当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Watford vs West Brom, 3h ngày 21/2 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Kèo vàng bóng đá Bournemouth vs Man City, 22h30 ngày 30/3: Nối dài kỷ lục
Công văn đã nêu rõ các nhiệm vụ và ngày hoàn thành từng nhiệm vụ.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Công văn nêu rõ, Hội nghị bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 56-NQ/TW, ngày 25/11/2024, xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai tổng kết Nghị quyết 18 và cơ bản thống nhất nội dung gợi ý, định hướng của Bộ Chính trị để các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đề xuất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giao Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 (Ban Chỉ đạo) xem xét, quyết định sắp xếp theo thẩm quyền đối với những cơ quan, tổ chức đã có phương án chuẩn bị kỹ lưỡng.
Thực hiện chỉ đạo của Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về thời gian tổ chức Hội nghị Trung ương (dự kiến giữa tháng 2/2025) và kỳ họp Quốc hội bất thường (dự kiến cuối tháng 2/2025); để bảo đảm thời gian tiến hành tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
I. Về những nội dung thực hiện ngay (thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị)
1. Đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương
- Các ban Đảng Trung ương chủ trì xây dựng đề án:
(1) Rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp vụ, cấp phòng, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của cơ quan, đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
(2) Rà soát các ban chỉ đạo do cơ quan, đơn vị là cơ quan thường trực, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết thúc hoạt động (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết) (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
(3) Kết thúc hoạt động của các tạp chí, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Tạp chí Cộng sản; chủ trì, phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Ban Tổ chức Trung ương sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các tạp chí, bảo đảm thuận lợi trong việc chuyển giao (hoàn thành trước ngày 15/12/2024).
- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì xây dựng đề án:
(1) Kết thúc hoạt động của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Báo Nhân Dân (hoàn thành trước ngày 15/12/2024).
(2) Chuyển chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân, Ban Tổ chức Trung ương sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương hiện nay, bảo đảm thuận lợi trong việc chuyển giao.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh:
(1) Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan thực hiện việc chuyển giao và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận Trung ương.
2) Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; phối hợp sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các hội đồng nêu trên (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
(3) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Trung ương thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận tổ chức và sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Học viện Hành chính Quốc gia hiện nay (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
(4) Xây dựng đề án sắp xếp tinh gọn các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
- Báo Nhân Dân chủ trì xây dựng đề án:
(1) Kết thúc hoạt động của Truyền hình Nhân Dân, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam (hoàn thành trước ngày 15/12/2024).
(2) Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
(3) Đề án sắp xếp tinh gọn các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
(4) Chủ trì sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Truyền hình Nhân Dân; (5) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Báo Điện tử Đảng Cộng sản hiện nay.
- Tạp chí Cộng sản:
(1) Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, các ban Đảng Trung ương thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của các tạp chí của các ban Đảng Trung ương; phối hợp thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế của các tạp chí hiện nay (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
(2) Xây dựng đề án sắp xếp tinh gọn các ban, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
- Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ Trung ương, chuyển nhiệm vụ về Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Y tế và một số bệnh viện Trung ương; đề xuất phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương hiện nay (hoàn thành ngày 15/12/2024).
- Ban Tổ chức Trung ương:
+ Chủ trì tham mưu Bộ Chính trị quyết định:
(1) Chủ trương chuyển chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận Trung ương về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
(2) Chủ trương kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
(3) Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, tinh giản biên chế (hoàn thành trước ngày 15/1/2025).
+ Chủ trì tham mưu Ban Bí thư quy định:
(1) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác và quy chế làm việc mẫu của đảng ủy trực thuộc đảng ủy: Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đảng ủy Các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước.
(2) Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác và quy chế làm việc mẫu của đảng uỷ cơ quan Đảng, đoàn thể, Hội đồng Nhân dân, tư pháp cấp tỉnh.
(3) Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác và quy chế làm việc mẫu của đảng uỷ chính quyền cấp tỉnh (hoàn thành trước ngày 15/1/2025).
