
Lần cuối chúng ta được chào đón thành viên mới của gia đình Mi là khi nào? Nếu bạn đã quên thì xin nhắc, chiếc Xiaomi Mi 4 được mở bán vào mùa hè năm 2014. Tức là đã cách đây gần 2 năm và có lẽ là đủ lâu để nhiều người thấy nhớ. Vậy sau 2 năm xa cách, Xiaomi đã chuẩn bị những gì cho con cưng Mi 5? Sự chờ đợi này có đáng với những kỳ vọng của chúng ta hay không?
1. Đánh giá chung
Đầu tiên hãy cùng điểm lại những thông số chính của Xiaomi Mi 5:
Màn hình IPS LCD 5,15 inch; độ phân giải 1080p; mật độ điểm ảnh 428ppi; kính cường lực Gorilla Glass 4
Model 32GB trang bị chipset Snapdragon 820 (2x 1.8 GHz và 2x 1.6GHz); RAM 3GB
Model 64GB trang bị chipset Snapdragon 820 (2x 2.15 GHz và 2x 1.6GHz); RAM 3GB
Model 128GB trang bị chipset Snapdragon 820 (2x 2.15 GHz và 2x 1.6GHz); RAM 4GB
Camera 16MP; khẩu độ f/2.0 với khả năng lấy nét tự động; chống rung quang học 4 trục; đèn LED flash 2 tông màu; quay video 2160 30fps
Cat.12 4G LTE (600Mbps); hai SIM; Wi-Fi a/b/g/n/ac; Bluetooth 4.2; NFC; GPS, GLONASS và Beidou; IR blaster
Android 6.0 Marshmallow với MIUI 7
Pin 3.000 mAh không tháo rời, có khả năng sạc nhanh
Điểm mạnh:
Giá hấp dẫn
Điểm yếu:
Chỉ bán tại một số khu vực trong thời điểm hiện tại
Không có khe cắm thẻ nhớ microSD
Pin không tháo rời
Không bắt được FM Radio
2. Đánh giá phần cứng
Xiaomi Mi 5 là một trong những siêu phẩm hấp dẫn nhất thị trường nhưng phần hộp của nó không có gì đặc biệt. Bên trong hộp là một chiếc cáp USB-C và củ sạc nhanh. Đương nhiên, với mức giá rẻ như vậy, bạn phải chấp nhận thiếu đi đôi tai nghe cùng bộ.
Với màn hình 5,15 inch, Xiaomi Mi 5 là một trong những sản phẩm gọn gàng và có trọng lượng nhẹ nhất trong số những smartphone có kích cỡ lớn như vậy. Số đo cụ thể của sản phẩm này là 144,6 x 69,2 x 7,3 mm, tức là dài hơn 2mm nhưng lại hẹp hơn và mỏng hơn chiếc Galaxy S7 5,1 inch. Mi 5 nặng 129 gram, tức là nhẹ hơn 23 gram so với Galaxy S7.
 |
|
Về mặt thiết kế, bạn có thể “yêu” Mi 5 ngay từ cái nhìn đầu tiên. Siêu phẩm này sở hữu thiết kế phủ kính 2 mặt quen thuộc với điểm nhấn là phần cạnh viền màu bạc chạy dọc thân máy. Cả 2 mặt đều làm từ loại kính Gorilla Glass 4. Cạnh sau hơi cong một chút còn cạnh trước phẳng tuyệt đối. Nhờ mặt lưng thiết kế hơi vát này, chiếc điện thoại trở nên gọn gàng bên trong bàn tay của người cầm cũng như tạo nên cảm giác chắc chắn, thanh thoát cho sản phẩm.
Nhờ lớp sứ bên trên, bạn sẽ không lo để lại dấu tay trên sản phẩm khi cầm nắm. Dù sứ là một chất liệu khá nặng so với các chất liệu khác thường được sử dụng làm phần vỏ smartphone nhưng bạn sẽ không cảm thấy được sự khác biệt về trọng lượng.
Về phần nút điều khiển thì không có gì đặc biệt với chiếc Mi 5. Cạnh trên mặt trước là vị trí của đèn LED thông báo và một vài cảm biến ở bên trái, chiếc camera selfie 4MP UltraPixel cũng được đặt ở vị trí này, hơi chếch về bên phải.
Bên dưới màn hình là một nút Home mới kèm theo cảm biến vân tay. Nút tác vụ và nút quay lại được thiết kế ở xung quanh nút home với các chấm nhỏ và đèn nền trắng. Mất khoảng 20 giây để thiết lập cảm biến vân tay và nó có khả năng nhận ra vân tay của bạn ngay lập tức từ sau khi thiết lập. Tuy nhiên, không phải lúc nào chức năng này cũng bật nhưng bạn chỉ cần ấn ngón tay vào nút Home là màn hình sẽ lập tức được mở, thậm chí còn nhanh hơn cả trên iPhone 6S.
Các nút điều chỉnh âm lượng và nút nguồn được thiết kế ở cạnh phải, trong khi đó cạnh trái chỉ có duy nhất một vị trí cho khe SIM kép. Cạnh trên cùng của Mi 5 là IR blaster (tính năng điều khiển TV), mic phụ và khe cắm audio. Bạn cũng có thể nhìn thấy các viền ăng-ten ở phần này. Cạnh dưới của Mi 5 là chỗ cho cổng USB-C, mic chính và các lỗ loa. Cuối cùng, mặt sau sản phẩm là camera chính 16MP không lồi cùng cụm đèn LED kép hai tông màu. Ông kính được bảo vệ bởi kính saphire.
