|
Rèn luyện thể lực thường xuyên giúp phòng tránh tăng huyết áp. Ảnh: TM |
2. Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể chất thường xuyên, ít nhất là 30 phút hầu hết các ngày trong tuần có thể làm giảm huyết áp của bạn từ 4-9mmHg. Nếu bạn có huyết áp hơi cao (tiền tăng huyết áp), tập thể dục có thể giúp bạn tránh tăng huyết áp thực sự. Các môn tập thể dục tốt nhất để làm giảm huyết áp bao gồm đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội hoặc khiêu vũ. Nếu không có 30 phút liên tục để tập thể dục thì có thể tập 10-15 phút/lần, vài lần mỗi ngày.
3. Chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn một chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả và các sản phẩm từ sữa ít chất béo và chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm huyết áp của bạn lên tới 14mmHg. Bổ sung thêm kali bằng cách ăn 3-5 trái chuối chín hàng ngày.
4. Giảm natri (muối)
Thậm chí giảm chút ít natri trong chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm huyết áp từ 2-8mmHg. Nói chung, hạn chế lượng muối xuống dưới 2.300mg mỗi ngày hoặc ít hơn, người đã bị tăng huyết áp nên dùng ít hơn 1.500mg mỗi ngày. Ít ăn thực phẩm chế biến và đóng hộp.
Chỉ một lượng nhỏ natri tự nhiên trong thực phẩm là đủ. Đừng thêm muối, chỉ cần 1 muỗng cà phê muối đã có 2.300mg natri. Sử dụng các loại thảo mộc hoặc gia vị để thêm hương vị cho món ăn của bạn.
5. Hạn chế uống rượu
Nghiên cứu cho thấy, uống khoảng 1 ly rượu vang đỏ mỗi ngày thì nguy cơ tăng huyết áp có thể thấp hơn bởi vì rượu vang đỏ có chứa chất resveratrol được cho là có tác dụng bảo vệ tim và não. Không nên uống nhiều hơn.
6. Bỏ hút thuốc lá
Mỗi điếu thuốc bạn hút làm tăng huyết áp của bạn trong nhiều phút sau hút xong. Bỏ hút thuốc lá sẽ giúp trả lại huyết áp bình thường. Những người bỏ hút thuốc lá, bất kể tuổi tác, có sự gia tăng đáng kể tuổi thọ.
|
Chế độ ăn uống giàu ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm huyết áp. |
7. Uống cà phê vừa phải
Caffeine có thể làm tăng huyết áp khoảng 5-10mmHg ở những người hiếm khi uống cà phê, nhưng có rất ít hoặc không có tác động đến huyết áp ở những người uống cà phê thường xuyên thành thói quen.
Để xem caffeine có làm tăng huyết áp không, hãy kiểm tra huyết áp trong vòng 30 phút uống một thức uống chứa caffeine, nếu huyết áp của bạn tăng từ 5-10mmHg, bạn có thể nhạy cảm với caffeine, nếu đã vậy thì bạn nên hạn chế thức uống chứa caffeine.
8. Giảm stress
Stress mạn tính đóng góp quan trọng đối với bệnh tăng huyết áp. Stress có thể đóng góp cho huyết áp cao nếu bạn giải quyết stress bằng cách ăn thực phẩm không lành mạnh, uống rượu hay hút thuốc.
Biết stress gây nên, tránh và giải quyết dứt điểm bất cứ điều gì gây nên stress là cách tốt nhất, thử bàn bạc với mọi người trong gia đình hoặc nơi làm việc để tháo gỡ ngay khi có stress. Thử tập yoga, thiền khi bạn lâm vào stress sẽ có kết quả khả quan hơn.
9. Theo dõi huyết áp và khám sức khỏe thường xuyên
Giám sát tại nhà có thể giúp bạn theo dõi thường xuyên huyết áp, điều chỉnh ngay lối sống của bạn để đạt huyết áp mong muốn và cảnh báo cho bạn đồng thời thông tin cho bác sĩ của bạn để xử lý kịp thời. Thăm khám thường xuyên với bác sĩ cũng là chìa khóa để kiểm soát huyết áp của bạn.
Nếu huyết áp của bạn được kiểm soát tốt, bạn có thể cần phải đi khám chỉ mỗi 03- 06 tháng/ lần. Nếu huyết áp của bạn không được kiểm soát tốt, bác sĩ của bạn sẽ cho lịch hẹn tái khám thường xuyên hơn.
Khi đi khám, nên đưa cho bác sĩ xem nhật ký ghi chép huyết áp hàng ngày của bạn, những triệu chứng xuất hiện thời gian vừa qua, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn điều chỉnh lối sống tiếp theo nếu thấy cần thiết.
10. Tìm sự hậu thuẫn của người thân và bạn bè
Gia đình và bạn bè ủng hộ có thể giúp cải thiện sức khỏe của bạn. Họ có thể khuyến khích bạn để chăm sóc bản thân, nhắc bạn đi khám định kỳ hoặc tham gia vào một chương trình tập thể dục với bạn để giữ cho huyết áp ổn định.
Nếu bạn thấy cần hỗ trợ ngoài phạm vi gia đình và bạn bè của bạn, hãy xem xét tham gia một nhóm hỗ trợ hoặc hội viên của hội huyết áp địa phương. Điều này có thể giúp bạn liên lạc với những người có thể cung cấp cho bạn một lời khuyên thiết thực để đối phó với tình trạng của bạn.
(Theo TS.BS. Lê Thanh Hải / SK&ĐS)
">