+ Phối hợp tham mưu bố trí cán bộ theo thẩm quyền quản lý tại cơ quan, đơn vị, tổ chức sau sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy.
+ Phối hợp các cơ quan liên quan rà soát các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết.
- Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đề xuất phương án xử lý các trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất của các cơ quan thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
2. Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ
Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban Chỉ đạo về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 của Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương (trước ngày 31/12/2024) trước khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành:
+ Nghị quyết của Chính phủ về việc giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển nhiệm vụ về: Bộ Tài chính, các bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan.
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giải thể Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan.
+ Các quy định pháp luật để sắp xếp 2 đại học quốc gia; 2 viện hàn lâm khoa học.
+ Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ làm cơ sở sắp xếp các cơ quan, đơn vị như: Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục thi hành án dân sự, Tổng cục Quản lý thị trường, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố….
+ Sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (không thực hiện sắp xếp theo gợi ý, định hướng của Bộ Chính trị) theo hướng rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sắp xếp tinh gọn các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; kết thúc hoạt động của Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam; sắp xếp các cơ quan báo chí của các bộ, ngành (hoàn thành trước ngày 15/1/2025).
+ Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy (hoàn thành trước ngày 20/12/2024)
+ Chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Học viện Hành chính Quốc gia về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
- Lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát, kết thúc hoạt động các ban chỉ đạo do Chính phủ thành lập (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết) (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
3. Đối với các cơ quan thuộc Quốc hội
Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương (trước ngày 31/12/2024) trước khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các quy định để:
+ Thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.
+ Kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan liên quan của của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
+ Quy định không bố trí chức danh uỷ viên thường trực, uỷ viên chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; các uỷ ban của Quốc hội có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, đại biểu Quốc hội chuyên trách và đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm.
- Kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
- Chuyển các vụ chuyên môn của Văn phòng Quốc hội về trực thuộc các Ủy ban của Quốc hội, các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp vụ, cấp phòng (hoàn thành ngay sau khi sắp xếp các ủy ban của Quốc hội). Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Văn phòng Quốc hội chủ trì sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Truyền hình Quốc hội hiện nay; rà soát, sắp xếp, tinh gọn ban thư ký.
4. Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các đảng đoàn hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đảng đoàn tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các Đảng đoàn và tổ chức đảng hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng đề án:
(1) Sắp xếp lại các cơ quan báo, tạp chí trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo hướng sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số báo, tạp chí không thật sự cần thiết.
(2) Rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp ban, cấp phòng, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của các cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
- Rà soát các ban chỉ đạo do tổ chức mình là cơ quan thường trực, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết thúc hoạt động (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết) (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
- Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương và các tổ chức, cơ quan liên quan nghiên cứu mô hình tổ chức đoàn tại các đảng bộ mới trực thuộc Trung ương (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
II. Những nội dung chuẩn bị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương (dự kiến giữa tháng 2/2025); trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư sau khi có nghị quyết (kết luận) của Ban Chấp hành Trung ương
1. Những nội dung chuẩn bị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương
- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Trung ương xây dựng đề án sáp nhập Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của cơ quan mới; đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương hiện nay (hoàn thành trước 15/1/2025).
- Ban Đối ngoại Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương, Bộ Nội vụ, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, chuyển các nhiệm vụ chính về Bộ Ngoại giao, một phần công việc về Văn phòng Trung ương Đảng; đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội hiện nay (hoàn thành trước 15/1/2025).
- Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương, Bộ Nội vụ, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
(1) Xây dựng đề án mẫu thành lập đảng bộ trực thuộc Trung ương và các đảng ủy trực thuộc.
(2) Dự thảo quy định mẫu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác của đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập; đảng ủy ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, doanh nghiệp… trực thuộc đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập.
(3) Dự thảo quy định mẫu quy chế làm việc của đảng ủy trực thuộc Trung ương (hoàn thành trước 6/12/2024).
