“Chúng tôi có trong tay nhiều bằng chứng về hoạt động của Huawei và ZTE không chỉ tại Cộng hòa Séc mà còn tại nhiều quốc gia khác, cho thấy nhiều nguy cơ từ công cụ lập trình và kỹ thuật mà hai công ty này cung cấp cho khách hàng phục vụ cho lợi ích của chính phủ Trung Quốc”, NCISA ra tuyên bố nhưng không công bố bằng chứng.
NCISA nói nguy cơ từ sản phẩm Huawei và ZTE là không thể coi thường, đồng thời cảnh báo các công ty Trung Quốc quan hệ với chính phủ Bắc Kinh có thể làm rò rỉ thông tin mật qua sản phẩm của các thương hiệu này.
Giám đốc Dušan Navrátil của NCISA cho biết do luật Trung Quốc yêu cầu các công ty tư nhân trong nước phải hợp tác với cơ quan tình báo nên sẽ có rất nhiều nguy cơ từ việc này.
Nhiều quốc gia khác, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, đã cấm Huawei không được tham gia phát triển mạng 5G tại các nước này do lo ngại nguy cơ gián điệp mạng.
Nguyễn Minh - Trần Duy Tiến - Trần Thanh Thủy (theo Softpedia)
" alt=""/>Séc cảnh báo Huawei gây hại cho an ninh quốc giaCách đây chưa lâu, một bài báo gây sốc được xuất bản bởi tờ The New York Times đã miêu tả chi tiết những con số khổng lồ về dữ liệu vị trí mà các ứng dụng thu thập được từ bạn (vâng, nhiều hơn so với bạn nghĩ đấy), và cách chúng sử dụng dữ liệu đó để kiếm tiền từ các loại hình quảng cáo hướng đối tượng. Phương thức này không hề mới, nếu không muốn nói là cực kỳ phổ biến, nhưng bài báo nói trên đã đi sâu hơn vào những chi tiết mà chúng ta chưa từng được biết trước đây.
Trước khi bạn phát hoảng và nhảy vào phần cài đặt điện thoại để tắt chia sẻ dữ liệu vị trí với mọi ứng dụng đang cài, bạn nên biết ứng dụng nào cần dịch vụ vị trí được bật để hoạt động, và ứng dụng nào không. Quan trọng hơn, bạn nên biết tại sao một số ứng dụng lại cần dữ liệu đó. Dưới đây là những thông tin được trang tin How-To Geek cung cấp.
Tùy thuộc vào từng ứng dụng, có vô vàn những lý do tại sao chúng lại yêu cầu được biết dữ liệu vị trí của bạn. Một số ứng dụng cần dữ liệu vị trí của bạn để có thể hoạt động được, một số dùng dữ liệu đó để mang đến những tính năng tiện ích cho người dùng, và một số khác...chẳng hề cần đến dữ liệu vị trí.
Thay vì liệt kê từng ứng dụng một và cho bạn biết tại sao chúng lại cần dữ liệu vị trí của bạn, dưới đây là một số thể loại ứng dụng thường yêu cầu dữ liệu vị trí:
: với dữ liệu vị trí của bạn, các ứng dụng thời tiết có thể cung cấp cho bạn dự báo thời tiết của chính khu vực bạn đang đứng, đặc biệt là các ứng dụng thời tiết tập trung vào khu vực như Dark Sky chẳng hạn.
: các ứng dụng điều hướng yêu cầu dữ liệu vị trí của bạn để thực hiện chỉ đường, và hầu hết các ứng dụng du lịch sử dụng dữ liệu vị trí để giúp bạn tìm ra những địa điểm thú vị gần nơi bạn tới. Ngoài ra, các ứng dụng đi nhờ xe (như Uber và Grab) sử dụng dữ liệu vị trí và cho tài xế biết chính xác nơi nào hành khách đang đứng chờ.
: các ứng dụng chạy bộ và thể dục thể thao sử dụng dữ liệu vị trí để theo dõi quãng đường bạn chạy, bao gồm độ dài quãng đường và thời gian chạy trên quãng đường đó.
các ứng dụng mạng xã hội yêu cầu dữ liệu vị trí trong trường hợp bạn muốn "check-in" hoặc tag chính bạn vào một địa điểm nào đó.
