Chẳng dám thổ lộ với bà với mẹ vì bà thì đã lớn tuổi, mẹ đang kiếm ăn từng bữa. Tình cờ, mẹ bắt gặp cô con gái dùng 10 ngón tay gõ xuống bàn như thể đang chơi đàn và say sưa hát. Hỏi ra mới biết con gái chị đã ước ao từ bấy lâu có được một cây đàn như cô giáo dạy nhạc. Dù mẹ biết được điều đó, nhưng chỉ vì cuộc sống còn khó khăn, chị cũng chưa thể mua nổi cho con mình một cây đàn cũ. Mẹ ơi con sợ chết lắm!
Giờ đây, ước mơ của cô bé ấy dường như lại càng xa vời hơn, khi mẹ đã rơi vào hoàn cảnh thật bi đát.
Cô bé Phạm Thị Tuyết Nhi (sinh năm 2005 ở trọ tại số 2/22B khu phố 1, đường Bùi Dương Lịch, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân) đang mắc phải một căn bệnh nguy hiểm, ung thư vòm hầu.
 |
Mẹ ơi bao giờ con khỏi bệnh |
8 tháng nay, bé Tuyết Nhi gần như phải sống chung với bệnh viện, rất ít khi được về nhà. Bởi lịch truyền thuốc dày đặc, cứ hết toa này lại nối toa khác. Sức khỏe của bé cũng lúc trồi lúc sụt, có những lúc tưởng chừng như không thể qua khỏi được.
Bé Tuyết Nhi phải cắn răng chịu những cơn đau tê tái từ tận trong xương tủy. Nhiều đêm hai mẹ con cùng thức trắng, bởi cô con gái đau quằn quại, mồ hôi vã ra như tắm. Mẹ dùng đủ thứ dầu xoa, nắn bóp cho con cả đêm, nhưng dường như tác động của chị cũng không làm con nguôi cơn đau.
Sau mỗi đợt điều trị hóa chất, tóc cô bé rụng lả tả. Mỗi sáng chải đầu cầm nắm tóc đưa cho mẹ cô bé chua xót. “Mẹ ơi tóc rụng nhiều thế này chắc mai mốt con trọc mất. Lỡ con có trọc mẹ ráng mua cho con bộ tóc giả nha. Bệnh con nặng lắm hả, con sợ chết lắm!”.
 |
Con chỉ ước mong có một cây đàn cũ. |
Nghe những câu nói của con, chị không dám trả lời vì sợ bật thành tiếng khóc. Nắm tay con, bậm chặt hai môi rồi chị nói qua chuyện khác.
Chị Phạm Thị Lách nói rằng, đến lúc này chị không biết phải làm thế nào để có tiền cứu con. Các khoản tiền chi phí chữa bệnh cho Tuyết Nhi càng ngày càng nhiều và món nợ cũng lớn dần. Mỗi toa thuốc phải mua ngoài và tiền thanh toán từng đợt trong bệnh viện nhiều hơn gấp mấy lần số tiền chị kiếm được khi bé chưa bị bệnh.
Mẹ làm thuê ở trọ cứu con bằng cách nào?
Cuộc sống hôn nhân không được may mắn, chị Phạm Thị Lách ôm đứa con gái 3 tuổi về sống với mẹ. Cuộc sống ở Quảng Ngãi quá khó khăn, chị gửi con để vào TP.HCM tìm kiếm công việc. Hằng tháng, chị vẫn lo kiếm tiền gửi về phụ mẹ nuôi con. Ít năm sau, chị lập gia đình mới có thêm một con nhỏ năm nay mới 5 tuổi.
Chị và chồng đều là công nhân và phải thuê trọ, số tiền hai vợ chồng kiếm được có số lượng nhất định. Một phần chị lo chi phí cho cuộc sống gia đình, một phần gửi nuôi con nên hầu như làm tới đâu hết tới đó.
 |
Chị Lách phải nghỉ làm để chăm con nên không còn thu nhập. |
Từ khi bé Tuyết Nhi bị bệnh chị Lách phải lo vay mượn nhiều nơi để đủ tiền thanh toán từng toa thuốc. Thời gian điều trị quá lâu, tiền vay mãi cũng hết, số phận của bé Tuyết Nhi trở nên rất mong manh.
