Thầy Vũ Hoài Nam giới thiệu mô hình mô phỏng Chuyển động và lực dưới chủ đề “Công viên khủng long” do học sinh tự thiết kế. Mô hình này được giới thiệu tại Ngày hội Giáo viên Sáng tạo do Trường PTSN LC Wellspring tổ chức.Thay vì ngồi trên lớp thầy giảng, trò nghe và chép, những học trò lớp 8 của thầy Nam được tham gia vào các dự án. Bước vào chương Chuyển động cơ học và lực, thầy Nam cho học sinh tự thiết kế các mô hình. Mô hình mô phỏng Chuyển động và lực được các học trò sáng tạo dưới tên gọi “Công viên khủng long”.
Thầy Nam cho rằng, việc thực hiện mô hình này sẽ buộc học sinh phải tự đặt ra câu hỏi, tự trả lời và tự giải quyết. Nhờ vậy kiến thức sẽ khắc sâu hơn.
“Ví dụ, mô hình mô phỏng Chuyển động và lực sẽ giúp học sinh giải thích được rất nhiều hiện tượng về góc nghiêng, ma sát và học trò phải tìm cách khắc phục vấn đề ấy”, thầy Nam cho biết.
Khi thả những viên bi di chuyển trên máng nghiêng, học trò có thể dễ dàng nhận ra rằng, ở những mặt phẳng nhẵn, ma sát nhỏ, viên bi di chuyển rất nhanh. Đến những đoạn gồ ghề, ma sát tăng lên làm viên bi không đi được nữa. Học sinh sẽ phải tự đặt ra giải pháp để viên bi tiếp tục di chuyển.
Thầy Vũ Hoài Nam (Giáo viên môn Vật Lý, Trường PTSN LC Wellspring) đã biến những tiết dạy của mình trở nên sôi nổi hơn.
“Nhiều học trò rất sáng tạo. Có những em nghĩ ra rằng thiết kế thêm đường ray sẽ giảm được ma sát. Có học sinh lại nghĩ ra cách làm tăng góc nghiêng lên giúp viên bi tăng thêm lực”.
Việc học mà chơi này đem lại hiệu quả rõ rệt trong mỗi tiết học của thầy Nam. Thay vì tiếp thu những kiến thức khô khan trong SGK như khái niệm về chuyển động, vật đứng yên, vật mốc, tính tương đối của chuyển động, học sinh được làm các mô hình và chạy sản phẩm trên mô hình ấy.
Nhờ vậy học trò dễ dàng nhận ra đâu là vật chuyển động (hòn bi), đâu là vật đứng yên (cái cây) và tính tương đối của chuyển động (giữa hai viên bi).
“Tôi cảm nhận được sự khác biệt trong mỗi tiết dạy. Học sinh của tôi luôn hào hứng trong việc tiếp thu cái mới. Các con biết đặt vấn đề và tự tìm cách giải quyết vấn đề đó. Có những giải pháp học sinh đưa ra mang tính sáng tạo rất cao. Điều đó chứng tỏ các con nắm kiến thức trong chương rất chắc chắn”, thấy Nam chia sẻ.
Theo thầy Nam, tổng thời gian từ lúc thông báo dự án đến khi thu hoạch sản phẩm kéo dài trong 6 tuần. Đây là dự án lớn kéo dài cả một chương học. Ngoài ra, ở những bài học khác, thấy Nam cũng cố gắng lồng ghép các dự án nhỏ hơn.
Ví dụ trong bài học về Nhật thực, nguyệt thực, học trò lớp 7 có thể sử dụng những quả bóng bay hay bóng đèn để giải thích hiện tượng.
“Có những học sinh giải bài tập lý thuyết rất nhanh nhưng khi ra thực tế, nhiều hiện tượng vẫn không giải thích được. Do vậy, cho học sinh học qua các dự án, mặc dù công sức và thời gian bỏ ra lớn hơn, nhưng những gì học sinh thu lại không chỉ là kiến thức trong sách vở”, thầy Nam khẳng định.
Biến tác phẩm “Chí phèo” thành bài học thú vị
Cũng mang trăn trở làm sao để học sinh hứng thú với các bài giảng, thầy Nguyễn Văn Khoa – giáo viên Ngữ văn Trường THCS&THPT Ban Mai đã biến những tiết học văn của mình thành những giây phút trải nghiệm thú vị.
Giới thiệu về Dự án dạy học tác phẩm Chí Phèo trong Ngày hội Giáo viên Sáng tạo, thầy Khoa cho biết, với dự án này, các học trò của thầy sẽ được tự mình tìm hiểu và hóa thân thành các nhân vật trong tác phẩm. Nhờ vậy, học trò sẽ được “sống” trong thế giới của chính những Chí Phèo, Thị Nở và tự cảm nhận về số phận nhân vật theo cách riêng của mình.
Đây là sự đổi mới trong phương pháp dạy học, góp phần khơi nguồn sáng tạo và sự hứng khởi của học sinh khi tiếp cận với môn Ngữ văn 11.
Học sinh sẽ được đi thực tế tại xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam, thuyết minh về nhà văn Nam Cao, tìm hiểu về Làng Vũ Đại ngày ấy, đóng tiểu phẩm ngay trong nhà Bá Kiến.
Dự án này được thầy Văn Khoa và các học sinh thực hiện trong 2 tuần bao gồm hình thành ý tưởng và tiến hành dự án.
Học sinh sẽ được đi thực tế tại xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam, thuyết minh về nhà văn Nam Cao, tìm hiểu về Làng Vũ Đại ngày ấy, đóng tiểu phẩm ngay trong nhà Bá Kiến, mảnh vườn của Lão Hạc; được nghe người dân kể về những mảnh đời và cả những số phận con người trước năm 1945 tại làng Vũ Đại.
Theo thầy Nguyễn Văn Khoa, việc dạy văn theo kiểu truyền thống khiến học sinh rất khó tiếp thu và dễ rơi vào tình trạng “ru ngủ”, thầy giảng trò chép rất thụ động.
Tuy nhiên, khi được tham gia vào dự án, học trò được chủ động cảm nhận và sáng tạo. Những trải nghiệm trong quá trình thực hiện khiến học trò cảm thấy môn văn nhẹ nhàng, thú vị và rất nhân văn.
Thông qua bài học này, thầy Văn Khoa mong muốn, dự án không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về nhà văn Nam Cao, về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo mà còn giúp học sinh rèn luyện được tư duy sáng tạo, logic, đặc biệt là phát triển những năng lực khác nhau như tổ chức sự kiện, khả năng dẫn chương trình, diễn kịch, biên kịch, đạo diễn,…
Tự nhận mình “không thông minh, tuổi đã lớn, ‘gà mờ’ tiếng Anh”, để kết nối với các lớp học ở 27 quốc gia, tất cả những gì cô giáo tiểu học Quảng Trị mang theo là “máu liều”.
" width="175" height="115" alt="Thầy giáo khơi gợi niềm đam mê Vật lý từ những trò chơi" />