3. Đánh giá màn hình, pin và khả năng kết nối
" alt="Xiaomi Mi 5: Không thể kỳ vọng nhiều hơn với một smartphone giá rẻ"/>
Xiaomi Mi 5: Không thể kỳ vọng nhiều hơn với một smartphone giá rẻ
Ngày 25/11/2016, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng công trình Trung tâm Phân tích Thí nghiệm và Văn phòng Viện Dầu khí Việt Nam tại Khu công nghệ cao Tp. HCM. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng được tổ chức trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 55 Ngày Truyền thống Ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 - 27/11/2016).
 |
Lễ cắt băng khánh thành Tòa nhà Trung tâm Phân tích Thí nghiệm và Văn phòng VPI tại TP.HCM. |
Tăng tỉ lệ phân tích mẫu trong nước lên 90%
Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Phân tích Thí nghiệm và Văn phòng Viện Dầu khí Việt Nam được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giao cho Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) làm chủ đầu tư. Công trình được xây dựng trên diện tích 40.000m2 (4ha) tại Lô E-2B-5 và Lô I-4B-1.2 tại Khu công nghệ cao Tp. HCM, gồm các hạng mục: Tòa nhà Văn phòng, Trung tâm Phân tích Thí nghiệm, Khu gia công mẫu, Kho tàng trữ mẫu, Xưởng sản xuất thực nghiệm, Khu kỹ thuật phụ trợ.
Trong đó, Trung tâm Phân tích Thí nghiệm được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại và phần mềm chuyên dụng sẽ phân tích toàn diện mẫu lõi, mẫu lưu thể (dầu, khí, nước), nâng cao chất lượng phân tích mẫu cổ sinh, địa tầng, thạch học, trầm tích, địa hóa, PVT… Việc đầu tư xây dựng Trung tâm Phân tích Thí nghiệm sẽ tăng tỷ lệ phân tích mẫu trong nước lên đến trên 90%, tiết kiệm chi phí gửi và phân tích mẫu ở nước ngoài, tiết kiệm thời gian cho nhà thầu, bảo mật thông tin dầu khí của quốc gia.
 |
Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 55 năm Ngày Truyền thống Ngành Dầu khí Việt Nam. |
Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Nguyễn Anh Đức, Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam đã nhấn mạnh, Công trình này sẽ giúp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam/Viện Dầu khí Việt Nam làm chủ kỹ thuật phân tích tiên tiến nhất, các thiết bị thí nghiệm hiện đại nhất, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng đổi mới và chuyển giao công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế, gắn kết nghiên cứu - ứng dụng - đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời, Viện Dầu khí Việt Nam sẽ có đầy đủ cơ sở hạ tầng để đưa vào sản xuất và cung cấp các sản phẩm nghiên cứu đã được Nhà nước và các công ty dầu khí công nhận như: anode hy sinh nhôm, hóa chất phục vụ khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí và các sản phẩm mới.
Cung cấp dịch vụ KHCN cho công nghiệp dầu khí
Sau hơn 38 năm xây dựng và phát triển (từ 22/5/1978 đến nay), Viện Dầu khí Việt Nam đã trở thành đơn vị nghiên cứu khoa học tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, về quy mô và tính tổng hợp đứng đầu khu vực Đông Nam Á, có khả năng triển khai nghiên cứu phát triển và cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ cho các lĩnh vực trong chuỗi công nghiệp dầu khí.
Cụ thể, Viện Dầu khí Việt Nam triển khai các nghiên cứu điều tra cơ bản, làm sáng tỏ cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng và trữ lượng dầu khí của các bể trầm tích trên đất liền và thềm lục địa Việt Nam; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thăm dò khai thác dầu khí, xây dựng mô hình địa chất, mô phỏng khai thác vỉa dầu khí (đặc biệt với đối tượng móng granitoid chứa dầu), gia tăng hệ số thu hồi dầu, đánh giá, lựa chọn xúc tác, theo dõi và đánh giá ăn mòn, nâng cao hiệu quả các công trình/dự án dầu khí, ứng dụng nhiên liệu sinh học, dự báo tràn dầu và đánh giá tác động môi trường, giải quyết, tư vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế và quản lý dầu khí...
 |
Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham quan phòng thí nghiệm. |
Trung tâm PTTN đi vào hoạt động sẽ giúp Viện Dầu khí Việt Nam có đầy đủ cơ sở tích hợp từ thu thập, lưu trữ, phân tích, tổng hợp kết quả phân tích các loại mẫu dầu khí để chủ động nghiện cứu, điều tra cơ bản. Cung cấp các kết quả nghiên cứu cho các cơ quan quản lý Nhà nước và Tập đoàn Dầu khí sử dụng làm luận cứ khoa học, hoạch định chính sách, chiến lược, định hướng phát triển ngành Dầu khí. Đồng thời, tăng cường các nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để giúp Tập đoàn và các công ty/nhà thầu dầu khí giải quyết các vấn đề trong SXKD hàng ngày và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho Tập đoàn.
Phát biểu tại Lễ Khánh thành, ông Nguyễn Quỳnh Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khẳng định, với quan điểm “Khoa học công nghệ là nền tảng, động lực cho sự phát triển bền vững của ngành Dầu khí Việt Nam”, trong thời gian qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ. Việc đưa Trung tâm PTTN cùng các hệ thống thiết bị chuyên dụng hiện đại đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu và tiềm lực khoa học công nghệ của Viện Dầu khí Việt Nam.
 |
Đại diện các công ty, nhà thầu dầu khí tham quan phòng thí nghiệm |
Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và hỗ trợ về mọi mặt để Viện Dầu khí thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, có nhiều công trình nghiên cứu và giải pháp khoa học công nghệ thực sự tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của Tập đoàn.
PV
" alt="Đưa vào sử dụng Trung tâm phân tích Thí nghiệm Dầu khí"/>
Đưa vào sử dụng Trung tâm phân tích Thí nghiệm Dầu khí