Nhà đầu tư nước ngoài lại bán ròng
Chỉ số VN-Index đi ngang và tiếp tục kiểm định các kháng cự. Ảnh: Duy Hiệu. |
Thị trường chứng khoán Việt Nam rung lắc mạnh đầu phiên giao dịch 3/12. Việc dòng tiền thoái lui khỏi các cổ phiếu trụ từ sớm khiến VN-Index nhanh chóng mất điểm tựa.
Tuy nhiên,àđầutưnướcngoàilạibánròbáo thể thao 24h sự bù đắp không lâu sau đó của lực cầu giúp chỉ số chính cân bằng trở lại và tiến về tham chiếu. Tình trạng giằng co tiếp tục xuất hiện trong phiên chiều song áp lực từ nguồn cung có phần nhỉnh hơn.
Kết phiên, VN-Index giảm 1,38 điểm (-0,11%) xuống 1.249,83 điểm; HNX-Index giảm 0,04 điểm (-0,02%) xuống 225,29 điểm; UPCoM-Index không thay đổi và giữ nguyên mốc 92,35 điểm.
Thanh khoản trên cả 3 sàn cải thiện rõ rệt khi tăng vọt lên hơn 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị giao dịch thỏa thuận cũng đóng góp gần 1/4 giá trị giao dịch hôm nay.
Tình trạng phân hóa khiến sắc đỏ và xanh đan xen nhau trên bảng điện tử. Toàn thị trường ghi nhận tổng cộng 356 mã tăng (gồm 23 mã tăng trần), 862 mã giữ tham chiếu và 391 mã giảm (gồm 9 mã giảm sàn).
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 cũng rơi vào tình trạng tương tự với 11 mã tăng, 4 mã đứng giá và 15 mã điều chỉnh.
VN-Index rung lắc quanh mốc 1.250 điểm. Ảnh: TradingView. |
Trái ngược với phiên hôm qua, cổ phiếu VCB (-1,3%) trở thành nguyên nhân chính khiến VN-Index hụt hơi khi dẫn đầu nhóm giảm điểm gồm BID (-1%), GVR (-1,8%), VNM (-0,9%), GAS (-0,7%), HVN (-1,8%), MBB (-0,8%), STB (-1,5%), MWG (-1%), ACB (-0,6%).
Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin do FPT (+2%), VTP (+5,7%), CTR (+5,2%) dẫn đầu cùng một số cổ phiếu khác như BVH (+6,3%), HDB (+2,6%), LPB (+2,1%), HPG (+0,4%), VHM (+0,4%)... đóng vai trò kìm hãm đà “trượt” của chỉ số.
Ngoài các cổ phiếu nêu trên, nhóm công nghệ thông tin, viễn thông còn ghi nhận sự bứt phá của CMG (+3,5%), YEG (tăng trần), ELC (+1,3%), TTN (+1%), MFC (+1,7%).
Tương tự, nhóm dược, bệnh viện cũng đón dòng tiền lớn từ nhà đầu tư.
Khối ngoại tiếp tục là tâm điểm thị trường hôm nay khi bán ròng phiên thứ 2 liên tiếp với quy mô 460 tỷ đồng. Trong đó, nhóm nhà đầu tư này tập trung hạ tỷ trọng VCB (-117 tỷ đồng), MWG (-72 tỷ đồng), FPT (-61 tỷ đồng).
Ngược lại, dòng tiền ngoại chỉ chảy vào một số mã như MSN (+71 tỷ đồng) và nhỏ giọt vào một số mã khác như CTR (+18 tỷ đồng), LPB (+18 tỷ đồng).