Tính từ 18h ngày 6/7 đến 18h ngày 7/7, TP ghi nhận 766 ca Covid-19 gồm bệnh nhân 22072-22341, 22395-22741, 22923-23071.
HCDC thông tin thêm, 766 ca Covid-19 có 580 trường hợp là các tiếp xúc được truy vết, đã cách ly hoặc trong khu vực phong tỏa và 186 trường hợp đang điều tra dịch tễ.
Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP đã có tổng cộng 8.151 bệnh nhân Covid-19 được Bộ Y tế công bố.
TP.HCM phong tỏa một đoạn đường do liên quan ca mắc Covid-19 ở quận 12 |
Từ 0h ngày 9/7, toàn TP.HCM sẽ áp dụng Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày. Người dân được yêu cầu chỉ được ra khỏi nhà trong các trường hợp cần thiết: mua thực phẩm, thuốc men, thực hiện công vụ.
Trước tình trạng người dân đổ xô tích trữ hàng hóa trong những ngày qua, HCDC cho biết TP đã làm việc với các chuỗi cung ứng, hệ thống doanh nghiệp để gia tăng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người dân thông qua các kênh mua bán hiện đại, giao dịch qua thương mại điện tử, đảm bảo nguồn cung ứng dồi dào và tăng thời gian hoạt động của các điểm bán hàng.
HCDC đề nghị người dân không nên lo lắng về việc thiếu hụt lương thực, thực phẩm trong tất cả các tình huống. Hạn chế di chuyển và tập trung đông người tại các khu vực mua sắm để đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch.
Đồng thời, người dân hãy tin tưởng, chung sức cùng lãnh đạo TP trong thời gian 15 ngày giãn cách xã hội. Phát huy tinh thần mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là pháo đài chống dịch. Đồng thời ủng hộ, cảm thông khi TP áp dụng giãn cách xã hội.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM
Các chuỗi lây nhiễm này được phát hiện ở khu dân cư, chợ, trại giam và các công ty.
" alt=""/>TP.HCM thêm 766 ca CovidTheo thông tin từ Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng, tại buổi làm việc với Sở TT&TT tỉnh Khánh Hòa nhằm chia sẻ kinh nghiệm tổ chức triển khai Đề án Số hóa truyền hình vừa diễn ra cuối tháng 12/2015, ông Phạm Kim Sơn, Giám đốc Sở nhấn mạnh: tỉnh Khánh Hòa cần chú trọng đầu tư về mặt truyền thông, phát huy tối đa vai trò của các cơ quan báo chí, đặc biệt là Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Khánh Hòa, bởi đây là đề án liên quan trực tiếp đến lợi ích của từng người dân, từng hộ gia đình.
Bên cạnh đó, cần giúp người dân hiểu rõ bản chất vấn đề, đồng thuận và tự động chuyển đổi sang truyền hình số, như vậy vấn đề triển khai sẽ đơn giản và bớt áp lực hơn.
"Đà Nẵng cũng sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ tỉnh Khánh Hòa trong việc giải đáp, cung cấp thông tin cho người dân về Số hóa truyền hình thông qua đường dây nóng, các kênh giải đáp thông tin của Trung tâm Thông tin Dịch vụ công", ông Phạm Kim Sơn nói.
Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Cẩm, Phó Giám đốc Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng, Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo số hóa truyền hình thành phố Đà Nẵng, trong thời gian qua, Sở TT&TT thành phố đã tiếp nhận nhiều đề nghị chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện số hóa truyền hình từ các tỉnh, thành trên khắp cả nước. Sở đã tích cực cung cấp thông tin, tư liệu qua nhiều hình thức và buổi làm việc với Sở TT&TT tỉnh Khánh Hòa là buổi làm việc trực tiếp đầu tiên.
Như ICTnews đã đưa, ngày 1/11/2015, Ban chỉ đạo Số hóa truyền hình Việt Nam đã công bố Đà Nẵng là thành phố đầu tiên của ASEAN hoàn thành số hóa truyền hình.
Để có thể tắt được sóng truyền hình analog ở Đà Nẵng, hàng loạt các công việc đã được triển khai khẩn trương. Trong đó có hai việc quan trọng nhất là VTV phải nâng cấp phủ sóng truyền hình số ở Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam để đảm bảo chất lượng thu xem truyền hình của người dân. Cùng đó, ngày 28/10/2015, Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam cũng đã hoàn thành việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.
" alt=""/>Đà Nẵng tiết lộ kinh nghiệm số hoá truyền hình thành công