(4) Chủ trì xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương; phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương hiện nay (hoàn thành trước 15/1/2025).
(5) Cơ quan tham mưu, giúp việc của các đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập và các đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng trực thuộc các đảng ủy trực thuộc Trung ương; dự kiến gồm có 4 cơ quan: Ban tổ chức, cơ quan ủy ban kiểm tra, ban tuyên giáo - dân vận, văn phòng cấp ủy (riêng các đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập thì ban tuyên giáo - dân vận bao gồm cả trung tâm bồi dưỡng chính trị).
- Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án lập Đảng bộ các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước; đề xuất Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2020-2025 (Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm bí thư đảng ủy; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng làm phó bí thư thường trực đảng ủy; có thể bố trí 1 phó bí thư chuyên trách); dự thảo quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của Đảng ủy các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước (hoàn thành trước 15/1/2025).
- Các ban cán sự đảng Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao chủ trì, phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng Tòa án Nhân dân Tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; dự thảo các quyết định thành lập các đảng bộ Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trực thuộc Đảng ủy các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương; đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi Đảng ủy các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy Tòa án Nhân dân Tối cao, đảng ủy Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nhiệm kỳ 2020-2025; chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương xây dựng dự thảo quy chế làm việc của Đảng ủy Tòa án Nhân dân Tối cao, Đảng ủy Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (hoàn thành trước 15/1/2025).
- Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương; đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương hiện nay (hoàn thành trước 15/1/2025).
- Ban cán sự đảng Chính phủ:
(1) Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng Chính phủ; lập Đảng bộ Chính phủ trực thuộc Trung ương; đề xuất Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025; dự thảo quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của Đảng ủy Chính phủ.
(2) Chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của ban cán sự đảng các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; lập đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ trực thuộc Đảng ủy Chính phủ; đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi Đảng ủy Chính phủ chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy bộ, cơ quan ngang bộ nhiệm kỳ 2020-2025; chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo quy chế làm việc của Đảng ủy các bộ, cơ quan ngang bộ.
(3) Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập, giải thể các bộ, cơ quan ngang bộ theo nội dung gợi ý, định hướng về sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tại Kết luận số 09-KL/TW của Ban Chỉ đạo Trung ương (trình Bộ Chính trị cho ý kiến trước 15/01/2025 để trình Trung ương).
- Đảng đoàn Quốc hội:
(1) Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội; lập Đảng bộ Quốc hội trực thuộc Trung ương; đề xuất Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025; dự thảo quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của Đảng ủy Quốc hội.
(2) Chỉ đạo Kiểm toán Nhà nước chủ trì, phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước; lập Đảng bộ Kiểm toán Nhà nước; đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi Đảng ủy Quốc hội chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy bộ Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2020-2025; chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương xây dựng dự thảo quy chế làm việc của Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước.
(3) Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập, giải thể các ủy ban của Quốc hội theo nội dung gợi ý, định hướng về sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Kết luận số 09-KL/TW của Ban Chỉ đạo Trung ương (trình Bộ Chính trị cho ý kiến trước 15/1/2025 để trình Trung ương).
- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lập Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Trung ương; đề xuất Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội nhiệm kỳ 2020-2025; dự thảo quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của đảng đoàn các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ; lập các đảng bộ (chi bộ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy (chi bộ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025; chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương xây dựng dự thảo quy chế làm việc của đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đảng ủy (chi bộ) các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ (đối với những nơi hiện nay có đảng đoàn) (hoàn thành trước 15/1/2025).
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì tham mưu bổ sung, sửa đổi Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng (trình Bộ Chính trị trước ngày 15/1/2025).
- Ban Tổ chức Trung ương:
(1) Chủ trì tham mưu bổ sung, sửa đổi Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Điều lệ Đảng (trình Bộ Chính trị trước ngày 15/1/2025).
(2) Tham mưu Ban Chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18; Tờ trình của Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương; dự thảo Nghị quyết (Kết luận) của Ban Chấp hành Trung ương (trình Bộ Chính trị trước ngày 31/1/2025).
