Trồng rau trong túi có nhiều ưu điểm,ốconmáchcáchtrồngrautrongtúirẻtiềnnăngsuấtrực tiếp bóng đá pháp so với phương pháp trồng trong thùng xốp truyền thống.
Anh Nguyễn Hồng San là một ông bố của 2 cậu con trai từng gây sốt với phương pháp trồng cây khá lạ ở Việt Nam - Trồng bằng túi. Gọi là lạ vì ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp, thủy canh trong ống hay các khay nhiều tầng.
Để trồng rau tại nhà, anh San may 2 loại túi: 1 gallon (khoảng gần 4 lít) cho hầu hết các cây rau nhỏ như mồng tơi, muống, dền,... và túi 2 gallon cho các cây thân leo: cà chua, dưa chuột. Các túi được đặt trong một máng/khay/pool nước có mực nước cao khoảng 2-4cm để tự động hút nước lên khi cây cần. Phương pháp này giống với nguyên lý của các chậu thông minh hoặc các hộp earthbox: có một phần ngập nước để thẩm thấu nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho rễ cây.
Ưu điểm của phương pháp trồng cây bằng túi
- Bộ rễ phát triển tốt do không khí lưu thông tốt qua túi vải vào đất, kỹ thuật này gọi là "air pruning". Nhiều các cây trồng như gừng, khoai tây trồng bao tải cho năng suất cao hơn một phần có thể vì lí do này.
- Tưới tiêu tự động, không lo úng hạn:
Nước được thẩm thấu từ máng nước lên theo nhu cầu của cây. Mùa hè luôn yên tâm cây phát triển rất tốt, máng nước có lỗ thoát nước để hạn chế mực nước thì không bao giờ lo việc cây bị ngập úng. Ở nước ngoài, mọi người còn thiết kế phao ngắt nước và nối thẳng nguồn nước vào và không bao giờ phải lo đến việc tưới tiêu cả nhưng anh San thì hài lòng vời việc vài ngày tưới 1 lần cho chân tay vận động.
- Tiện cho việc bón phân:
Anh San thường hòa phân (nước vo gạo, nước tiểu, nước rỉ rác) vào nước và đổ vào máng. Nó sẽ tránh cho các bạn việc tưới phân vào lá cây và giúp việc bổ sung dinh dưỡng thường xuyên cho cây. Phương pháp này cũng hạn chế việc rửa trôi các chất dinh dưỡng (các loại muối và chất vi lượng) trong đất xuống đáy thùng.
- Không cần gieo hạt riêng ở khay hoặc viên nén. Bạn có thể gieo trực tiếp vào túi - túi vừa là bầu ươm vừa là bầu trồng. Theo anh San quan sát thì hạt nảy mầm nhanh và tốt, không phải tưới hàng ngày.
- Linh hoạt trong bố trí:
Các túi khá nhỏ và nhẹ nên tiện cho việc sắp xếp, quy hoạch lại vườn, bố trí lại các cây để tối ưu không gian khá dễ dàng và phù hợp với phụ nữ, người già và trẻ em. Điểm này khiến anh San thích thú vì thỉnh thoảng các con cũng tham gia làm đất, khuân vác, làm vườn với bố.
Anh cũng có thể bố trí lại vườn theo ý của mình hoặc kết hợp các cây với nhau để tiết kiệm không gian, tối ưu mặt bằng khi cây đã phát triển. Ví dụ cây đậu bắp cao 2m, không gian dưới tán cây mùng tơi và rau muống vẫn có thể phát triển được.
Hơn nữa, việc trao đổi, cho tặng cây cối cũng dễ. Anh thường ươm cây và mang sang cho ông bà trồng rất tiện.
- Tiết kiệm đất:
Vì rễ cây phát triển tự do trong túi và có thể đâm ra ngoài túi nên mặc dù túi khá nhỏ nhưng vẫn trồng được cây lớn hoặc nhiều cây. Năm ngoái, anh San trồng vài cây đậu bắp trong túi 1 gallon mà cây phát triển tốt, cao hơn 2m, ra quả nhiều.
- Chi phí rẻ:
Anh San may túi bằng vải không dệt (dùng khoảng được 2 mùa) vì ban đầu anh trót mua loại hơi mỏng, có giá khoảng 70.000 đồng/kg. Mỗi kilogam may được khoảng 300-400 túi 1 gallon, trong đó 25 túi được 1m2 xanh. Tuy nhiên, anh San khuyên mọi người nên mua vải địa kỹ thuật - bền hơn, đỡ mất công may vá (dùng được khoảng 5 năm) và may được túi dung tích to hơn.
Về máng/khay chứa, anh San đóng bằng gỗ pallet khá rẻ, lót đáy nilon trong. Một khay 2m x 1.2m giá thành nguyên vật liệu mất khoảng 120.000 đồng, còn 1 máng dài 2m thì mất khoảng 100.000 đồng rất tiện treo ban công.
- An toàn:
Túi vải không dệt thường là làm từ nhựa PE khá an toàn. Còn vải địa, mọi người có thể chọn những loại vải làm từ PE/HPDE để đảm bảo. Nilon lót đáy chọn loại làm từ nhựa nguyên sinh PE. Năm trước, anh dùng bạt 2 mặt chống nước nhưng năm nay thay hết vì sợ không an toàn. Theo anh nghĩ cách trồng này có thể an toàn hơn thùng xốp hoặc chậu nhựa bán ở ngoài.
- Năng suất cao hơn:
Vì bộ rễ phát triển tốt, cây phát triển nhanh, dinh dưỡng bổ sung thường xuyên nên năng suất cao hơn.
Nhược điểm:
- Vì máng chứa nước nên có thể sẽ bị muỗi đẻ bọ gậy nếu không có phiện pháp xử lý.
Thường thì bên nước ngoài sẽ có dung dịch hữu cơ để bọ gậy không sống được, hoặc dùng sỏi phủ bên trên. Anh San thì hay cho nước tiểu, nước vo gạo pha loãng vào máng - có lẽ do môi trường axit nên bọ gậy không sống được nhưng vì nó axit nên có 1 loại bọ trắng ngoe nguẩy, phải nhìn kỹ lắm mới thấy.
Anh cũng hạn chế vấn đề này bằng cách cho nước vừa đủ vào máng để nó cạn trong vài ngày, để thêm 1 ngày rồi mới cho thêm nước (khi máng cạn nước cây vẫn sống được thêm 2-3 ngày mà không bị ảnh hưởng)
- Kỳ công và phức tạp:
Việc may vá cần máy may mới chủ động. Anh San thường dùng máy của vợ tranh thủ làm cuối tuần và buổi tối kết hợp trông con. Anh may quen tay thì mất khoảng 2 phút 1 túi. Hai ngày cuối tuần vừa làm vừa chơi được khoảng 200 - 300 túi.
Các bạn có thể dùng lại túi vải siêu thị hoặc túi mua sắm hoặc thậm chí bao tải. Tuy nhiên nhược điểm là ko chủ động kích thước, mỏng, nếu không xử lý lại đáy thì bị bè ra, đứng không vững lắm mà tốn diện tích.
Theo Khám phá