Hôm 12/4, Hội đồng Chiến lược tăng trưởng Nhật Bản họp thảo luận các phương pháp thúc đẩy đầu tư trung tâm dữ liệu. Xét đến lượng điện năng cần thiết để lưu trữ thông tin, chi phí điện là một điểm nổi bật trong quá trình lên kế hoạch. Khuyến khích doanh nghiệp ra khỏi các thành phố lớn cũng giúp giảm thiểu rủi ro khi thảm họa tự nhiên tàn phá các cơ sở đang tập trung tại Tokyo, Osaka.
Tại cuộc họp, Chánh Văn phòng Nội các Katsunobu Kato khẳng định sẽ xây dựng chuỗi cung ứng bán dẫn đáng tin cậy và phi tập trung hóa các trung tâm dữ liệu. Nhật Bản xem bảo vệ trung tâm dữ liệu cũng như công nghệ bán dẫn là vô cùng quan trọng trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Tokyo hi vọng có thể thu hút Amazon, Google và các hãng công nghệ lớn khác của Mỹ khi họ đang trong quá trình tìm kiếm địa điểm đặt trung tâm dữ liệu tại châu Á.
Chính phủ đang hợp tác cùng với các địa phương để phác thảo kế hoạch xây dựng trên toàn quốc. Dựa trên kế hoạch này, chính quyền trung ương, địa phương sẽ cấp ngân sách và hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp.
Một ý tưởng được đưa ra là khuyến khích xây dựng tại các khu vực phát điện từ năng lượng tái tạo, chẳng hạn gần trang trại điện gió ngoài khơi. Một trung tâm dữ liệu có khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn năng lượng tái tạo sẽ được hưởng lợi từ chi phí điện năng thấp hơn.
Xây dựng cơ sở tại vùng sâu vùng xa có thể bị ảnh hưởng từ tốc độ truyền dữ liệu. Nếu có vấn đề trong khi truyền dữ liệu liên quan tới xe tự lái hay robot phẫu thuật, nó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, làm nghi ngờ lòng tin vào công nghệ. Do đó, thành lập các cơ sở gần thành phố thông minh, sở hữu hạ tầng 5G ổn định sẽ giải quyết được vướng mắc này.
Tại Nhật Bản, hơn 80% trung tâm dữ liệu đặt tại Tokyo hoặc Osaka. Nếu có động đất lớn tại Nankai Trough, giảm bớt sự tập trung là rất cần thiết.
Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, Trung Quốc hiện là nước có nhiều trung tâm dữ liệu nhất châu Á – Thái Bình Dương. Năm nay, dự kiến Trung Quốc có thêm 1,7 triệu m2 trung tâm dữ liệu, còn Nhật Bản và Australia là 440.000 m2 mỗi nước.
Trung tâm dữ liệu tiêu thụ lượng điện năng khổng lồ do nhu cầu làm mát thiết bị, khiến cho tiêu thụ điện là một thước đo để so sánh quy mô của các trung tâm dữ liệu. Nói về tiêu thụ năng lượng, Bắc Mỹ đứng đầu với 51% thị phần, châu Á – Thái Bình Dương chiếm 28% thị phần. Trung Quốc có lợi thế nhờ không gian mở, rộng rãi, giá điện rẻ và thủ tục xin giấy phép xây dựng không quá phiền hà.
Nguồn tin thân cận với chính phủ Nhật Bản tiết lộ, Google và các ông lớn công nghệ Mỹ khác đang tìm nơi đặt trung tâm dữ liệu quy mô lớn ở châu Á. Vì lý do bảo mật, doanh nghiệp không tiết lộ nơi họ sẽ xây dựng. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, dường như họ chọn phương án thuê một vài trung tâm dữ liệu của công ty trong nước.
Trung tâm dữ liệu là đối tượng chịu quản lý của quy định và luật địa phương. Chẳng hạn, nhà chức trách Trung Quốc có thể yêu cầu một trung tâm tiết lộ dữ liệu, xâm phạm thông tin cá nhân. Do đó, nếu doanh nghiệp công nghệ tìm đến trung tâm dữ liệu nước ngoài với mục đích tiết kiệm chi phí, nó tiềm ẩn nguy cơ an ninh quốc gia. Xây dựng trung tâm trong nước giảm thiểu rủi ro này.