(3) Trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương sửa đổi Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 về đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và phương hướng công tác nhân sự.
(4) Chủ trì, tham mưu Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương về công tác nhân sự theo thẩm quyền.
2. Những nội dung chuẩn bị để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư sau khi có nghị quyết (kết luận) của Ban Chấp hành Trung ương
2.1. Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương
- Ban Tổ chức Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chủ trì, tham mưu hoàn thiện Quy định thi hành Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi), Nghị quyết (Kết luận) của Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương dự kiến giữa tháng 2/2025 (trình Bộ Chính trị ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương).
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, trình:
(1) Bộ Chính trị ban hành quyết định kết thúc hoạt động của Ban cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương; thành lập các đảng bộ và chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư các đảng ủy: Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đảng bộ Các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2020-2025 (trình Bộ Chính trị trước ngày 1/3/2025).
(2) Ban Bí thư ban hành quyết định kết thúc hoạt động của các đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương, đảng đoàn các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và cho chủ trương kết thúc hoạt động của ban cán sự đảng, đảng đoàn, các đảng bộ khối cấp tỉnh; cho chủ trương để cấp ủy trực thuộc Trung ương chỉ định ban thường vụ, bí thư, phó bí thư các đảng ủy (chi bộ) ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức hiện nay có đảng đoàn, ban cán sự đảng theo thẩm quyền (trình Ban Bí thư trước ngày 1/3/2025).
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, trình Bộ Chính trị ban hành:
(1) Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của ban mới trên cơ sở sáp nhập Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương; đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương hiện nay (hoàn thành trước 1/3/2025).
(2) Quyết định kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, chuyển các nhiệm vụ chính về Bộ Ngoại giao; một phần công việc về Văn phòng Trung ương Đảng (hoàn thành trước 1/3/2025).
+ Chủ trì tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư sắp xếp, bố trí cán bộ diện Trung ương quản lý.
+ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, mối quan hệ công tác các cơ quan tham mưu, giúp việc các đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập (trình Ban Bí thư trước ngày 1/3/2025).
+ Tham mưu bổ sung, sửa đổi Hướng dẫn số 01-HD/TW, ngày 28/9/2021 của Ban Bí thư một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng; rà soát bổ sung, sửa đổi, ban hành mới các quy định, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư có liên quan để thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy sau khi Ban Chấp hành Trung ương bổ sung, sửa đổi quy định thi hành Điều lệ Đảng (trình Ban Bí thư trước ngày 31/3/2025).
- Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan tham mưu Bộ Chính trị ban hành quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của Văn phòng Trung ương Đảng sau khi Ban Đối ngoại Trung ương kết thúc hoạt động (hoàn thành trước 1/3/2025).
2.2. Đối với khối Chính phủ
Ban cán sự đảng Chính phủ (hoặc Đảng ủy Chính phủ sau khi được lập) lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình Quốc hội (kỳ họp bất thường vào cuối tháng 2/2025):
(1) Ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập, giải thể một số bộ (trước ngày 28/2/2025).
(2) Xem xét việc sửa đổi, bổ sung các luật: Luật Tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, các văn bản luật liên quan sau khi Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị cho chủ trương về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy (trước ngày 28/2/2025).
- Ban hành các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ (đối với các bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện sắp xếp theo Nghị quyết/Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương) (trước ngày 15/3/2025).
- Lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ (đối với các bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện sắp xếp theo Nghị quyết/Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương) hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sắp xếp tinh gọn các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc (hoàn thành trước ngày 15/3/2025).
2.3. Đối với các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Đảng đoàn Quốc hội (hoặc Đảng ủy Quốc hội sau khi được lập) lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội vào cuối tháng 2/2025 để xem xét sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan và công tác nhân sự theo thẩm quyền của Quốc hội (trước ngày 28/2/2025).