Bệnh của bé phải điều trị thuốc hằng ngày cũng còn đang rất khó khăn, nếu như giờ không còn tiền điều trị tiếp sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Chia sẻ với chúng tôi chị Phạm Thị Lách than thở: “Nghĩ tới con tôi rầu thúi ruột. Tiền bạc giờ không kiếm ra, không biết phải làm cách nào để điều trị. Giá như đói khổ nhịn một vài bữa cơm chẳng sao, cháu bệnh thế này nhịn thuốc thì nguy lắm. Nhiều đêm, tôi suy nghĩ mãi làm cách nào để có tiền cứu con, rồi cuối cùng tôi cũng đi đến ngõ cụt. Thương cháu lắm, biết mẹ nghèo chẳng dám đòi hỏi gì”.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp chị Phạm Thị Lách ở trọ tại 2/22B khu phố 1, đường Bùi Dương Lịch, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân ĐT: 035 825 4284 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.175 bé Phạm Thị Tuyết Nhi Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |

Bé 2 tuổi đau đớn quằn quại vì bệnh nặng
- Hai mẹ con nước mắt ngắn, nước mắt dài, con đau vì bệnh hành hạ, mẹ bất lực vì không có đủ tiền để cứu con. Cô con gái bé nhỏ của người mẹ trẻ ấy đang rất nguy kịch.
" alt="Cô bé mắc bệnh hiểm nghèo và ước mơ cây đàn cũ"/>
Cô bé mắc bệnh hiểm nghèo và ước mơ cây đàn cũ
Học bán trú là một cách thức tổ chức học mà trẻ em, học sinh sẽ được học và ăn uống ngủ nghỉ ở trường cả một ngày. Đây là hình thức học khá phổ biến và phù hợp với những học sinh ở bậc mầm non và tiểu học. Tuy nhiên, trong bối cảnh giãn cách xã hội vì Covid-19, nhiều phụ huynh thấp thỏm điều này. |
Trẻ mầm non ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Hương, Phó trưởng phòng GD-ĐT quận Bắc Từ Liêm cho biết, hiện phòng đang yêu cầu các trường mầm non khảo sát việc các gia đình cho trẻ đi học trở lại ra sao. Trên cơ sở thực tế, các nhà trường sẽ chủ động lên phương án kế hoạch và phòng sẽ duyệt theo từng trường.
“Bởi có trường thì trẻ trở lại đông nhưng có trường thì chỉ một nửa hoặc 1/3 thì có thể không cần chia tách ca. Ngoài ra còn tùy thuộc vào diện tích của từng lớp. Có lớp 40m2 thì chỉ cho tối đa 20 cháu. Nhưng với những lớp xây sau này với diện tích 70-80m2 thì có thể trên 20 cháu cũng được. Như vậy tùy tình hình từng nhà trường, từng phòng học và phòng sẽ quyết định linh hoạt chứ không đồng loạt”, bà Hương.
Về việc tổ chức học bán trú, bà Hương cho hay nếu trường nào đủ điều kiện y tế thì được phép tổ chức, ngược lại thì phải chấp nhận việc chỉ tổ chức dạy học, không bán trú. Bởi tổ chức dạy học và ăn, ngủ bán trú là khác nhau. “Đã có trường đề xuất không bán trú bởi vì phòng học không lớn nhưng số lượng trẻ quá đông.
VietNamNet có nêu vấn đề, một số trường và phụ huynh trên địa bàn quận ý kiến rằng: “công văn cho trẻ đi học trở lại nhưng không cho trẻ ăn, ngủ bán trú ở trường”.
Về việc này, bà Hương cho hay, có thể các nhà trường đang có chút hiểu nhầm về thời điểm công văn hướng dẫn.
