Mặc dù phải 2 tháng nữa,ạmPhươngThảoháttrongđêmnhạcMạchnguồnVíGiặvàng 9999 hôm nay giá bao nhiêu 1 chỉ đêm nhạc Mạch nguồn Ví, Giặmdo Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội tổ chức mới công diễn tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô nhưng giới chuyên môn cho rằng chương trình sẽ thành công.
Kể từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay đã có hàng trăm bài hát viết về xứ Nghệ của hơn 80 nhạc sĩ, trong đó có những nhạc sĩ nổi tiếng như: Nguyễn Văn Tý, An Thuyên, Trần Hoàn, Thuận Yến, Tân Huyền, Trọng Loan, Trọng Bằng, Hồng Đăng, Lê Hàm, Hồ Hữu Thới, Nguyễn Trọng Tạo… Các nhạc sĩ đã làm nên một xứ Nghệ bằng nghệ thuật sử dụng ca từ mà Ví, Giặm là chất dân ca được sử dụng nhiều nhất.
Lắng nghe trái tim mình
Không ai chống được quy luật của tạo hóa, gần đây khá nhiều nhạc sĩ đã trở về với tổ tiên như cố nhạc sĩ Nguyễn An Thuyên (mất 2015), Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Trọng Tạo (mất 2019), Nguyễn Tài Tuệ, Hồng Đăng (mất 2022). Trong những lần đi viếng các nhạc sĩ tài ba của xứ Nghệ trên cương vị Chủ tịch Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội - ông Lê Doãn Hợp đã được nghe những giai điệu bất hủ của những người vừa nằm xuống. Là người nhiều năm hoạt động văn hóa, trong ông đã lóe lên một ý tưởng… từ trái tim mình, ông lắng nghe những giai điệu da diết.
Từng làm Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nên hơn ai hết ông Lê Doãn Hợp hiểu rằng, nhắc đến văn hóa xứ Nghệ không thể không nhắc đến dân ca và ngược lại, khi nói đến dân ca xứ Nghệ là đang nói đến một biểu hiện đặc trưng của văn hóa truyền thống nơi đây. Những nhạc sĩ kể trên trong suốt cuộc đời làm nghệ thuật đã đóng góp không nhỏ cho nền âm nhạc nước nhà, có nhiều tác phẩm hay về quê hương.
Điểm chung, 5 nhạc sĩ có tên trên đều sinh ra và lớn lên tại xứ Nghệ, có nhiều năm gắn bó nhiều với mảnh đất xứ Nghệ, có nhiều sáng tác về xứ Nghệ và được đông đảo người xứ Nghệ yêu thích. Riêng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý quê ở Sóc Sơn, Hà Nội nhưng sinh ra và lớn lên tại TP.Vinh, tỉnh Nghệ An.
Gần 2 năm chuẩn bị, những ấp ủ của ông Lê Doãn Hợp - nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội mới có cơ hội trở thành hiện thực. So với các chương trình tổ chức gặp mặt các nghệ sĩ, giáo viên, tổng biên tập báo tiêu biểu người Nghệ An tại Hà Nội; đưa sách về cho các trường học ở quê nhà thì tổ chức một đêm ca nhạc có chất lượng chuyên môn cao được đánh giá phức tạp hơn nhiều.
Mạch nguồn Ví, Giặm
Ý tưởng này đã được Ban Thường vụ Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội, các đồng chí nguyên lãnh đạo Hội, các doanh nhân xứ Nghệ, tất cả đều đánh giá đây là sự kiện nên làm, cần làm và nhiệt tình ủng hộ. Bởi đã là người xứ Nghệ ít nhiều đã từng nghe những giai điệu Ví, Giặm xứ Nghệ lắng đọng của quê mình, giai điệu đồng quê đó đã khiến cho các nhạc sĩ sáng tác những bản tình ca làm lay động trái tim hàng triệu người dân từ đời này sang đời khác… Trong những lần đi thăm, tặng quà cho học sinh, bộ đội biên phòng trên địa bàn huyện Tương Dương, ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai tại huyện Kỳ Sơn, Nghi Lộc... ý tưởng tổ chức dần được bồi đắp thêm.