- Hoàn thiện sắp xếp tinh gọn các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc Văn phòng Quốc hội (hoàn thành trước ngày 15/3/2025).
2.4. Đối với Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng đoàn Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (hoặc Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội sau khi được lập) lãnh đạo, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan (hoàn thành trước ngày 28/2/2025).
III. Tổ chức thực hiện
1. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, trực tiếp là người đứng đầu
1.1. Tập trung chỉ đạo, khẩn trương triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, bảo đảm các cơ quan, đơn vị, tổ chức sau sắp xếp hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả ngay, không để gián đoạn công việc, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, tổ chức và xã hội.
1.2. Phân công cụ thể trách nhiệm triển khai xây dựng các nhiệm vụ về sắp xếp, giải thể, sáp nhập cơ quan, đơn vị theo đúng kế hoạch, tiến độ; định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ, đề án về Ban Chỉ đạo (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước 15 giờ thứ 6 hàng tuần.
2. Ban Tổ chức Trung ương giúp Ban Chỉ đạo thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, tham gia ý kiến (khi cần thiết) trong quá trình triển khai các bước xây dựng, thực hiện đề án, nhiệm vụ của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị bảo đảm đúng tiến độ, nội dung định hướng, gợi ý và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo.
(Nguồn: Báo Chính phủ)Link: https://baochinhphu.vn/thang-2-2025-trung-uong-quoc-hoi-se-hop-ban-ve-tinh-gon-bo-may-102241206091229522.htm
" alt="Tháng 2/2025, Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy"/>Tháng 2/2025, Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy
Xiumin sẽ trình diễn các bài: Daisy, Serenity, Beyond, Brand New.Trong khi đó, nhóm Super Junior D&E biểu diễn 5 bài gồm: Bout you, Oppa, Oppa, Still You, Growing Pains và Can You Feel It. Về phía các ca sĩ Việt Nam, Chi Pu sẽ trình diễn các ca khúc đình đám như:Từ hôm nay (feel like Ooh), Đóa hoa hồng, Tada Xmas, Shh! Chỉ biết ta thôi (nhạc phim Chị chị em em) vàAnh ơi ở lại.
'Ông hoàng tạo hit' Tăng Duy Tân sẽ thể hiện loạt hit: Bên trên tầng lầu, Cắt đôi nỗi sầu, Bật tình yêu lên, Dạ vũ. Ngoài các tiết mục ca hát, đêm nhạc 23/12 còn có sự góp mặt của vũ đoàn Hàn Quốc gồm 12 người cùng vũ đoàn Việt với 10 vũ công, hứa hẹn sẽ khuấy đảo sân khấu với những vũ đạo trẻ trung, nóng bỏng.
Trong đêm nhạc diễn ra đúng ngày 24/12, Tóc Tiên sẽ mang đến không khí Noel trên sân khấu đại nhạc hội với bản nhạc kinh điển Last Christmascủa ca sĩ quá cố George Michael. Ngoài ra, cố vấn xinh đẹp củaCa sĩ mặt nạmùa 2 sẽ mang tới bản mashup sôi động với Giây phút tuyệt vời - Ngày maicùng vũ đạo nóng bỏng.
Đức Phúc hứa hẹn sẽ khiến fan tan chảy với hai ca khúc quen thuộcÁnh nắng của anhvàNgày đầu tiên với bản remix sôi động. Nam ca sĩ Chanyeol vốn được rất nhiều khán giả Việt yêu thích với ca khúc Stay With Metrong phim Yêu tinhsẽ biểu diễn 6 bài trong đêm nhạc 24/12 tới đây. Đó là:SSFW, Tomorrow, Rodeo Station, Good EnoughvàYours.
Phần được các fan rất chờ đợi trong đêm Giáng sinh chính là các tiết mục đến từ DJ Raiden với 20 bản nhạc nổi tiếng được chọn để kết lại chương trình trong không khí Noel sôi động và ấm áp.
