Giải pháp này còn được xem là công cụ hữu hiệu góp phần tiết kiệm chi phí, cũng như đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại hệ thống các cơ sở Y tế khám chữa bệnh. Đến nay, VNPT- HIS đã được triển khai cả 4 cấp từ Trung ương đến các tỉnh, huyện, xã. Cụ thể, VNPT-HIS đã được đưa vào ứng dụng và góp phần số hóa công tác khám chữa bệnh cho hơn 6.920 cơ sở Y tế (trong tổng số 13.000 cơ sở Y tế trên cả nước).
Là bệnh viện loại 1, với 29 khoa và 9 phòng chức năng, quy mô 800 giường điều trị nội trú, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Nguyễn Trãi phục vụ 1.500 lượt khám ngoại trú và sau khi triển khai phần mềm VNPT-HIS ở giai đoạn 1, số lượt khám ngoại trú có tăng lên.
" alt=""/>Bệnh viện Nguyễn Trãi triển khai áp dụng phần mềm quản lý bệnh viện của VNPTChiếc màn hình “siêu rộng” Samsung CHG90 sở hữu độ phân giải 3840 x 1080, với công nghệ chấm lượng tử QLED, hỗ trợ nội dung HDR10, thời gian phản hồi 1 mili giây, và tỉ lệ làm mới 144Hz. Thiết bị này cũng hỗ trợ FreeSync 2 AMD.
Những chiếc màn hình siêu rộng ra đời trước đó có tỉ lệ 21:9 còn màn hình thường có tỉ lệ 16:9, trong khi đó CHG90 có tỉ lệ màn hình 32:9.
Ngoài ra, phía Samsung cũng cho biết chiếc màn hình này có một phần mềm riêng, có khả năng tách một màn hình lớn thành 6 màn hình nhỏ, cho phép bạn tối đa hóa không gian nhất có thể.
CHG90 sở hữu một cổng DisplayPort, một cổng Mini DisplayPort, hai cổng HDMI, ba cổng USB 3.0. Giá bán lẻ của sản phẩm này là 1.499 USD. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn model nhỏ hơn, 32 inch CHG70 với giá 699 USD.
Dưới đây là mức giá cụ thể của từng dòng sản phẩm:
49-inch CHG90 – 1.499 USD
32-inch CHG70 – 699 USD
27-inch CHG70 – 599 USD
" alt=""/>“Lác mắt” với mẫu màn hình máy tính siêu rộng mới của SamsungTrong một bài viết vừa đăng tải trên tờ Financial Times, Kent Walker, Phó chủ tịch cấp cao của Google cho hay, YouTube đang hợp tác với nhiều chính phủ và cơ quan hành pháp khác nhau trên thế giới nhằm nhận diện và loại bỏ các nội dung độc hại. Hãng cũng đã đầu tư vào các hệ thống giúp thực hiện nhiệm vụ này.
Bất chấp các nỗ lực trên, ông Walker thừa nhận, YouTube vẫn cần cố gắng hơn và hành động nhanh hơn nữa.
Theo ông Walker, bước đầu tiên trong 4 giải pháp mới của YouTube là mở rộng việc sử dụng các hệ thống tự động để nhận diện các video liên quan đến khủng bố tốt hơn. Cụ thể, trang chia sẻ video này sẽ áp dụng khả năng học máy để "đào tạo mới các chuyên gia phân loại nội dụng nhằm giúp nhận diện và loại bỏ những nội dung vi phạm nhanh hơn".
Công ty cũng đang mở rộng đội ngũ người dùng Trusted Flagger, một nhóm các chuyên gia có đặc quyền xét duyệt những nội dung bị đánh dấu, vi phạm các quy định chính sách của YouTube. Phó chủ tịch Google tiết lộ, công ty đã tăng gần gấp đôi quy mô chương trình, bằng cách bổ sung 50 chuyên gia từ các tổ chức phi chính phủ ngoài 63 tổ chức đang tham gia chương trình. Toàn bộ kinh phí sẽ do Google tài trợ. Nỗ lực này nhằm cho phép công ty thu hút các nhóm chuyên gia chuyên xử lý các thể loại video nhất định, chẳng hạn như tuyên truyền cho khủng bố hay tự sát.
Bước thứ ba là quản lý chặt chẽ hơn đối với các video chưa hẳn vi phạm các quy định của YouTube, ví dụ như những video chứa nội dung phân biệt chủng tộc hay kích động tôn giáo. Những video này sẽ không bị gỡ bỏ, nhưng sẽ được ẩn giấu dưới một cảnh báo và sẽ không được ăn chia quảng cáo.
Cuối cùng, YouTube sẽ tăng cường các nỗ lực chống các nội dung cực đoan bằng cách phát hành chương trình Creators for Change, giúp tái điều hướng người dùng đang bị các nhóm cực đoan như tổ chức khủng bố ISIS lôi kéo sang những nội dung chống cực đoan. Biện pháp này được kỳ vọng có thể làm những đối tượng đó từ bỏ ý định gia nhập các tổ chức cực đoan.
Ông Walker cho biết thêm, YouTube đang hợp tác cùng các công ty khác như Facebook và Twitter để phát triển những công cụ và kỹ thuật hỗ trợ các nỗ lực chống khủng bố trên mạng trực tuyến.
Các biện pháp mới của Google được ban hành vài tuần sau một vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở London. Sự cố từng khiến Thủ tướng Anh Theresa May kêu gọi các nhà lập pháp thông qua các quy định kiểm soát mới đối với các công ty Internet.
Các nhà chức trách châu Âu cũng đang cân nhắc các lựa chọn cứng rắn hơn. Cụ thể, Đức đang xem xét thông qua một luật phạt nặng những công ty truyền thông xã hội không nhanh chóng gỡ bỏ nội dung cực đoan. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã phê chuẩn một loạt đề xuất mới buộc các công ty Internet phải khóa chặn những nội dung như vậy.
Tuấn Anh(theo The Verge)
Google đang đối mặt với nhiều chỉ trích vì cố tình làm ngơ, không gỡ bỏ các video có nội dung gây thù hận, kích động khủng bố của các giáo sĩ cực đoan trên YouTube.
" alt=""/>Google công bố 4 bước mới chống nội dung xấu độc trên YouTube