“Trước đây khi mà TP Hà Nội chưa công bố nới lỏng giãn cách, khi đó UBND quận có thông báo có thể tạm thời trong tuần đầu tiên chưa tổ chức bán trú. Có thể một số trường đang nghĩ theo đó. Nhưng hiện nay, nhà nước nới lỏng giãn cách, phòng cũng vừa có văn bản sẽ căn cứ các điều kiện đảm bảo an toàn và phòng dịch cho trẻ tại cơ sở”, bà Hương nói.
Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD-ĐT quận Hà Đông cho biết những ngày này, các trường tiểu học và mầm non trên địa bàn đang triển khai các công tác chuẩn bị để đón trẻ trở lại vào tuần sau và đây cũng là chủ đề được các nhà trường quan tâm.
Theo bà Hằng, hiện phòng GD-ĐT quận Hà Đông đang cho các trường đăng ký các phương án tổ chức học tập tại trường, phân ca, chia lớp, bố trí giờ vào lớp lệch nhau để tránh học sinh ùn tắc đầu giờ.
“Với cấp tiểu học, chúng tôi đang dự kiến có thể từ 7h đến 7h30 sáng sẽ đón 3 khối lớp, từ 7h30 đến 8h sẽ đón 2 khối lớp còn lại để tránh việc trẻ xếp hàng dài ùn tắc, ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, việc này chỉ là một gợi ý cho các nhà trường trong việc xây dựng phương án, chứ không bắt buộc mà còn tùy thuộc vào thực tiễn của từng trường học”, bà Hằng cho hay.
Với bậc mầm non, bà Hằng cho biết toàn quận Hà Đông, trước tiên các trường sẽ tổ chức họp phụ huynh để lấy ý kiến xem những gia đình nào đăng ký cho con trở lại trường, đăng ký bán trú, bởi có nhiều nhà chưa cho trẻ đi học ngay. Sau đó, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của trường để quyết định.
“Nếu như các lớp đảm bảo số lượng học sinh quay trở lại ít thì vẫn có thể tổ chức cho trẻ đến trường. Trong trường hợp cho trẻ đến trường thì sẽ cho bán trú để tạo điều kiện cho phụ huynh về mặt thời gian và công sức. Còn nếu phụ huynh nào đón được con về thì càng tốt”.
Nếu như trong tình huống số lượng trẻ đăng ký trở lại trường quá đông thì các trường sẽ ưu tiên đối tượng trẻ 5 tuổi. “Bởi các lớp đều phải chia tách nên nếu đông học sinh quá thì các lớp sẽ không đủ giáo viên đảm bảo quản lý”.
Bà Hằng cho biết, nếu số lượng đăng ký trở lại trường khoảng 10-15 cháu/lớp thì có thể đảm bảo trong một phòng học. Vượt 20 phải tính chia lớp và nếu không đáp ứng được thì sẽ ưu tiên nhận trước đối với đối tượng trẻ 5 tuổi.
“Ví dụ trường khoảng 200 trẻ và có thể đủ đáp ứng mười mấy phòng học thì nhận tất cả các cháu, còn nếu không đủ điều kiện giãn cách lớp thì sẽ nhận theo thứ tự ưu tiên từ lứa tuổi trở xuống. Đặc biệt ưu tiên trẻ 5 tuổi bởi các cháu sắp sửa bước vào lớp 1”, bà Hằng cho hay.
Bà Teo Thị Thanh Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết mấy hôm nay, trường đã tiến hành dọn dẹp, vệ sinh đảm bảo 15 tiêu chí an toàn đối với trường học để sẵn sàng đón trẻ. “Chiều nay nhà trường tổ chức họp với Ban thường trực đại diện phụ huynh, ngày kia các giáo viên sẽ tổ chức họp trực tuyến với phụ huynh các lớp”.
Hiện, trường đã lên 4 phương án triển khai đón giãn cách học sinh để đảm bảo an toàn, trong đó có cả việc có tổ chức bán trú hay không. Tới đây, họp phụ huynh, lắng nghe ý kiến thống nhất mới đưa ra phương án chính thức.
