Theo thông tin từ gia đình, do tuổi cao, sức yếu GS. NGND Ngô Thúc Lanh qua đời lúc 8h14' ngày 26/3/2019, tức ngày 21/2 năm Kỷ Hợi, hưởng thọ 97 tuổi. |
GS Ngô Thúc Lanh. Ảnh: Tiền Phong |
GS Ngô Thúc Lanh, sinh năm 1923, quê ở huyện Ứng Hòa tỉnh Hà Tây, nay là TP. Hà Nội. GS Ngô Thúc Lanh được mệnh danh là cha đẻ của ngành sư phạm toán học khi năm 1956, ông cùng với GS Nguyễn Cảnh Toàn xây dựng khoa Toán của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
GS Lanh là người viết cuốn đại số đầu tiên ở Việt Nam.
Trong diễn đàn Toán học sinh viên có bài viết nhìn nhận về GS Ngô Thúc Lanh như sau: "Thầy từng là sinh viên trường Đại học Đông Dương. Sau cách mạng tháng tám, thầy tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp trở thành một trong những giáo viên đầu tiên của trường trung học kháng chiến Chu Văn An. Bậc học cao nhất ở chiến khu lúc bấy giờ. Sau đó, thầy được điều động sang dạy học tại khu học xá Trung ương ở Nam Ninh Trung Quốc. Hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954) các trường đại học non trẻ của nước ta ra đời. Cùng với các giáo sư Lê Văn Thiêm, Nguyễn Thúc Hào, Hoàng Tuỵ, Nguyễn Cảnh Toàn..., giáo sư Ngô Thúc Lanh đã tham gia xây dựng chương trình, viết giáo trình và giảng dạy rất nhiều môn toán khác nhau. Thầy đã đào tạo nhiều lớp cán bộ giảng dậy và nghiên cứu Toán học làm nòng cốt cho các trường đại học và các viện nghiên cứu ngày nay. Những năm thầy làm chủ nhiệm khoa (1956 - 1972) là những năm đầu khoa Toán phải trải qua thời kỳ gian khổ vô cùng thiếu thốn".
Trong một bài viết trên báo Tiền Phong, nhà báo Quý Hiên ghi lại lời của GS Vũ Tuấn (nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội) rằng: Thời kỳ GS Ngô Thúc Lanh làm Chủ nhiệm khoa (1956 – 1972) là giai đoạn “khoa Toán làm việc nghiêm túc nhất, dạy dỗ chuẩn mực, học tập và lao động hăng say nhất”. Còn GS Đoàn Quỳnh, một đồng nghiệp đàn em của GS Ngô Thúc Lanh nhớ lại: “Tuy anh Lanh là lãnh đạo nhưng chúng tôi cảm giác rất dễ dàng chia sẻ các vấn đề với anh. Thời đó, người ta đánh giá con người thiên về thành phần xuất thân nhưng anh Lanh lại rất rộng lượng. Ai cứ có tài, ham học hỏi là được anh ghi nhận, khuyến khích. Anh tạo nên không khí hăng say tìm tòi cái mới trong khoa học.
Còn trong ký ức của giáo viên Nguyễn Cao Sơn, Khối PTTH Chuyên Toán của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, giáo sư Ngô Thúc Lanh là người bình dị, thủy chung với nghề dù khi còn công tác hay đã nghỉ hưu.
"Gặp anh Ngô Thúc Lanh, tôi yên tâm ngay. Một con người bình dị hơn tôi tưởng. Một chủ nhiệm khoa, lại vào lúc bom đạn, sinh viên ở rải ra mấy xã, mấy thôn ven sông Đáy, phải lo từ kế hoạch giảng dạy đến khâu nghiên cứu khoa học, chưa đủ lại còn lo chuyện đời sống cho cán bộ, sinh viên trong thời kỳ còn bao cấp. Vất vả lắm! Mà tôi thấy anh Lanh vẫn điềm tĩnh ung dung. Anh có cốt cách của một "nhà nho mới": "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Tôi thầm phục anh Lanh ở điểm đó….Dù khi công tác hay về hưu, GS Lanh vẫn 'đó là nhân cách lớn của một trí thức yêu nước, thuỷ chung với nghề cao quý- nghề dạy học, trồng người. Trước và sau, giáo sư Ngô Thúc Lanh luôn trọng Tín- Nghĩa, trong công việc và cách sống đời thường. Về nghỉ hưu, anh vẫn nặng lòng với ngành giáo dục, vẫn viết sách Toán cho các lớp phổ thông, vẫn góp tiếng nói cho ngành nói chung, cho ngành Toán nói riêng".