: dữ liệu vị trí của bạn được sử dụng để định vị địa lý (geofencing), nhờ đó các thiết bị trong nhà có thể tự động tắt/mở khi bạn rời/về nhà.
: nhiều ứng dụng cửa hàng bán lẻ yêu cầu dữ liệu vị trí của bạn để làm những việc rất đơn giản, như tìm một địa điểm nào đó gần nhất với nơi bạn đang đứng dễ dàng hơn.
: khá thú vị là các ứng dụng máy ảnh cũng sử dụng dữ liệu vị trí của bạn, chủ yếu để chèn thông tin vị trí vào dữ liệu EXIF trong ảnh.
: rất ít trò chơi đòi hỏi dữ liệu vị trí của bạn, nhưng một số trò chơi như Pokemon Go không thể hoạt động nếu không có dữ liệu này.
: hầu hết các ứng dụng live stream TV sẽ cần dữ liệu vị trí của bạn để xác nhận các nội dung không được phát trong những khu vực nhất định và một số tính năng khác, đặc biệt là các ứng dụng stream thể thao.
Khi bạn đã biết tại sao các ứng dụng lại hỏi dữ liệu vị trí của mình, hãy sang phần tiếp theo: tìm hiểu ứng dụng nào cần dữ liệu vị trí, và ứng dụng nào không.
Sự thật là, rất ít ứng dụng cần dữ liệu vị trí của bạn. Nếu có, phần lớn thời gian chúng chỉ dùng dữ liệu này để mang lại một số tính năng tiện ích bổ sung, có cũng được, không có cũng không sao - đó là các tính năng giúp tự động thực hiện các bước mà bạn sẽ phải tự làm nếu không cung cấp dữ liệu vị trí.
Ví dụ, bạn có thể tự tay nhập mã khu vực vào nhiều ứng dụng khác nhau, mà thông thường chúng sẽ sử dụng GPS của điện thoại để tự động xác định khu vực đó (như các ứng dụng thời tiết và mua sắm). Đúng là tự làm sẽ hơi bất tiện một chút, nhưng có phải lúc nào bạn cũng phải cung cấp chính xác vị trí của mình đâu? Tất nhiên, sẽ dễ dàng hơn và nhanh hơn nếu để các ứng dụng tự tìm ra vị trí của chúng ta, và điều đó cũng ổn thôi, chẳng có gì đáng lo ngại cả.
Một số ứng dụng lại hoàn toàn vô dụng nếu bạn không kích hoạt dịch vụ vị trí, trong đó nổi bật nhất là các ứng dụng điều hướng. Không biết chính xác vị trí của bạn, Google Maps sẽ chẳng biết khi nào nên nói bạn rẽ trái vào một con đường cách nơi bạn đang đứng 90 mét cả.
Các ứng dụng chạy bộ và đạp xe là một vài ví dụ khác. Bạn về cơ bản không cần cung cấp dữ liệu vị trí cho chúng, nhưng nếu làm vậy, bạn sẽ chẳng thể theo dõi quãng đường chạy bộ của mình. Và nếu không làm được điều đó thì ứng dụng cũng chẳng mang lại ích lợi gì.
Với những ứng dụng mà bạn không thể tắt hoàn toàn dịch vụ vị trí như trên, bạn có thể thay đổi thiết lập để chỉ cho phép chúng thu thập dữ liệu vị trí khi bạn đang mở ứng dụng và ứng dụng đang chạy, qua đó hạn chế bớt lượng dữ liệu vị trí bị các ứng dụng này thu thập.
Không may là, dù dịch vụ vị trí đã được tắt đi đối với nhiều ứng dụng, vẫn có những cách khác để biết được vị trí của bạn.
Đầu tiên, chỉ cần kết nối Internet thôi cũng đủ để khiến bạn bị lộ vị trí gần chính xác (vị trí tương đối). Các dịch vụ có thể sử dụng địa chỉ IP để nắm được vị trí của bạn thông qua mã vùng (zip code). Dù không chính xác như GPS trên điện thoại, ít ra đó cũng là dữ liệu có giá trị.