Ban đầu chương trình dự định được đặt tên Đồng vọng Sông Lam bởi đối với người xứ Nghệ thì sông Lam, núi Hồng đã trở thành biểu tượng. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã có những câu thơ kiệt tác: “Sông đứng thành Hồng Lĩnh/Sông đi thành ví dặm trời xanh”. Tên gọi Đồng vọng Sông Lam chính là lối chơi chữ của ông đồ xứ Nghệ mà chúng ta vẫn thường thấy.
“Nhưng bàn đi, tính lại thấy cần phải có tên chương trình dân dã, gần gũi hơn nữa anh Lê Doãn Hợp đã quyết định đổi thành "Mạch nguồn Ví, Giặm”, bởi ngoài việc tri ân 5 cố nhạc sĩ, chương trình muốn ghi nhận các nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Tài Tuệ, Hồng Đăng, Nguyễn An Thuyên, Nguyễn Trọng Tạo là những người đã có công quảng bá, lan tỏa Ví, Giặm” - Trưởng BTC, Chánh Văn phòng Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội Nguyễn Công Khang chia sẻ.
Điều khá bất ngờ là Mạch nguồn Ví, Giặmlà một chương trình nghệ thuật của các tên tuổi lớn từ nhạc sĩ, ca sĩ, đạo diễn, cố vấn nghệ thuật, tại được tổ chức tại một địa điểm sang trọng Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (đêm 14/5) nhưng BTC chương trình lại quyết định không tổ chức bán vé.
Dự kiến 1.000 giấy mời sẽ được chuyển đi. Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội muốn mọi người, nhất là thế hệ trẻ, sinh viên nghèo đều có cơ hội được tham gia vào một chương trình nghệ thuật đặc sắc diễn ra vào đúng thời điểm kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5.
Đến giờ công tác vận động tài trợ đang được BTC huy động ráo riết từ rất nhiều nguồn khác nhau. Từ những bạn sinh viên góp 200 nghìn tiền ăn sáng đến lão tướng Nguyễn Quốc Thước 98 tuổi (5 triệu đồng), ngày nào cũng điện hỏi thăm, lo lắng kinh phí tổ chức thiếu. Các doanh nhân xứ Nghệ tại Hà Nội và trong cả nước đã và đang chung tay cho sự kiện âm nhạc lớn, tầm cỡ.
Hay nhưng rẻ, rẻ nhưng hay
“Hay nhưng mà rẻ, rẻ nhưng mà phải hay”, Chủ tịch Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội - ông Lê Doãn Hợp đã chỉ đạo BTC đêm nghệ thuật rất cụ thể. Là một chương trình nghệ thuật do Hội đồng hương tổ chức nhưng mọi khâu đều phải quy mô, chuyên nghiệp, chú trọng đến chất lượng chuyên môn. Hội đồng nghệ thuật bao gồm: ông Lê Doãn Hợp, đạo diễn NSND Lê Tiến Thọ, Thượng tá, nhạc sĩ An Hiếu - Phó Trưởng khoa Quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội cùng các nhà chuyên môn, nhà tổ chức sự kiện cùng đại diện 5 gia đình nhạc sĩ tuyển chọn nhạc phẩm, ca sĩ thể hiện.
Chương trình do NSND Lê Tiến Thọ làm Tổng đạo diễn với sự góp mặt của 11 tên tuổi: ca sĩ Thanh Lam, Anh Thơ, Phạm Phương Thảo, Bùi Lê Mận, Huyền Trang, Đinh Trang, Lương Nguyệt Anh, Đỗ Tố Hoa, Đức Long, Tiến Lâm, Vũ Thắng Lợi.
Nhạc sĩ An Hiếu chia sẻ: "Khó có thể nói hết cảm xúc của gia đình chúng tôi khi được Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội thông báo sẽ chọn 3 bài hát của cha tôi cho đêm công diễn, nơi suối vàng chắc cha tôi cũng vui lắm, bởi những đóng góp trong cuộc đời nghệ thuật của cha tôi thêm lần nữa được ghi nhận”.
Đây là lần đầu tiên một hội đồng hương cấp tỉnh tổ chức sự kiện âm nhạc tầm cỡ nên mọi người giới chuyên môn đang háo hức đón chờ, phần lớn mọi người nhìn vào các chuẩn bị và tin rằng, Mạch nguồn Ví, Giặm là một chương trình nghệ thuật đáng xem.
An Thanh