng về nguyên tắc. Nhưng ai đã học đại học ở Việt Nam, trừ các ngành về kỹ thuật, khi đi làm và thực tâm nhìn lại đều sẽ nhận ra có quá ít những điều mình đã học được vận dụng trong thực tế công việc. Điều kỳ lạ là họ thường nghĩ chỉ mình như thế, còn người khác, ngành khác chắn chắn là “có chuyên môn”.
Chuyên môn là gì? Nếu không đọc sách chuyên ngành, người ta chắc chắn sẽ đi học thủ thuật đối phó. Và đã là đối phó thì chả làm gì có cái gọi là phương pháp giáo dục, quan điểm giáo dục.
Một ví dụ nhỏ: Cuốn sách mỏng “Kinh nghiệm và giáo dục” của John Dewey (một trong số ít nhà lý luận giáo dục nổi tiếng mà tác phẩm được dịch ra tiếng Việt) xuất bản 2 năm trước đây hiện vẫn còn trên các kệ sách, dù chỉ in 1 ngàn cuốn. Cuốn sách đó giống như bản tổng kết ngắn gọn về tư tưởng giáo dục của Dewey, là bài nói chuyện về giáo dục của ông 8 năm sau khi ông chính thức nghỉ dạy học, từng được tái bản 60 lần trước khi được dịch và xuất bản.
1.000 cuốn? Nếu 64 tỉnh thành của chúng ta, mỗi tỉnh có 1 trường Cao đẳng sư phạm, 1 trường trung cấp sư phạm, 1 trường đào tạo cô giáo mầm non, và 1 thư viện, mỗi nơi trang bị chỉ 2 cuốn sách này thôi thì đã tiêu thụ hết hơn 500 cuốn rồi. Số trường học trên đất nước, lớn hơn rất nhiều con số đó, hầu hết sẽ không có cuốn này.
Vậy ai mua sách, đọc sách giáo dục để dạy con trẻ có phương pháp?
Thế thì trở lại với “kinh nghiệm” giáo dục thời Khổng giáo “thương cho roi cho vọt” có gì là lạ?
Vậy thì, hỡi các bố mẹ trẻ, sao các bạn không tự trang bị cho mình chút hiểu biết về giáo dục, vì tài sản lớn nhất của đời mình, khi nền giáo dục này từ chối chức năng của nó?
- Phạm An Biên
+++++++++++
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, một nhà báo tự do hiện đang sống ở TP.HCM. Mời độc giả thảo luận và trao đổi. Cảm ơn các bạn.