Đại nhạc hội K-Pop Open Air #2 là chương trình có format độc nhất vô nhị trên thế giới khi BTC mở hòm Ebox để fan gửi lời ước tới cho các thần tượng. Trên sân khấu, các nghệ sĩ sẽ thực hiện điều ước của người hâm mộ được chọn ngẫu nhiên. BTC cho biết họ không nhờ hòm thư lại được fan hưởng ứng nhiệt tình như vậy với vô số lời nhắn xúc động dành cho thần tượng với hy vọng nó sẽ trở thành hiện thực đúng đêm Noel. Hiện đã có hơn 5.000 thư của người hâm mộ gửi tới hòm thư của Đại nhạc hội K-Pop Open Air #2.
Loạt hit đình đám sẽ được Chanyeol, Chi Pu và sao Hàn hát trong đêm Noel
![]() |
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán (không chuyên) - Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCM |
Buổi chiều ngày 25.5, thí sinh thi môn Tiếng Anh (không chuyên) với thời gian 90 phút. Từ ngày 26-29.5, thí sinh sẽ thi tiếp các môn chuyên theo đăng ký trước đó.
Năm 2019, Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCM có 2.850 thí sinh đăng ký dự thi vào 600 chỉ tiêu lớp 10 cho cả hệ chuyên và không chuyên. Tỷ lệ “chọi” của trường là 1/4,75.
Ngân Anh
Theo ghi nhận của VietNamNet, nhiều sĩ tử nở nụ cười tươi sau khi buổi thi kết thúc và cho rằng đề thi không quá khó. Thậm chí nhiều thí sinh hoàn thành bài thi khi chưa hết thời gian.
" alt="“Giá xăng tăng” vào đề thi lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu"/>“Giá xăng tăng” vào đề thi lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu
Nhận định, soi kèo Estoril vs Porto, 0h00 ngày 31/3: Nhọc nhằn vượt ải
Phần mềm Socialbeat có khả năng thu thập dữ liệu từ một loạt các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, Instagram, YouTube và nhiều nền tảng online khác như các báo điện tử, mạng xã hội hay trang tin tổng hợp theo thời gian thực.
Socialbeat được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy để phân tích dữ liệu mạng xã hội một cách thông minh và hiệu quả theo từng nhóm chủ đề, từng ngành, lĩnh vực và vùng quản lý. Từ việc phát hiện xu hướng, diễn tiến thông tin đến nhận diện tâm trạng và cảm xúc của cộng đồng với các sắc thái tích cực – trung lập và tiêu cực; cung cấp những phân tích sâu sắc cho từng vấn đề muốn thu thập và phân tích giúp người dùng hiểu rõ hơn về đối tượng, nội dung thông tin mà họ quan tâm.
Ngoài ra, Socialbeat còn cho phép người dùng tạo ra các báo cáo linh hoạt và đa dạng, dựa trên dữ liệu thu thập được theo nhiều cơ chế khác nhau, từ các báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ hoặc tổng hợp, phân tích báo cáo chuyên sâu. Từ báo cáo tổng quan đến phân tích chi tiết, người dùng có thể tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng đơn vị khai thác, phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Theo ông Nguyễn Thanh Hoà, Trưởng phòng Thông tin điện tử, Sở TT&TT TP.HCM, phần mềm lắng nghe mạng xã hội được sử dụng để giúp các cơ quan quản lý nhà nước chủ động trong việc tiếp nhận và hiểu rõ hơn về ý kiến và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp về các hoạt động, các ý kiến đánh giá, đóng góp cho các chủ trương, chính sách và văn bản pháp luật khi triển khai trên thực tế; đồng thời, đây cũng là kênh để nắm bắt các phản ánh của người dân về những vấn đề trên địa bàn TP.HCM.. để từ đó xây dựng chính sách quản lý, phát triển xã hội hiệu quả hơn.