Gia đình GS Ngô Thúc Lanh đều là những người nổi tiếng trong toán học, trong đó cháu họ là GS Ngô Bảo Châu được trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới.
Lễ viếng GS Ngô Thúc Lanh, được cử hành từ 9h30 đến 10h45, ngày thứ năm 28/3/2019 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Hoả táng tại Đài hoá thân Hoàn Vũ, Văn Điển. An táng tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên, tỉnh Hoà Bình |
Lê Huyền
" alt="GS Ngô Thúc Lanh, 'cha đẻ' ngành sư phạm toán, qua đời ở tuổi 97"/>
GS Ngô Thúc Lanh, 'cha đẻ' ngành sư phạm toán, qua đời ở tuổi 97
|
Các nhà nghiên cứu đã xua tan những hiểu nhầm xung quanh "Giả thuyết tiếng bố đẻ" và "Giả thuyết tiếng mẹ đẻ". Ảnh: Uber Image/Shutterstock |
Vô số nghiên cứu trong quá khứ, bao gồm cả nghiên cứu của Đại học Tây Bắc Evanston và Trung tâm Y Tế Tây Bắc Evanston, đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai giới khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới.
Thế truyền lại ngôn ngữ thì sao? Giới tính đóng vai trò thế nào trong việc dạy trẻ em học nói? "Tiếng mẹ đẻ" thường được định nghĩa là ngôn ngữ đầu tiên chúng ta nói, và hầu hết trẻ em tiếp thu ngôn ngữ từ mẹ mình, nhưng suy nghĩ đó đang dần trở nên lạc hậu.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Nhân chủng học đương đại của Đại học Fudan do Menghan Zhang dẫn đầu đã phát hiện cả bố và mẹ đều ảnh hưởng tới quá trình tiếp thu của trẻ nhỏ, và ảnh hưởng lên những lĩnh vực ngôn ngữ khác nhau.
Người ta từng cho rằng con trẻ chỉ tiếp nhận ngôn ngữ từ mẹ - nhưng điều này hoàn toàn không đúng.
Năm 1997, các nhà nghiên cứu cũng từng đưa ra một lý thuyết trái ngược với khái niệm "tiếng mẹ đẻ'', đề ra một giả thiết rằng trẻ em cũng học ngôn ngữ từ cha chúng.
Trái ngược với "Giả thuyết tiếng mẹ đẻ", "Giả thuyết tiếng bố đẻ" cho rằng con người có khuynh hướng tiếp thu ngôn ngữ của bố chứ không phải mẹ.
Estella Poloni và các nhà nghiên cứu khác tại Đại học Geneva đã tiến hành một nghiên cứu dựa trên Giả thuyết tiếng bố đẻ để xem xét mối tương quan giữa đa dạng ngôn ngữ và gene di truyền từ cả bố và mẹ.
Người đứng đầu nghiên cứu, Estella Poloni xác nhận rằng đa dạng ngôn ngữ có tương quan với nhiễm sắc thể Y từ người bố và không hề tương ứng với DNA ty thể chỉ có ở người mẹ.
|
Ty thể mẹ di truyền cho trẻ có thể giải thích lí do tại sao trẻ cố gắng bắt chước âm thanh của mẹ, chứ không phải từ vựng mẹ chúng sử dụng. Ảnh: warapong chodokmai/Shutterstock |
Tuy nhiên, thuật ngữ 'tiếng mẹ đẻ' không hoàn toàn sai, vì những người mẹ có ảnh hưởng lớn tới cách trẻ em tiếp nhận ngôn ngữ như thế nào.
Trước tiểu thành niên, trẻ em thường ở cùng mẹ hơn là ở cùng bố, thực tế, chúng đã bắt đầu học 'tiếng mẹ đẻ' trước cả khi được sinh ra.
Lúc này, trẻ em đã có thể phân biệt được 'tiếng mẹ đẻ' và ngoại ngữ, và có thể nhận biết tới 800 từ.
Không phải ngẫu nhiên mà trẻ em song ngữ có thể nhanh chóng nhận ra âm thanh của hai ngôn ngữ khác nhau.
