Xuất hiện trên trang facebook cá nhân của MC Nguyễn Diệp Chi, Đài truyền hình Việt Nam, câu chuyện tình của hai cụ (một U90, một U80) khiến nhiều người xúc động và nể phục.
Nữ MC này viết: “Họ không có con cái. Người vợ đã 3 lần viết đơn li hôn để người chồng tự do tìm hạnh phúc mới. Cả 3 lần những tờ giấy đều bị xé vụn trong nước mắt của cả hai.
Người chồng khi ấy là một trí thức Hà Thành thông thạo 4 ngoại ngữ, tương lai tiền đồ rộng mở. Hơn ai hết, ông cũng khao khát được làm cha, nhưng nỗi khao khát ấy chẳng sánh nổi với ước mong khiến người phụ nữ ông yêu nhất đời được hạnh phúc.
Lần cuối cùng xé tờ giấy ly hôn, ông quả quyết: "Anh chỉ có em là vợ, suốt cuộc đời này anh không thay đổi ý định. Em làm thế là xúc phạm anh...". Kể từ đó, họ không còn nhắc tới những câu chuyện buồn. Họ xác định cuộc đời này sẽ tận dụng từng phút, từng giờ để yêu thương, che chở và mang niềm vui cho người còn lại.
Họ cùng học khiêu vũ và cứ hàng tuần lại đưa nhau ra CLB gần nhà dìu bước nhau trong từng điệu nhảy, tay trong tay sống trong âm nhạc. Họ đưa nhau đi du lịch, mỗi năm ít nhất một điểm đến và gần 20 năm qua là 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Có những vùng đất như Nam Phi hay Ai Cập, chỉ nghe tới thôi vài người trẻ ưa khám phá như tôi còn ngần ngại, thế mà họ vẫn cùng nhau đi tới khi đã ngoài 70. Ngay cả khi ngồi kể lại, tôi vẫn thấy trong hai cặp mắt ấy niềm háo hức, say mê lấp lánh”.
Câu chuyện tình của hai ông bà khiến cư dân mạng xôn xao vì ngưỡng mộ |
Theo đó, người mà Nguyễn Diệp Chi nhắc tới là cụ ông Nguyễn Ngọc Thọ (85 tuổi) và cụ bà Đinh Dục Tú (79 tuổi) sống tại Hà Nội.
Được biết, ông Thọ và bà Tú đã từng xuất hiện trên chương trình "Điều ước thứ 7" của VTV3.
Họ chung sống bên nhau đã gần 60 năm, nhưng ông và bà chưa từng nói dối nhau hay cãi nhau bao giờ. Đặc biệt hơn, lúc nào hai ông bà cũng đi với nhau, đi tập thể dục cũng sóng đôi, đến đi chợ có khi cũng rủ nhau đi cùng, hầu như chẳng bao giờ rời nhau nửa bước. Đặc biệt, họ vẫn gọi nhau ngọt ngào bằng hai tiếng "anh, em".
Khi BTV Diệp Chi hỏi về những năm tháng bên nhau không tiếng cãi vã, hai ông bà chia sẻ: "Muốn sống hạnh phúc thì phải học cách chấp nhận mọi điều ở nhau".
“Vốn dĩ ban đầu họ không hợp nhau đến từng milimet như bây giờ, nhưng "về cùng một nhà rồi cả hai tự điều chỉnh, người này bớt một chút, người kia bớt một chút, làm gì cũng đều nghĩ cho nhau, thế là hoà hợp" – Diệp Chi viết.
Vẫn theo Diệp Chi: “Bác trai có thói quen viết nhật ký mỗi ngày - vừa là cách để luyện trí nhớ vừa là lưu lại những khoảnh khắc ngọt ngào bên vợ, ghi lại những câu chuyện, những con người bác gặp hàng ngày (hơn một lần, tên tôi cùng tên các đồng nghiệp đã vinh hạnh xuất hiện trong cuốn sổ ấy).
Tôi nghẹn lại khi bác nói viết nhật ký còn là để đến lúc quên quên nhớ nhớ vẫn có thứ đọc lại, để cảm nhận về những tháng năm yêu thương tuyệt vời đã từng có và hai bác đã chuẩn bị rất chu đáo cho ngày một người ra đi, một người ở lại, cho cuộc sống khi không còn được bên nhau...”.
Diệp Chi còn kể: “Mỗi khi tôi gọi điện cho bác trai hỏi điều gì đó là lại thấy bác nhỏ nhẹ "Cô Chi đợi tôi hỏi xem ý nhà tôi thế nào đã nhé" rồi gọi với "Tú ơi, cô Chi bảo...". Mỗi lần tôi tới nhà, là kiểu gì cũng ngồi hàng giờ đồng hồ để nghe câu chuyện về những miền đất lạ mà hai bác đã cùng nắm tay nhau đi qua.
