Để đạt được những thành quả này,ôgáiVũngTàuxinhđẹplănlộnởMỹvớiđôladằntútin tức Vi Anh thừa nhận cô đã phải đánh đổi rất nhiều.
Là một người thích những điều mới mẻ, Vi Anh từng bật khóc vì cuộc sống nhàm chán của mình. Cô quyết định trau dồi vốn tiếng Anh và nộp đơn xin visa sang Mỹ. May mắn, cô được nhận visa ngay lần đầu tiên phỏng vấn.
Vi Anh chia sẻ rằng, để đạt được những thành quả như ngày hôm nay, cô đã khóc rất nhiều. Ảnh: NVCC |
Sang Mỹ, cô theo học ngành Công nghệ và Kỹ thuật, Trường Houston Community College System.
Tuy phải đối mặt với áp lực tài chính lớn, cô gái nhỏ bé này không hề lơ là việc học tập. Trong 2 năm học tập ở trường, Vi Anh đã đạt được một số học bổng và thành tích đáng kể, như: học bổng Allied Fire Protection Scholarship (2015-2016), Clutch City Foundation Scholarship (2016-2017). Cô gái người Việt bé nhỏ cũng là 1 trong 4 sinh viên được đề cử cho giải thưởng sinh viên xuất sắc (2015-2016)...
Vi Anh cho biết, những suất học bổng mà cô đạt được đã giúp ích rất nhiều trong việc chi trả học phí và sinh hoạt phí ở Mỹ.
‘Lần đầu tiên xuống sân bay, em thậm chí không thể trả lời được câu hỏi của nhân viên an ninh nên bị xếp vào phòng kiểm tra hành lý riêng. Đi siêu thị mua đồ em không thể hiểu nổi khi nhân viên tính tiền hỏi mình. Em cũng không biết credit card và debit card là gì, hay kí tên trực tiếp lên mấy cái máy đó như thế nào?…’, Vi Anh nhớ lại.
Khó khăn chồng chất, cô gái trẻ từng nhiều lần khóc với mẹ vì nhớ nhà. 'Khó khăn từ ngôn ngữ đến việc làm sao để có bằng lái xe, mua xe, đi học… Nhiều hôm trời lạnh đứng đón xe buýt cả tiếng đồng hồ'.
Suốt quãng thời gian mới sang, cô vừa cố gắng học để có học bổng, vừa đi làm đủ các việc làm thêm: làm móng, chạy bàn, nhân viên công ty bán đồ trang sức… để có tiền trang trải sinh hoạt phí.
'Giai đoạn đầu mới qua, dù đã rất vững vàng sau 5 năm học ở TP.HCM, em vẫn khóc rất nhiều. Về sau, em cố gắng suy nghĩ tích cực hơn, rằng những khó khăn mình đang gặp phải chỉ như những trải nghiệm trên hành trình thú vị của mình. Chính vì suy nghĩ như vậy nên em đủ sức vượt qua tất cả dù có thời điểm trong tài khoản ngân hàng chỉ còn đúng 300 đô la'.
'Và về sau, mỗi lần gặp khó khăn lớn, em chỉ nghĩ đơn giản là mình đã dám sống một mình giữa nước Mỹ chỉ với 300 đô la trong túi thì không việc gì là không thể làm được. Câu thần chú này giúp em mạnh mẽ cho đến phút cuối cùng trong rất nhiều chướng ngại vật đã gặp phải'.
Cô gái quê Vũng Tàu thú thật, lúc mới qua Mỹ cô hay buồn, tiếc 5 năm học đại học rồi chẳng để làm gì nhiều. Nhưng sau này, cô mới nhận ra rằng chính 5 năm đèn sách, lặn lội ở Sài Gòn đã dạy cho cô những kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn và một hành trang kiến thức nền vững chắc để sống sót được trên đất Mỹ.
Người Mỹ biết cách hưởng thụ
Vi Anh chia sẻ, chàng bạn trai người Mỹ là người chia sẻ, giúp đỡ cô rất nhiều trong cuộc sống. Ảnh: NVCC |
Vi Anh chia sẻ, những ngày đầu khi chưa hiểu cuộc sống và con người Mỹ, cô mắc nhiều lỗi sai trong cách cư xử hằng ngày mà bây giờ khi đã “thấm” văn hóa Mỹ hơn, cô mới thấy lúc đó mình thật kém văn minh, lịch sự. “Ví dụ như không biết tặng tiền boa khi đi ăn, không biết nói nhiều câu giao tiếp lịch sự trong tiếng Anh vì trình độ tiếng Anh của em khi mới tới Mỹ rất yếu. Sốc nhất là em nói người khác không hiểu gì và ngược lại'.