“Các phương án nêu lên việc chia đôi, giãn cách lớp học như thế nào, nhóm nào học thứ mấy, ăn ngủ tại trường như thế nào, giờ đến trường và giờ tan trường từng khối ra sao, thời khóa biểu sẽ học chủ yếu những môn gì,... để bàn bạc, thảo luận cùng phụ huynh”, bà Mai cho hay.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD-ĐT quận Tây Hồ cho hay chiều nay phòng và các trường sẽ có cuộc họp trực tuyến với Sở GD-ĐT Hà Nội và qua chỉ đạo sẽ triển khai cho các nhà trường.
Về việc tổ chức bán trú cho trẻ mầm non và tiểu học, ông Vũ chia sẻ, tổ chức học bán trú cả ngày thì phụ huynh sẽ thuận tiện hơn. “Thực sự khi phụ huynh đưa con đến trường mà chỉ tổ chức học một buổi, không tổ chức bán trú mà cho về thì rất khó. Nếu chỉ tổ chức theo buổi đến trường thì buổi trưa các bố mẹ lại phải lóc cóc đón con về thì mất thời gian, bất cập. Có thể tổ chức một tuần mấy ngày thôi, còn hơn là để phụ huynh sáng đưa con đến trường nhưng trưa phải mất thời gian đi đón. Nếu không, cứ sáng đưa đi trưa đón về, đầu chiều đưa đi chiều tối đón về, phụ huynh sẽ chỉ quay quay suốt ngày đi đón con chứ không thể làm gì được. Chúng tôi sẽ chủ động nhưng phải đợi ý kiến chung của Sở như thế nào”.
Ở cấp tiểu học, ông Vũ cho hay, nếu giờ chia đôi lớp, một nửa học sáng, một nửa học chiều cũng rất bất cập. Bởi sau khi lớp này học ra thì phải tiến hành khử khuẩn trong khi quãng thời gian cách của buổi trưa chỉ hơn một giờ đồng hồ, rất khó để thực hiện hết được những việc đó.
Nhưng nếu theo phương án học cả ngày, ông Vũ cho rằng cái “vướng” là theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội chỉ được dạy theo chương trình chính khóa. “Như vậy nếu học cả ngày, trường sẽ phải dạy chương trình chính khóa 4 tiết buổi sáng và 4 tiết buổi chiều. Như vậy với độ tuổi tiểu học sẽ rất nặng và vô hình trung thành nhồi kiến thức. Bởi trước đây các cháu chỉ học chỉ 4 tiết buổi sáng là chính khóa còn buổi chiều luyện tập, lồng ghép các hoạt động thực hành, kỹ năng sống, văn nghệ,...”, ông Vũ nói.
Việc tổ chức ăn bán trú giãn cách, theo ông Vũ không khó khăn để các trường thực hiện.
Còn ở cấp mầm non, ông Vũ cho hay chưa nghĩ ra được giải pháp tối ưu. “Mầm non thì không thể tách đôi ra và thực hiện việc hôm nay đi học, mai nghỉ, rồi ngày kia đi học,... vì các cháu còn quá bé. Nhu cầu là trẻ đến trường để bố mẹ đi làm, mà ngày cho đến trường được ngày không thì phụ huynh sẽ rất vất vả bởi không có ai trông con. Tiểu học có thể không có người trông trực tiếp mà gửi nhờ nhưng mầm non buộc phải có người trông ở nhà. Trong khi nếu tổ chức cho đi học cả lớp thì không đủ điều kiện số phòng học và giáo viên theo giãn cách”, ông Vũ nói.
Thanh Hùng

Bộ Giáo dục không quy định học sinh đeo mũ chống giọt bắn đi học
- Trả lời báo chí tại họp báo thường kỳ Chính phủ chiều tối 5/5, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định trong 15 tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trường học không có tiêu chí nào nói rằng phải đeo mặt nạ chống giọt bắn.
" alt="Trẻ mầm non và tiểu học ở Hà Nội khi quay lại trường có học bán trú?"/>
Trẻ mầm non và tiểu học ở Hà Nội khi quay lại trường có học bán trú?