Năm ngoái, bác Thọ còn nói với tôi về niềm mong ước được đưa bác Tú đến Thổ Nhĩ Kỳ mà sức khoẻ không cho phép. Tôi cứ động viên bác mãi và thấy vừa buồn vừa tiếc khi nghĩ chắc hai bác không đi được nữa rồi. Đến hôm trước, khi gặp tại chương trình Gala, vừa thấy tôi bác Thọ đã mừng rỡ khoe ngay "tôi và nhà tôi đã đi Thổ Nhĩ Kỳ rồi đấy cô Chi ạ, đi những 1 tuần, đẹp lắm".
Câu chuyện tình của hai cụ đã khiến không ít người cảm động và ngưỡng mộ. Nhiều người cứ ngỡ ngàng vì giữa đời thường vẫn có một chuyện tình đẹp và đáng trân trọng đến thế.
“Tôi đã từng được xem câu chuyện tình của 2 bác trên "Điều ước thứ 7". Tôi thật sự cảm phục và ngưỡng mộ bác trai. Bác là 1 người đàn ông vĩ đại, hi sinh cả cuộc đời cả hạnh phúc làm cha chỉ để nắm tay người vợ đến suốt đời. Ông trời không cho bác gái được hạnh phúc làm mẹ nhưng đã trao cho bác một người đàn ông trên cả tuyệt vời, bác xứng đáng vì điều đó...” – một nickname đã bình luận ngay sau bài viết trên trang facebook cá nhân của Diệp Chi.
Minh Anh
" alt=""/>Chuyện tình rơi nước mắt của hai cụ từng ba lần xé tan đơn ly hôn vì không con cáiCần tiền, em mới phải làm việc này
Người đầu tiên chúng tôi nói chuyện là L. (32 tuổi, quê Tuyên Quang). L có chồng và 1 cậu con trai nhưng họ đã ly hôn từ cách đây 4 năm.
Sau khi ly hôn, chồng cũ của L không chu cấp tiền nuôi con, L lại phải nuôi thêm mẹ già nên cuộc sống rất khó khăn. L vay mượn tiền mở tiệm cắt tóc gội đầu. Tuy nhiên, tiệm cắt tóc không đông khách.
1 năm trước, nghe theo lời rủ rê, L nhượng lại cửa hàng rồi chung vốn làm ăn với một người bạn. Cả hai thỏa thuận sẽ lên biên giới buôn hàng về bán. Tuy nhiên, sau khi góp vốn, người bạn của L đã cầm theo 150 triệu của L và cao chạy xa bay.
Ảnh minh họa |
Bị mất tiền, L như phát điên phát dại vì đó là toàn bộ số tiền mà L tích cóp và vay nợ giờ mất trắng, L không biết làm gì để sống.
Cuối cùng, để có tiền nuôi mẹ và con, L phải đi Hà Nội làm osin cho người ta để lấy tiền trang trải cuộc sống. Trong thời gian đi làm osin này, L được người đàn ông ở gần nhà mách cho cách làm ăn mới đó là cho thuê tử cung.
Nhẩm tính chỉ cần bỏ ra 9 tháng, L có thể trả hết được nợ nần, lại lấy lại được vốn làm ăn mà không mất mát gì nên L nhận lời ngay.
Tuy nhiên, từ khi nhận lời làm người đẻ thuê, đến nay đã gần 2 tháng, L vẫn “ế khách”. Gặp chúng tôi, L mừng như “bắt được vàng”. Chị này ra giá 200 triệu. Với số tiền này, chúng tôi sẽ làm việc trực tiếp với nhau mà không phải thông qua môi giới. "Như vậy sẽ tiết kiệm cho chị mà em cũng được hưởng nhiều tiền hơn" - L nói.
Chỉ cần tiền, thích kiểu gì cũng được
Để thuyết phục khách L bảo: “Chỉ cần anh chị lo chỗ ăn, chỗ ở và ứng cho em ít tiền để em gửi về nuôi con, em sẽ làm đến khi nào mang thai thành công thì thôi. Lúc nhận con, anh chị chuyển nốt tiền cho em là được”.
Chúng tôi đặt ra giả thiết: “Trường hợp trứng của chị không đảm bảo, chị muốn xin trứng của em và muốn em quan hệ trực tiếp để khả năng thụ thai cao, lại tiết kiệm chi phí cho chị, em có đồng ý không?”. Không cần suy nghĩ, L khẳng định: “Nếu anh chị cần, em sẵn sàng đồng ý".
Như để giải thích cho sự "dễ dãi" của mình, L thút thít: "Em bị người ta lừa nên mất trắng, vì thế em đang rất cần tiền để trang trải nợ nần và nuôi con. Em biết chị cũng không vui vẻ gì khi phải nói ra những lời này bởi có ai lại muốn cho chồng quan hệ trực tiếp với một người phụ nữ khác? Vì thế, chị cứ tin tưởng em, giao con và nhận tiền xong, chị em mình sẽ không còn quan hệ gì nữa”...
