Triều Tiên, hôm 9/6, thông báo sẽ cắt đứt mọi đường dây liên lạc với Hàn Quốc, trong đó có các đường dây nóng quân sự, và bắt đầu đối xử với quốc gia phía nam như "kẻ thù". |
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc họp của Bộ Chính trị ngày 7/6. (Ảnh: KCNA/AP) |
Theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA, quyết định trên được Bình Nhưỡng đưa ra sau khi các quan chức cấp cao phụ trách quan hệ với Hàn Quốc, gồm cả Kim Yo Jong - người em quyền lực của Chủ tịch Kim Jong Un - nhóm họp ngày 8/6.
KCNA dẫn lời các quan chức này "nhấn mạnh rằng công việc đối với Hàn Quốc sẽ hoàn toàn trở thành nhiệm vụ chống lại kẻ thù". "Chúng tôi đã đi đến kết luận không cần phải ngồi mặt đối mặt với giới chức Hàn Quốc, và chẳng có gì để thảo luận với họ, vì họ chỉ làm mất tinh thần của chúng tôi".
Ngay sau thông báo, Triều Tiên đã từ chối nghe điện thoại vào sáng 9/6, khi Hàn Quốc thực hiện cuộc gọi thường ngày qua các đường dây nóng quân sự giữa hai nước.
Báo NY Times chỉ ra rằng, động thái của Triều Tiên là sự đảo ngược 180 độ những kết quả đạt được 2 năm trước. Khi đó, quan hệ hai miền chứng kiến sự tan băng đỉnh điểm, với việc Tổng thống Moon Jae In tới thăm Bình Nhưỡng và trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Hàn Quốc phát biểu trước đông đảo người dân Triều Tiên.
Mối quan hệ liên Triều đã xấu đi nhanh chóng kể từ sau hội nghị thượng đỉnh lần 2 của ông Kim Jong Un với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Sự cô lập về kinh tế đối với Triều Tiên càng trở nên gay gắt vì đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Kể từ khi ngoại giao Mỹ - Triều sụp đổ, Bình Nhưỡng tăng sức ép đòi Hàn Quốc bỏ qua áp lực từ Mỹ và cải thiện mối quan hệ kinh tế liên Triều, kể cả trước khi Triều Tiên phi hạt nhân hóa. Họ yêu cầu mở lại liên doanh du lịch tại tổ hợp nghỉ dưỡng Núi Kim Cương và khu công nghiệp chung ở Kaesong - cả hai đều giữ vai trò là nguồn tiền mặt chủ chốt của Triều Tiên cho đến khi bị đóng cửa vì tranh cãi giữa hai bên.
Khi Seoul từ chối khởi động lại hai dự án và yêu cầu Bình Nhưỡng trước hết hãy tiến tới phi hạt nhân hóa, chính quyền Kim Jong Un bắt đầu trở nên lạnh nhạt với chính phủ của Tổng thống Moon.
Thứ Năm tuần trước, Kim Yo Jong cảnh báo nếu Hàn Quốc không chấm dứt việc những người đào tẩu Triều Tiên thả truyền đơn chống Kim Jong Un, thì Bình Nhưỡng sẽ từng bước hủy bỏ các thỏa thuận liên Triều đã được ký kết để xoa dịu căng thẳng song phương.
Khi ông Kim và ông Moon gặp nhau hồi tháng 4/2018 và thêm lần nữa vào tháng 9 cùng năm, họ đã ký nhiều thỏa thuận nhằm cải thiện quan hệ song phương và chấm dứt những hành động thù địch dọc biên giới, trong đó có tuyên truyền qua biên giới như thả tờ rơi hoặc phát các chương trình qua loa phóng thanh. Hai bên cũng lắp đặt một đường dây nóng kết nối văn phòng của Chủ tịch Kim và văn phòng của Tổng thống Moon, đồng thời thiết lập một văn phòng liên lạc ở Kaesong, ngay phía bắc biên giới thuộc đất Triều Tiên.
Nhưng các nhà hoạt động chống Triều Tiên ở Hàn Quốc - chủ yếu là những người đào tẩu từ phía bắc - tiếp tục dùng bóng bay thả rải truyền đơn. Triều Tiên từ lâu đã rất tức giận trước hành động kiểu này.
Khi tuyên bố sẽ "cắt đứt mọi đường dây thông tin và liên lạc" giữa hai miền, trong đó có các đường dây nóng giữa văn phòng của hai nhà lãnh đạo và giữa quân đội hai nước, chính quyền Kim Jong Un cảnh báo đây mới chỉ là khởi đầu của "các kế hoạch theo từng giai đoạn cho nhiệm vụ chống lại kẻ thù".