Du Lam (Theo Nikkei)
" alt=""/>Nhật Bản gia nhập cuộc đua trung tâm dữ liệu châu ÁĐó là một sáng chế mới của Viện Khí tượng thuỷ văn và Môi trường.
Để tìm hiểu về thiết bị này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Viết Hân, Phó trưởng phòng Nghiên cứu Thí nghiệm Công nghệ Đo đạc Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Viện Khí tượng thuỷ văn và Môi trường, tác giả của thiết bị. TS Hân cho biết: “Thiết bị này được “đặt tên” là VH-022R, đã lắp đặt thí điểm từ tháng 3/2007, đến nay sau hơn 15 tháng vẫn hoạt động ổn định, đảm bảo các thông số thiết kế. Hiện VH-022R đã có ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hà Tĩnh, Ninh Thuận dùng cho việc đo mưa và cảnh báo lũ quét.
Lũ quét là hiện tượng thiên tai bất ngờ và gây tác hại rất lớn, nhưng từ trước đến nay, công tác dự báo kiểm soát của chúng ta đang ở mức độ nào, thưa ông?
Việc kiểm soát lượng mưa có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiệp vụ của ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV), nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, quy hoạch và phát triển của hầu hết các ngành kinh tế quốc dân cũng như an ninh quốc phòng. Cường độ mưa quá lớn là nguyên nhân chính của các loại hình thiên tai như lũ lụt, lũ quét. Mạng lưới đo mưa của ngành KTTV có số lượng khá lớn, được tổ chức chặt chẽ, nhưng hầu hết thiết bị còn lạc hậu và chưa tự động hóa, do đó rất khó dự báo khả năng lũ quét xảy ra trong thời gian ngắn.
Vậy đây có phải là động lực để thiết bị cảnh báo lũ quét ra đời?
Có thể nói như vậy. Bước đột phá đầu tiên, năm 2003 chúng tôi bảo vệ và thực hiện đề tài cấp cơ sở về tự động hóa thiết bị đo mưa. Năm 2005 được chấp nhận đề tài “Xây dựng hệ thống đo mưa thời gian thực tại lưu vực sông Ngàn Sâu-Ngàn Phố” (Hà Tĩnh). Các đề tài trên đã được nghiệm thu và đánh giá khá cao. Nhưng trong quá trình thực nghiệm tại các địa phương có địa hình phức tạp những công nghệ đo đạc dự kiến và truyền tin hữu tuyến (thế hệ 1) bộc lộ nhiều nhược điểm và cần phải chuyển sang công nghệ mới hiện đại hơn (thế hệ 2), đồng thời đáp ứng truyền tin hữu tuyến và vô tuyến (có thể sử dụng mạng truyền tin di động và vệ tinh Inmasat, Vinasat). Các sản phẩm đầu tiên của thế hệ thứ hai đã được hoàn thiện từ đầu năm 2006, sau đó được lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá khả quan.
Các thiết bị đo mưa của thế hệ thứ hai qua từng bước thử nghiệm được cải tiến, hoàn thiện. Đến nay với phiên bản thứ 8, các tính năng của thiết bị đo mưa VH-022R đã đạt được yêu cầu dự kiến. Thiết bị đã được kiểm định chất lượng tại Trung tâm đo lường Việt Nam (cấp Nhà nước) và Trung tâm Mạng lưới KTTV&MT (cấp ngành) và đạt yêu cầu chất lượng đo đạc.
Xin ông giới thiệu vài nét sơ lược về thiết bị này?
Thiết bị đo mưa VH-022R gồm các bộ phận chính: bộ cảm biến lượng mưa, pin mặt trời, loa báo động, bộ giá lắp đặt; bộ hiển thị và xử lí số liệu VH-022R (Datalogger do Viện KTTV&MT chế tạo). Có hai phương án lắp đặt thiết bị: Một là các bộ phận của hệ thống thiết bị được lắp đặt ngoài trời, dùng cho những nơi không có nhà trạm. Nhược điểm là khi cần quan trắc mưa, bắt buộc quan trắc viên phải ra ngoài trời. Hai là lắp đặt bộ hiển thị và xử lý số liệu trong nhà trạm, rất tiện lợi cho quan trắc viên khi đọc số liệu mưa (không phải đi ra ngoài khi mưa gió).
" alt=""/>Truyền dẫn tín hiệu bằng sóng di động