Chị Ngận cho biết, chị cùng anh Triệu Văn Hành (sinh năm 1967) kết hôn năm 1990, từng sinh được một người con gái. Bởi hoàn cảnh khó khăn, đến khi cháu đi lấy chồng, anh chị mới quyết định sinh thêm con. Vì thế, khi biết tin mình mang thai một cặp song sinh, vợ chồng chị đã rất vui mừng.
![]() ![]() |
Hai chị em Tuyết - Ánh mắc bệnh bẩm sinh, cơ thể xanh xao, yếu ớt |
Tuy nhiên, trái lại với niềm hy vọng của gia đình, hai bé gái sau khi sinh ra được bác sĩ kiểm tra thì phát hiện, cả 2 đều mắc căn bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là dạng bệnh bệnh hiểm nghèo phải truyền máu suốt đời.
“Chỉ cần con xây xát nhẹ là tôi đã sợ đến run người. Các con ốm là cả nhà lo lắng, mất ăn mất ngủ. Hai đứa nó yếu lắm, đau ốm suốt. Nhiều hôm đang học mệt quá cũng phải xin về giữa chừng.”, người mẹ khốn khổ rưng rưng nói. Cũng bởi mang bệnh hiểm trên người nên hai chị em Tuyết – Ánh thường xuyên nhức đầu, chóng mặt, ăn uống kém, hay nôn mửa, cơ thể ngày một xanh xao.
Đều đặn hàng tháng, chị Ngận lại khăn gói đưa các con lên bệnh viện truyền máu. Tuy nhiên không phải lúc nào đến bệnh viện cũng được truyền máu ngay mà có khi phải đợi cả tuần, bởi số lượng máu ở viện còn nhiều hạn chế. Tính ra, thời gian nằm viện còn nhiều hơn ở nhà.
![]() ![]() |
Chị Ngận vô cùng lo lắng cho tình trạng của các con |
Bác sĩ Đặng Thị Huyền Trang, khoa Nhi - Bệnh viện Việt Đức cho hay: “Trường hợp của bệnh nhân Triệu Ngọc Tuyết hết sức đặc biệt khi cả hai chị em song sinh cùng bị Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Trước đó bé Tuyết từng điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh. Do nhu cầu truyền máu tăng cao khiến lách của bệnh nhân ngày càng to. Vừa qua, bé Tuyết nhập viện trong tình trạng bụng chướng, lách to độ 4 mức độ rất nặng”.
Theo bác sĩ, hiện tại Tuyết đã được phẫu thuật cắt lá lách. Về phía khoa và bệnh viện cũng ra sức hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho gia đình. Tuy nhiên sau phẫu thuật, bé cần được truyền máu thường xuyên. Trong khi đó gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên việc chữa bệnh cho con cũng gặp trở ngại.
Được biết, anh Triệu Văn Hành làm nghề phụ hồ, thu nhập ít ỏi, bấp bênh. Chị Ngận phải dành thời gian chăm sóc con, không làm được gì nhiều. Thu nhập giảm sút, con cái yếu ớt, có thời điểm vợ chồng chị cảm thấy bất lực, bế tắc trong cuộc sống.
Mặc dù vậy, con cái là hy vọng của cha mẹ. Anh chị vẫn không ngừng cố gắng để các con được chạy chữa đầy đủ. Việc quan trọng hàng đầu là phải đủ tiền để hàng tháng cho các con đi truyền máu. Rất mong hoàn cảnh của hai bé nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ phía cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi thông tin xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Triệu Văn Hành/chị Mai Thị Ngận, thôn Chí Linh, xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. SĐT 0358662304 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.070 (hai chị em Tuyết - Ánh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Em nằm trên giường bệnh, cơ thể chỉ còn da bọc xương, một bên chân trái đã cắt cụt. Gần 1 năm kiên cường chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo, cô bé 15 tuổi gần như kiệt sức.