Hàn Quốc từ lâu đề cao tầm quan trọng của những đường dây nóng đó, trong việc ngăn chặn đụng độ vũ trang có thể bùng phát giữa hai nước vào thời điểm căng thẳng gia tăng trên bán đảo.
Hai miền Triều Tiên đã điều hành một đường dây nóng điện thoại tại làng đình chiến Panmunjom và sau đó tại văn phòng liên lạc liên Triều. Các sĩ quan mỗi nước phụ trách điện thoại của bên mình. Nhưng khi quan hệ song phương trở nên xấu đi, một trong những điều Triều Tiên thường xuyên làm là cắt đứt đường dây - và rồi sau đó lại mở lại.
Hàn Quốc chỉ trích những người Triều Tiên đào tẩu đã gây căng thẳng khi thả tờ rơi. Tuần trước, giới chức chính quyền Seoul thông báo sẽ bàn về một điều luật mới cấm những tờ rơi kiểu như vậy.
Những ngày gần đây, khi nhóm đào tẩu tiếp cận vùng biên giới để thả chai nhựa chứa gạo trên sông với hy vọng chúng sẽ tới được tay người dân Triều Tiên, nhiều dân làng Hàn Quốc đã tức giận phong tỏa các tuyến đường. Họ cáo buộc những người đào tẩu không những gây căng thẳng song phương mà còn gây ô nhiễm cho dòng sông.
Thanh Nga
" alt="Quyết định 'gây chấn động' của Kim Jong Un"/>
Quyết định 'gây chấn động' của Kim Jong Un
|
Ảnh: USA Today |
Về mặt địa lý, Síp - hòn đảo đông dân thứ ba ở Địa Trung Hải, là một phần của châu Á (Trung Đông), nằm cách bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 80km về phía nam, ở phía tây của Syria và Lebanon, phía tây bắc của Israel và bắc của Ai Cập, phía đông của Hy Lạp.
Là hòn đảo lớn thứ ba ở Đại Tây Dương, Síp có diện dích đất liền là 9.251 km vuông và dân số ước tính 1.266.676 người tính đến tháng 7/2020. Nicosia là thủ đô đồng thời là thành phố lớn nhất của Síp. Ngôn ngữ tại quốc đảo này là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.
Theo World Factbook của Mỹ, Síp giành độc lập vào năm 1960 sau nhiều năm chống lại sự cai trị của Anh. Căng thẳng giữa người Síp gốc Hy Lạp chiếm đa số ở nước này với người thiểu số Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ lên tới đỉnh điểm vào tháng 12/1963 dẫn tới bạo lực bùng nổ tại thủ đô Nicosia. Bất chấp sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc tại đây từ năm 1964, thỉnh thoảng xung đột vẫn bùng nổ.
|
Ảnh: USA Today |
Hiện giờ, Nicosia là thủ đô bị chia rẽ cuối cùng trên thế giới. Bình thường, Nicosia cũng giống như các thành phố khác, song chỉ tới khi thấy vùng đệm Liên Hợp Quốc tại đây, vốn phân chia Cộng hoà Síp với phía bắc Síp (được mỗi Thổ Nhĩ Kỳ công nhận là quốc gia) thì mới rõ sự khác biệt.
Bộ Ngoại giao Mỹ xếp Cộng hoà Síp vào nhóm quốc gia cấp 1, tức là nước có nguy cơ thấp song người Mỹ chỉ ra và vào nước này qua các sân bay miền nam là Larnaca và Paphos cũng như qua cảng biển.
Cộng hoà Síp nổi tiếng là nơi chào đời của vị thần tình yêu và sắc đẹp Hy Lạp Aphrodite. Theo truyền thuyết, thần Aphrodite chào đời từ bọt biển, gần các hòn đá lớn dọc theo một trong những đường bờ biển tuyệt đẹp của hòn đảo này. Síp hiện là điểm du lịch được ưa thích tại Địa Trung Hải.
Với nền kinh tế phát triển, thu nhập và chỉ số phát triển con người cao, Cộng hoà Síp là thành viên sáng lập Phong trào không liên kết, gia nhập Liên minh châu Âu (EU) kể từ 1/5/2004.
Cộng hoà Síp là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong Liên minh châu Âu bất chấp khủng hoảng kinh tế xảy ra năm 2013. Người có hộ chiếu Síp được phép đi lại, làm việc trên khắp EU và được miễn thị thực nhập cảnh tới 174 quốc gia.
Hoài Linh
" alt="Thông tin từ A"/>
Thông tin từ A