Cô cho biết, một trong số những điều khiến em thích cuộc sống ở Mỹ là giá thành thực phẩm rẻ so với thu nhập.
‘Trong nhà, mọi thứ đầy đủ, tiện nghi và ngăn nắp khiến mình chỉ muốn ở nhà sau ngày làm việc vất vả. Đồ ăn và nhu yếu phẩm ở Mỹ theo mình là rất rẻ. Ví dụ trung bình một người kiếm khoảng 2000 đô la/tháng thì táo ngon khoảng 2 đô la/kg, bịch bánh mì từ 2-3 đô la, túi đùi gà 12 cái chỉ gần 4 đô… Chất lượng và giá thành thực phẩm là một yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng sống của người dân’, Vi Anh giải thích.
Mặc dù cuộc sống bận rộn, nhưng người Mỹ lại dành nhiều thời gian cho gia đình, Vi Anh nhận xét. 'Đi làm về là mọi người ăn tối, trò chuyện cùng nhau ở nhà, chỉ ra ngoài với bạn bè vào cuối tuần. Hầu như các gia đình Mỹ đều như thế'.
Cô gái Việt cũng rất thích cách người Mỹ tận hưởng cuộc sống.
'Đa số những người em gặp đều biết tạo cho mình những thói quen, sở thích riêng để cuộc sống vui vẻ hơn. Họ sống biết nghĩ tới cộng đồng, không tinh ranh qua mặt người khác và đặc biệt là thái độ làm việc rất nghiêm túc'.
Nước Mỹ không dành cho tất cả mọi người
Khi quyết định sang Mỹ, mục tiêu ban đầu của Vi Anh chỉ là muốn thoát ra khỏi cuộc sống nhàm chán và được đi đây đi đó khắp nơi. Những điều tốt đẹp đến sau đó là do cố gắng vô cùng lớn của cô.
‘Ở thời điểm này, em thấy mình đã đi được một quãng đường rất dài và chông gai’, cô gái trẻ nói.
Vi Anh hiện đang là lính hải quân Mỹ. Ảnh: NVCC |
Cô vừa hoàn thành khóa ‘Bootcamp’ để chính thức trở thành lính hải quân Mỹ. Hiện tại, Vi Anh đang học ở trường quân y (San Antonio, Texas). Sau khi học xong, cô có thể được làm việc ở một bệnh viện hải quân.
Trong thời gian 2 tháng huấn luyện để trở thành lính hải quân Mỹ, cô đã khóc rất nhiều vì chương trình học quá khó.
Vi Anh nói, trước đó cô đã dành cả năm trời để rèn luyện thể chất nhưng những bài tập vốn dành cho người Mỹ là một thách thức với cô gái gốc Việt nhỏ bé.
‘Họ nói tiếng Anh rất nhanh, khó hiểu vì toàn dùng thuật ngữ riêng. 2 tuần đầu, em như bị bệnh ngu ngơ vì không hiểu gì. 2 tháng huấn luyện cũng là lúc thời tiết lạnh tê tái, ngày lạnh nhất xuống tới -30 độ C. Nhiệt độ -10 độ C là chuyện thường xuyên’. Những ngày ấy, Vi Anh liên tục bị chảy máu cam.
Nói về việc định cư Mỹ, Vi Anh cho rằng, đây là một việc rất khó và cần nhiều nỗ lực, ý chí. Cô cho rằng nước Mỹ không phải là nơi dành cho tất cả mọi người. Có những người muốn ở lại, nhưng cũng không ít người muốn trở về.
‘Lúc đầu, em cũng thuộc dạng trí thức sang Mỹ làm việc chân tay. Tất nhiên là điều đó không hề dễ dàng và rất nhiều lần em cảm thấy căm ghét, khinh thường chính bản thân mình. Nhưng em đã cố gắng không ngừng nghỉ, quyết tâm vượt qua điều đó cho đến ngày hôm nay. Quan trọng là mình luôn phấn đấu để có vị trí tốt đẹp hơn và khi nhìn lại những gì mình đã trải qua, mình thấy tự hào về mình là đủ’.
‘Ở đâu mà mình thấy hạnh phúc, vui vẻ, an yên và thấy cuộc đời mình ý nghĩa thì mình nên ở đó’ - cô gái sinh năm 1989 chia sẻ.
'Nhiều người nghĩ ra nước ngoài ai cũng mua được nhà và xe, nhưng không biết rằng phần lớn là phải vay ngân hàng để mua và mất cả đời để trả nợ', chị Huyền Anh viết.