Thông tin thu thập được trên mạng Internet về Thành phố là nguồn tư liệu quan trọng, có thể xem đây chính là tiếng nói và mong muốn của người dân đối với chính quyền Thành phố. Từ đó, chính quyền có các đề xuất tối ưu hóa chiến lược, định hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với nhu cầu, mong muốn chính đáng của người dân. Đây cũng là phần mềm giúp lãnh đạo Thành phố nắm bắt nhanh nhất diễn biến về các lĩnh vực, hoạt động của chính quyền cơ sở được người dân phản ảnh trên các nền tảng mạng xã hội.
Phần mềm cũng có thể giúp các tổ chức quản lý và định hình dư luận công cộng thông qua việc theo dõi và phân tích các trào lưu, ý kiến và cảm xúc trên mạng xã hội, nhất là các nội dung, diễn biến thông tin của các đối tượng thù địch, chống phá, lợi dụng mạng xã hội và nền tảng Internet để kích động, kêu gọi biểu tình chống lại chính quyền và các chủ trương, chính sách.
Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM, cho biết phần mềm này là nền tảng dùng chung cho toàn thành phố, sẽ có bộ phận thường trực giám sát, quản lý hệ thống. Ngoài ra, đối với các sở, ngành, địa phương, bộ phận tham mưu sẽ có những tài khoản riêng để sử dụng. Sở TT&TT sẽ tiến hành tập huấn để các đơn vị sử dụng thành thục và dùng công cụ này khai thác các thông tin trên mạng Internet thành những sản phẩm phục vụ cho công tác điều hành chỉ đạo của các sở, ngành, địa phương.
Cũng tại buổi ra mắt, đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố và Đoàn Luật sư Thành phố trong việc bảo vệ người dân và doanh nghiệp khỏi những rủi ro trên mạng; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp, tư vấn pháp lý cho người dân và doanh nghiệp liên quan lĩnh vực thông tin và truyền thông.
" alt="TP.HCM ra mắt phần mềm lắng nghe mạng xã hội"/>Trước thềm Lễ trao giải, ông Nguyễn Quế Lâm, Phó Trưởng Ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác Quốc tế - Ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ với báo chí về các nội dung xung quanh Giải thưởng năm nay.
Ông Nguyễn Quế Lâm, Phó Trưởng Ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin Đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế - Ban Tuyên giáo Trung ương.
Theo ông Nguyễn Quế Lâm, năm 2024 đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát triển của Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại. Đến nay, Giải thưởng đã khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các giải thưởng quốc gia uy tín của Việt Nam cũng như góp phần triển khai thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của công tác thông tin đối ngoại trong từng giai đoạn.
Giải thưởng Thông tin đối ngoại không chỉ là một Giải thưởng Báo chí thông thường mà còn là diễn đàn để những người yêu Việt Nam, ủng hộ Việt Nam sáng tạo và lan tỏa hình ảnh Việt Nam, giá trị Việt Nam, trí tuệ Việt Nam ra thế giới.
Với gần 1.300 tác phẩm dự thi ở 10 hạng mục, Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X tiếp tục thu hút được sự quan tâm, tham gia từ các tác giả trong và ngoài nước.
Điểm nổi bật là hình thức thể hiện tiếp tục cho thấy sự đa dạng, hiện đại, tích cực sử dụng các phương tiện truyền thông mới (đối với các sản phẩm/tác phẩm hạng mục video clip). Các tác phẩm/sản phẩm của người nước ngoài thể hiện được tầm nhìn sâu, đánh giá khách quan, tích cực về Việt Nam trên nhiều khía cạnh.
Đặc biệt, giải thưởng năm nay có các tác phẩm dự thi được thể hiện đa dạng ở nhiều ngôn ngữ, ngoài các ngôn ngữ quen thuộc như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, lần này có nhiều ngôn ngữ mới như: Arab, Uzbekistan, Sinhala (ngôn ngữ phổ biến ở Sri Lanka)...
Việc thu nhận tác phẩm thông qua phương thức gửi thư điện tử cũng đã tạo thuận lợi cho các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài gửi tác phẩm/ sản phẩm tham dự Giải thưởng.
