Tại họp báo cung cấp thông tin chiều 18/11,ênkếhoạchđiềutrịcùnglúcbệnhnhâket qua bong da tay ban nha bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết, ngành y tế đã xây dựng phương án cụ thể, sẵn sàng với từng mức F0 đang tăng cao trong cộng đồng.
Hiện nay, mục tiêu chung của TP phải đáp ứng, duy trì thành quả chống dịch thời gian qua, kéo giảm ca nhập viện và tử vong, củng cố hệ thống y tế.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai tại họp báo chiều 18/11. |
Sở Y tế TP.HCM đã cùng các sở, ngành bàn biện pháp, xây dựng kịch bản cụ thể và trình Thường trực Ủy ban TP các phương án.
Theo dự kiến, lực lượng nhân sự y tế của thành phố có thể đáp ứng ngay khi phát sinh sự cố ca nhiễm tăng cao, là 9.100 bác sĩ và 19.600 điều dưỡng. Đây là lực lượng đã được cọ xát trong đợt dịch vừa qua, giàu kinh nghiệm chống dịch, sẵn sàng xử lý mọi tình huống.
Bên cạnh đó, Sở Y tế lên kịch bản chuẩn bị về khả năng đáp ứng thu dung điều trị F0. Cụ thể, TP sẵn sàng giường bệnh, giường ICU, giường ô xy tiếp nhận cùng lúc 120.000 F0. Ngành Y tế TP đã xây dựng 7 kịch bản tương ứng với từng mức F0 cần điều trị.
“Số liệu cụ thể chúng tôi sẽ cung cấp khi lãnh đạo TP chấp nhận các kịch bản trên”, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết.
TP.HCM hiện vẫn duy trì một số Trung tâm Hồi sức Covid-19 cho bệnh nhân nặng và nguy kịch. |
Cũng tại họp báo, bà Mai cho biết, đã chấn chỉnh tình trạng F0 cách ly tại nhà không nhận được thuốc C. Đây là thuốc có nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng với các điều kiện khắt khe. Cụ thể, chỉ định cho các F0 tại nhà triệu chứng nhẹ, trong độ tuổi từ 18-65 tuổi, không có bệnh nền, không có thai và cho con bú, không có kế hoạch có thai.
Bên cạnh đó, TP vừa xảy ra sự cố liên quan đến thuốc kháng virus tại quận Bình Tân, nên 1 số trạm y tế bị chững lại trong việc cấp thuốc C cho F0 tại nhà. Tuy nhiên, đến nay đã có cải thiện đáng kể.
“Cách đây 1 tuần, TP còn 20.000 túi thuốc C trong kho nhưng đến nay chỉ còn 2.000 gói, các đơn vị đã triển khai tốt”, bà Huỳnh Mai dẫn chứng
Sở Y tế đã đề xuất Bộ Y tế cung ứng 100.000 túi thuốc C, dự trù cho tình huống ca nhiễm lên, đảm bảo theo dõi chăm sóc F0 tại nhà.
Bên cạnh đó, TP.HCM đã củng cố các lực lượng hỗ trợ, kích hoạt hệ thống Thầy thuốc đồng hành với 2.000 bác sĩ, tham gia tư vấn hỗ trợ F0. Tổng đài 1022 nhánh 3,4 vẫn được duy trì để hỗ trợ sức khỏe người bệnh Covid và không Covid.
Nhiều F0 tại TP.HCM phản ánh rất khó tiếp cận túi thuốc C. |
Ngoài ra, đội đặc nhiệm HCDC là mô hình mới, ra mắt khoảng 1 tuần nhưng thời gian hoạt động thực tế 3-4 tuần. Đội được nâng cấp từ tổ phản ứng nhanh trước đây, bám sát tình hình dịch của 22 quận huyện, TP Thủ Đức để có những đề xuất kịp thời, nâng cao hiệu quả phòng dịch.
Sở Y tế cũng đã chấn chỉnh các bệnh viện phải có quy trình tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19 khi đến thăm khám trước phản ánh có bệnh viện từ chối nhận F0.
“Bệnh viện xanh không phải là bệnh viện không Covid-19, mà bệnh viện phải có quy trình an toàn, xử lý an toàn, tiếp nhận thu dung bệnh nhân Covid-19 khi đến khám, không lây nhiễm trong bệnh viện”, Chánh văn phòng Sở Y tế thông tin.
Thông tin tại họp báo, Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP.HCM cho biết số bệnh nặng phải thở máy hiện còn 302 ca, đang ở mức cao, 42 ca tử vong trong ngày. Những ngày gần đây, số ca nhập viện tại TP.HCM luôn cao hơn số ca xuất viện.
Linh Giao
Hơn một nửa số ca tử vong vì Covid-19 ở TP.HCM trên 65 tuổi
Trong hơn 17.000 người tử vong vì Covid-19 ở TP.HCM, có hơn 50% số ca trên 65 tuổi.