Về cơ bản, người mẹ không chỉ truyền đạt lời nói, mẹ cũng truyền đạt cả truyền thống, hành vi, trách nhiệm và tất cả mọi thứ cấu tạo nên một nền văn hóa.
Về bản chất, người mẹ không chỉ truyền lại ngôn ngữ cho con, mà còn truyền lại cả nền văn hóa.
|
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Zhang cho hay nhiễm sắc thể Y của bố có thể là lý do tại sao trẻ em có xu hướng học từ vựng từ cha mình. Ảnh: Picsea / Unsplash |
Để trả lời câu hỏi hóc búa: "Ngôn ngữ được truyền lại do bố hay mẹ?", đội ngũ nghiên cứu của tiến sĩ Zhang đã thực hiện một nghiên cứu ngôn ngữ di truyền trong 34 quần thể Ấn-Âu, tập trung vào liên kết giữa từ vựng và nhiễm sắc thể Y của bố, cũng như mối quan hệ giữa âm thanh và DNA ty thể từ mẹ.
Khác với những nghiên cứu trước, lần này các nhà nghiên cứu đã phân loại ngôn ngữ dựa trên hệ thống từ vựng (từ ngữ) và ngữ âm (âm thanh) riêng biệt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng ta bắt chước phát âm của mẹ mình, nhưng đã học được vốn từ vựng từ bố - một phát hiện hoàn toàn trái ngược với những tư tưởng về tiếp nhận ngôn ngữ từ xưa tới nay.
Những nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng có một mối liên hệ chặt chẽ giữa gen của cha và đặc điểm từ vựng; tương tự, có bằng chứng chứng minh gen từ mẹ liên quan tới đặc tính ngữ âm.
Bằng cách hợp nhất hai Giả thuyết về 'tiếng mẹ đẻ' và 'tiếng bố đẻ', các nhà nghiên cứu đã bác bỏ được cả 2 giả thuyết này.
Hà Dung (Theo Bussiness Insider)
Có thể học ngoại ngữ trong giấc ngủ sâu
Chúng ta có thể trau dồi từ vựng ngoại ngữ trong giấc ngủ sâu; từ vựng học được trong giấc ngủ có thể được bộ não vô thức ghi nhận khi ta thức dậy.
" alt="Trẻ em học nói từ bố"/>
Trẻ em học nói từ bố
Khó có thể hình dung, chỉ sau vài năm đăng quang mà các Hoa hậu, Á hậu Việt đã sở hữu được khối tài sản khổng lồ, chẳng khác gì trúng số.Đổi đời nhanh chóng như Hoa hậu, Á hậu
|
Danh hiệu Hoa hậu đang trở thành giấc mơ của nhiều cô gái đẹp |
Thực tế cho thấy, dù xuất phát có hoàn cảnh khó khăn đến đâu, nhưng chỉ 1, 2 năm sau khi đoạt danh hiệu Hoa hậu, nhiều người đẹp đã giàu lên một cách nhanh chóng.
Một trong những hoa hậu thành công và giàu nhanh nhất có thể kể đến là Mai Phương Thúy. Hơn 10 năm sau khi đăng quang, từ một cô nữ sinh 18 tuổi ngây ngô Mai Phương Thúy giờ đây đã sở hữu khối tài sản khổng lồ. Cô hiện sở hữu chuỗi nhà hàng kinh doanh ăn uống, căn hộ sang trọng ở Việt Nam và cả ở nước ngoài. Ngoài ra, kho hàng hiệu mà Mai Phương Thúy có cũng khiến nhiều người sửng sốt.
Hoa hậu Đặng Thu Thảo xuất thân từ cô gái nghèo khó, từng làm thêm nhiều nghề để trang trải cuộc sống nhưng giờ đây, Đặng Thu Thảo đang tận hưởng cuộc sống trong mơ. Cô được sống trong căn hộ sang trọng, dùng hàng hiệu đắt tiền và được bạn trai đại gia yêu thương, chiều chuộng.
Có thể thấy, các hoa hậu hay á hậu dù xuất thân bình dân, thậm chí nghèo khó nhưng sau khi đăng quang thì cuộc sống của họ đã sang một trang mới. Không chỉ sở hữu một món hàng hiệu, Hoa hậu Việt còn sở hữu hàng trăm món hàng hiệu. Mỗi thương hiệu hay một mẫu múi mới ra, Hoa hậu Việt còn sở hữu hàng chục màu khác nhau để thể hiện ‘đẳng cấp’. Từ Hoa hậu luôn gắn liền với áo hiệu, váy hiệu, túi hiệu, giày hiệu… và những chiếc xe sang trị giá từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng.
