Chuyên gia y tế và mạng xã hội đối phó “đại dịch thông tin”

Ảnh minh họa: Internet

WHO định nghĩa “đại dịch thông tin” là tình trạng dư thừa thông tin - cả chính xác và không chính xác - khiến người dân khó tìm được các nguồn và hướng dẫn tin cậy khi cần thiết. Vấn đề càng trầm trọng hơn khi tin giả phát tán nhanh chóng và dễ dàng trên các mạng xã hội.

Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc và nay đã lan ra mọi châu lục,êngiaytếvàmạngxãhộiđốiphóđạidịchthôdjokovic trừ Nam Cực với hơn 88.584 người nhiễm và 3.043 người tử vong, tính đến ngày 2/3/2020. Khi dịch bệnh lây lan, các thông tin giả mạo và sai sự thật về nguồn gốc, số ca lây nhiễm, phương pháp chữa Covid-19 cũng xuất hiện trên mạng.

Theo bà Aleksandra Kuzmanovic, quản lý mạng xã hội cho WHO, nhận định trong trường hợp của Covid-19, do các nền tảng mạng xã hội tăng trưởng mạnh vài năm gần đây, thông tin còn lan truyền nhanh hơn cả virus.

Trong nỗ lực giúp người dân chọn lọc được luồng thông tin trên mạng, bà Kuzmanovic cho biết WHO đang làm việc trực tiếp với các công ty mạng xã hội để bảo đảm người dùng được dẫn đến các nguồn tin chính thống. Hiện tại, khi người dùng lên Facebook, Twitter, Instagram, tìm kiếm “coronavirus”, họ sẽ được điều hướng đến thông tin từ WHO hoặc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh hoặc Bộ Y tế của quốc gia sở tại. WHO cũng cố gắng sản xuất thông tin bằng nhiều thứ tiếng.

Tuy nhiên, theo Seema Yasmin, Giám đốc Sáng kiến truyền thông y tế Stanford, do các chiến dịch tung tin sai lệch ngày càng tinh vi, WHO và các chuyên gia y tế nên làm nhiều hơn nữa. Những chiến dịch này thường tập trung vào nhóm dân số dễ bị tổn thương, truyền đạt các thông điệp phản khoa học tới các nhóm. Ông Yasmin hối thúc truyền thông tăng cường nguồn lực thực hiện báo chí khoa học, y tế và khuyến khích chuyên gia y tế chủ động trong việc chống lại vấn đề thông tin y tế giả mạo trên mạng.

Bóng đá
上一篇:Nhận định, soi kèo Huế vs Khánh Hòa, 15h00 ngày 24/1: Bất phân thắng bại
下一篇:Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Ferencvarosi, 3h00 ngày 24/1: Bùng nổ