Một điểm nổi bật trong các tác phẩm đoạt giải năm nay là có nhiều tác phẩm có hình thức thể hiện đa dạng, hiện đại cũng như có nhiều tác phẩm của người nước ngoài phản ánh cái nhìn tích cực về Việt Nam.
Trong đó có thể kể đến video âm nhạc được quay tại Hà Nội cho bản nhạc bất hủ "Going home". Video này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của khán giả trong và ngoài nước, góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa, lịch sử, đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, hỗ trợ phát triển du lịch Hà Nội và Việt Nam. Những hình ảnh danh thắng nổi bật nhất của Thủ đô Hà Nội đã được lựa chọn cho từng góc máy quay trong bản video đặc biệt này.
Bên cạnh đó, sáng kiến, sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại có thể kể đến "Di tích Trụ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội", địa điểm ra đời Tờ báo đầu tiên của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam, đó là số nhà 248 - 250 phố Văn Minh, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Tại nơi này 100 năm trước, từ tháng 11/1924 - 5/1927, với sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở lớp huấn luyện chính trị cho thanh niên Việt Nam và thành lập tờ "Thanh niên" để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin.
Những năm gần đây, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Quảng Đông đã triển khai tu tạo, sửa chữa, nâng cấp di tích và hiện nay, bất cứ ai khi đến đây đều như cảm thấy bước vào một "Bảo tàng Hồ Chí Minh thu nhỏ" tại Quảng Châu. Năm 2024, Khu di tích cũng vinh dự được đón tiếp các Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước ta đến tham quan.
Với cách làm sáng tạo và thể hiện sự trân trọng của bạn bè Trung Quốc đối với lãnh tụ cách mạng Việt Nam, Di tích Trụ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội đã được Hội đồng chung khảo Giải thưởng Toàn quốc về Thông tin Đối ngoại lần thứ X đánh giá cao là sáng kiến, sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.
Chia sẻ về những kinh nghiệm đúc kết được sau 10 lần tổ chức giải, ông Nguyễn Quế Lâm cho biết, mặc dù đã đạt được những kết quả rất tích cực, song cùng với yêu cầu, nhiệm vụ mới của công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới, Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại cần tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng hơn, đóng góp hiệu quả hơn nữa vào công tác thông tin đối ngoại cũng như thực hiệc các mục tiêu chiến lược mà Đảng ta đã đề ra.
Sau 10 năm tổ chức, Giải thưởng thực sự đã tạo nên được một phong trào, động lực thúc đẩy mạnh mẽ những người làm thông tin đối ngoại không ngừng sáng tạo mang đến những tác phẩm chất lượng.
Giờ đây, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao chất lượng hơn nữa, lan tỏa rộng rãi ra ngoài nước, tác động mạnh mẽ hơn nữa để bạn bè quốc tế hiểu Việt Nam hơn, yêu Việt Nam hơn và đồng hành cùng Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo Phó Trưởng Ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin Đối ngoại Trung ương, bên cạnh các loại hình báo chí, cũng cần có thêm nhiều hình thức thể hiện truyền thông hiện đại khác, sáng tạo hơn, xúc tích hơn, đa dạng hơn, phải thực sự kể được những câu chuyện hấp dẫn, giàu cảm xúc về Việt Nam.
Có thể nói, Giải thưởng Thông tin đối ngoại cũng như công tác thông tin đối ngoại trong thời gian tới cần hết sức nỗ lực và tập trung để tuyên truyền tốt hơn nữa về cơ đồ, vị thế đất nước, đặc biệt khi chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của giàu mạnh và hạnh phúc, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
(Nguồn: dangcongsan.vn)Link: https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/sang-tao-lan-toa-hinh-anh-viet-nam-gia-tri-viet-nam-tri-tue-viet-nam-ra-the-gioi-684969.html
" alt="Sáng tạo, lan tỏa hình ảnh, giá trị và trí tuệ Việt Nam ra thế giới"/>Sáng tạo, lan tỏa hình ảnh, giá trị và trí tuệ Việt Nam ra thế giới