Hoa hậu - Á hậu không phải là một nghề, mà chỉ là một danh hiệu dành cho những người đẹp nổi bật sau các cuộc thi nhan sắc. Thế nhưng trong showbiz, cái danh này lại mang đến không ít tiền bạc, đủ để cho họ "đổi đời" và có cuộc sống no đủ.
Vì sao Hoa hậu, Á hậu Việt nhanh giàu?
|
Hoa hậu Mai Phương Thúy được đánh giá là một trong những hoa hậu kiếm được nhiều tiền từ sự kiện và quảng cáo nhất. |
Công chúng thường tự hỏi hoa hậu làm gì để kiếm tiền? Trên thực tế, hoa hậu kiếm tiền trước hết là bằng hình ảnh. Mai Phương Thúy là một trong những hoa hậu có giá cát-xê cao nhất trong khoản này. Cách đây nhiều năm, một bầu sô từng tiết lộ giá cát-xê của Hoa hậu Việt Nam 2006 trên dưới 2000 USD (khoảng 45 triệu VND). Trong khi đó, một nguồn tin khác khẳng định ban tổ chức phải trả từ vài trăm đến 4000 USD (khoảng 90 triệu đồng) để mua sự góp mặt của Mai Phương Thúy.
Trước đây, Mai Phương Thúy cũng từng chia sẻ,"Tổng kết sau 2 năm đương nhiệm ngôi vị hoa hậu, tôi đã kiếm được gần 10 tỷ đồng, trong đó, thù lao cho riêng chụp hình không dưới 6 tỷ".
Cho đến thời điểm hiện tại, khi làng giải trí đang ở giai đoạn cực thịnh thì mức thu nhập của các người đẹp cũng từ đó mà tăng theo.
|
Đặng Thu Thảo từ nghèo khó giờ cô đã có cuộc sống trong mơ |
Nếu không đi dự event hay lựa chọn một nghề để "lấn sân" như: người mẫu, diễn viên, MC, kinh doanh... thì chỉ nhờ nhan sắc, các Hoa hậu - Á hậu đã rủng rỉnh tiền bạc nhờ những hợp đồng quảng cáo "béo bở". Như Hoa hậu Đặng Thu Thảo hay Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Á hậu Huyền My là ví dụ điển hình. Họ không cần tham gia bất cứ lĩnh vực nghệ thuật nào khác, nhưng lại có trong tay hàng tá hợp đồng quảng cáo từ trong nước đến quốc tế với mức giá không hề rẻ. Riêng Hoa hậu Đặng Thu Thảo, tính sơ sơ hiện nay cô đã là gương mặt đại diện cho 4-5 nhãn hàng quảng cáo lớn, và số tiền mà cô nhận về mỗi tháng cũng đủ để có một cuộc sống dư dả.
|
Cả bố và mẹ của Á hậu Huyền My đều dồn sức để đầu tư cho cô |
Có thể hiểu, dù xuất thân trong gia đình khá giả nhưng sau khi đăng quang thì bố mẹ của Kỳ Duyên hay Huyền My đều hạn chế bớt các hoạt động kinh doanh của gia đình chỉ để giành thời gian đầu tư cho 2 cô con gái Hoa hậu, Á hậu của họ.
Khi qua giai đoạn hoàng kim về event, quảng cáo, một số hoa hậu, á hậu chuyển hưởng sang kinh doanh. Hoa hậu Mai Phương Thúy hay Hà Kiều Anh, họ chọn kinh doanh để phát triển. Dựa vào tên tuổi sẵn có, họ mau chóng lên như "diều gặp gió" ở lĩnh vực này và có trong tay một khối tài sản không hề nhỏ. Mai Phương Thúy vừa làm kinh doanh nhà hàng, bất động sản, vừa là gương mặt quảng cáo và thi thoảng dự sự kiện đã đủ sống như hàng quý tộc mỗi tháng.
Có thể dễ hiểu vì sao trở thành hoa hậu, á hậu đã là giấc mơ cháy bỏng của không ít các cô gái trẻ đẹp.
Theo GĐ&XH
" alt="Vì sao hoa hậu, á hậu Việt giàu nhanh chóng"/>
Vì sao hoa hậu, á hậu Việt giàu nhanh chóng