Minh Anh – Phương Lê
(còn tiếp)Anh Cao Thọ Phong (SN 1987, người dân sinh sống tại khu đô thị) cho biết, nghe theo lời mời chào của sàn bất động sản về việc giá rẻ mà vị trí đắc địa, gia đình anh chi tiền tỷ để mua mảnh đất ngay mặt đường từ năm 2020.
Khi thắc mắc về vấn đề điện, nước thì người của sàn bất động sản trấn an rằng sẽ có hệ thống nước sau 2 tuần hoàn thành thủ tục làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên đến nay, khi gia đình anh bắt đầu xây nhà vẫn không thấy đơn vị quản lý tới để lắp đường ống nước.
Bể nước dự trữ của gia đình anh Phong phục vụ sinh hoạt và xây nhà |
"Ban đầu gia đình tôi có gọi tới chủ đầu tư dự án là Công ty CP Xây dựng số 1 Hà Nội để yêu cầu hoàn thành đường nước sinh hoạt, phía công ty có cho người tới để đo đạc nhưng từ đó đến nay không thấy triển khai, gọi điện cũng không nghe máy", anh Phong bức xúc.
Hiện tại, để tiếp tục việc xây nhà, anh Phong phải mua nước từ xe bồn chở tới rồi đổ vào bể chứa dự trữ, mỗi tháng tiêu hao gần 300 khối nước, chi phí hơn 7 triệu đồng.
4 hộ gia đình chung nhau một đường ống nước được kéo từ khu khác sang |
Ở tại khu đô thị từ năm 2018, sau khi xây xong ngôi nhà 3 tầng, nửa năm sau gia đình anh Nguyễn Tiến Hiệp (34 tuổi) vẫn không thể chuyển vào ở vì không có nước sinh hoạt.
Bất đắc dĩ, gia đình anh cùng một vài hộ dân khác phải chung tiền nhau lắp đường ống nước nối đến khu dân cư Cao Xanh - Hà Khánh A cách đó gần 2km để có nước sinh hoạt. Vì nước này cũng là mua lại từ một hộ dân khác nên đơn giá sau khi về tới gia đình anh Hiệp đã tăng, mỗi tháng mất gần 4 triệu điền nước.
Đường ống nước vắt ngang qua đường để tới những hộ dân khác |
Cách đó không xa là gia đình nhà chị Đinh Thị Thu Thoa (SN 1988) khổ sở khi buộc phải làm quen với việc hứng nước mưa và đợi xe bồn tới để mua nước sinh hoạt.
Theo chị Thoa, gia đình chị tới đây sinh sống từ đầu năm 2020, phía chủ đầu tư hứa hai tháng sau sẽ lắp đặt hệ thống ước nhưng đến nay vẫn 'dậm chân tại chỗ'.
"Gia đình tôi ở nhà khang trang, cao rộng nhưng tuần nào cũng phải hai lần gọi xe bồn chở nước tới nếu không sẽ phải sang hàng xóm xách nước về dùng, tháng nào cũng gần 5 triệu tiền nước, đỉnh điểm hồi xây nhà là hơn 10 triệu tiền nước", lời chị Thoa.
Nhiều hạng mục tại khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh B xuống cấp, cỏ mọc um tùm |
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết sẽ thu hồi dự án khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh B nếu không triển khai như cam kết.
Đồng thời giao UBND TP Hạ Long dừng tất cả các giao dịch hành chính đối với Công ty CP Xây dựng số 1 Hà Nội.
Được biết, dự án Khu đô thị mới Cao Xanh - Hà Khánh B, TP.Hạ Long có quy mô dự kiến 70ha. Theo thiết kế, dự án này có tất cả các công trình xây dựng như hạ tầng, san nền, xây dựng biệt thự, căn hộ, đường giao thông, cảnh quan, khu vui chơi giải trí với tổng mức đầu tư lên đến 2.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên đến nay, dự án chậm tiến độ, nhiều hạng mục vẫn 'đắp chiếu', những khu đất trống cỏ mọc um tùm.
Dù thế, một số sàn bất động sản vẫn rầm rộ rao bán những lô đất chưa có chủ với cam kết điện, nước đảm bảo. Nhiều người dân nhẹ dạ đã mua để rồi nhận kết đắng khi rơi vào tình thế 'tiến thoái lưỡng nan".
Phạm Công
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 61 dự án nhà ở, khu đô thị, khu dân cư mới đang thực hiện đầu tư, trong đó 28 dự án chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng.
" alt=""/>Khu đô thị nghìn tỷ 'khát nước' nhiều năm, dân khổ sở mua nước từ xe bồn