Như đã nói ở trên, ngay cả khi bạn không bật dịch vụ vị trí trong ứng dụng thời tiết, bạn vẫn phải nhập mã vùng hoặc tên thành phố để có thể nhận được dự báo thời tiết. Do đó, dù các ứng dụng không biết được chính xác vị trí của bạn, chúng vẫn đoán được thành phố nơi bạn đang sống và những khu vực bạn có thể sẽ ghé thăm thường xuyên.
Và hẳn bạn đã biết rằng, nhiều ứng dụng và dịch vụ vẫn tiếp tục theo dõi bạn, dù bạn đã tắt mọi cài đặt theo dõi vị trí rồi chứ?
" alt=""/>Tại sao nhiều ứng dụng muốn truy cập vào vị trí của bạn, và ứng dụng nào thực sự cần dữ liệu đó?Phantom Chaser(tên tiếng Việt: Kẻ Săn Bóng Ma) sẽ đưa bạn khám phá một thế giới giả tưởng nơi lũ Quái Vật đang lên kế hoạch triệu hồi Chúa tể Hủy Diệt quay lại tàn sát thế giới loài người qua Khe nứt Không gian. Trong khi lũ Quái vật đã lôi kéo thành công Những Hiệp sĩ Đen, giật dây chợ Yêu tinh, triệu hồi vô vàn quái vật hồng hoang; thì Hiệp hội Pháp sư Hoàng gia phải tìm cách liên thủ với một loạt tổ chức như Hội điệp viên Hoa Hồng Đen, Cái Chết Ngọt Ngào .v.v. và đặc biệt là phải nhanh chóng tìm ra một người có khả năng thống nhất tất cả các Thợ săn trên thế giới để chặn đứng âm mưu của Quái vật.
Thế mạnh đầu tiên mà người chơi có thể cảm nhận về game là đồ họa 3D trau chuốt và ấn tượng. Chất lượng đồ họa của Phantom Chaserđã được chứng minh khi giành giải “Đồ họa đẹp nhất” Giải Unity Hàn Quốc năm 2017. Nhà phát triển Floppy Games đã rất kỳ công khi xây dựng mỗi nhân vật Bóng ma trong game. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra những Dracula, Frankenstein, Succubus của phương Tây, thần Anubis của nền văn minh Hy Lạp; hay thậm chí là Cửu vỹ hồ yêu vĩ đại của truyền thuyết Trung Hoa.. .
Trong game, 130 nhân vật Bóng ma từ Đông Tây Kim Cổ này đều được cách điệu hóa một cách rất thu hút mà không mất đi nét đặc trung vốn có.
Lối chơi của Phantom Chasercũng là một sự đột phá khi game cho phép người chơi điều khiển nhân vật tự do, thậm chí là di chuyển vị trí từ lính cận chiến lui về đánh tầm xa, hay thay vì tấn công dàn trải chỉ tập trung hỏa lực tiêu diệt 1 mục tiêu đối phương v.v. tạo nên một phong cách chơi thực sự linh hoạt và mới mẻ. Nhà phát triển Floppy Games còn tham vọng giải phóng khả năng chiến thuật của người chơi đến không giới hạn bằng chế độ Mô phỏng (Mimicing).
Các Bóng ma được mô phỏng sẽ xuất hiện dưới hình dáng nhân vật của bạn, nhưng có khả năng thi triển mọi kỹ năng mô phỏng mà bạn không sở hữu. Chế độ này giúp làm phong phú thêm gameplay với việc cung cấp những khả năng vô tiền khoáng hậu để vượt qua mọi thử thách.
Kẻ săn Bóng ma sẽ hỗ trợ 7 ngôn ngữ bao gồm: tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Đài Loan, tiếng Trung, tiếng Việt và tiếng Hàn. Hiện game đã chính thức mở cửa cho game thủ Đăng ký sớm để nhận những quyền lợi dành riêng cho những người nhanh chân.
Đăng ký sớm ngay tại!: goo.gl/b6VVQx
Để biết thêm thông tin, vui lòng ghé thăm:
Fanpage chính thức : www.facebook.com/PhantomChaserVN
Đăng ký sớm ngay!: goo.gl/b6VVQx
" alt=""/>Phantom Chaser