" alt=""/>Cha vật lộn kiếm từng đồng lẻ, mong đổi lấy giọt máu cho conMen theo triền đê sông Hồng, chúng tôi có mặt trước căn nhà nhỏ xác xơ như lời hướng dẫn của người dân. Nghe có tiếng gọi, một người đàn bà ra mở cửa. Đó là bà Đào Thị Nhưng, sinh năm 1956. Mới ngoài 60 tuổi, tóc bà đã bạc phơ, người gầy gò, móm mém.
![]() |
Căn nhà xuống cấp, cũ nát là nơi trú ngụ của gia đình bất hạnh |
Dẫn khách vào bên trong nhà trống trơn, mái ngói thủng lỗ chỗ, bà lập tức chạy ngay xuống cuối vườn tìm con gái lớn. Cô con gái tóc rối bù, người gầy gò đang ngồi cười hềnh hệch một mình, lấp ló sau bụi chuối. “Không về đâu, nó bắt đấy, bắt đấy”, miệng cô lẩm bẩm.
Đó là chị Nguyễn Thị Nguyệt (sinh năm 1985), phát bệnh đã 18 năm nay. Cả ngày chị chỉ ngồi cười, liên tục lảm nhảm điều gì không rõ, khuôn mặt hốc hác vô hồn.
“Trước giữ nó trong buồng, giờ nó nhất định không chịu vào, bảo ‘tao làm sao mà mày nhốt tao’. Vợ chồng tôi phải thay nhau trông, nhoáng cái là không biết đi đâu tìm. Nhất là lúc trời tối, tôi chẳng nhìn thấy gì, gọi nó lại không thưa”, bà Nhưng nghèn nghẹn kể.
![]() |
Các con của ông bà lần lượt phát bệnh tâm thần, không nhận ra bố mẹ |
Tưởng một đứa con bị bệnh đã đủ cực khổ, không ngờ cô con gái thứ hai, người con mà ông bà nghĩ là khôn ngoan nhất cũng phát bệnh sau khi lấy chồng. Chị Nguyễn Thị Hằng (sinh năm 1987), tốt nghiệp cấp 2 với tấm bằng loại Giỏi, vì thương bố mẹ nghèo nên quyết định không đi học tiếp.
“Nếu nó học xong đợt ấy rồi xin đi làm cái gì thì đến giờ đời bác không đến nỗi khổ. Nó thương bố mẹ, gặp chồng nó bây giờ, trăm đường tránh không khỏi số”, bà Nhưng tiếc nuối.
Hằng lấy chồng, lần lượt sinh được 3 người con gồm 1 gái 2 trai. Đẻ đứa thứ nhất thì không sao, đến đứa thứ hai, chị có biểu hiện của bệnh song chưa quá nặng nên vẫn đi làm, miệng hay lẩm bẩm linh tinh. Sau khi sinh đứa thứ ba, bệnh mới rõ ràng. Tính đến nay, chị đã phát bệnh 8 năm, lang thang vạ vật, suốt ngày chửi bới.
“Lúc mang bầu đứa thứ ba thì nó về ở nhà đẻ ở 3 năm. Gần 1 năm nay lại lên nhà chồng. Gặp chúng tôi là nó chửi, không nhận ra bố mẹ”, bà ứa nước mắt.
Càng đau lòng hơn, em Nguyễn Thị Thắm (sinh năm 1990), con gái út của ông bà, lấy chồng làng bên, sinh được 2 đứa con trai cũng có triệu chứng tâm thần. Một cán bộ xã cho biết, công an xã thường xuyên phải xuống nhà giải quyết vì vợ chồng đánh nhau. “Hôm trước, công an phải bế nó xuống nhà tôi ở 10 ngày, nó cũng có bệnh án rồi”, bà Nhưng cho hay.
![]() |
Tờ bệnh án tâm thần ám lấy số phận của những con người khốn khổ |
![]() |
Hai vợ chồng già bất lực trong cảnh nghèo đói, con cái bệnh tật |
Đã ở tuổi xế chiều, sức khỏe ngày một kém, gia cảnh lại thuộc diện hộ nghèo nhưng vợ chồng ông Trác, bà Nhưng vẫn gắng gượng kiếm sống. Ông làm ruộng, trồng ngô còn bà ở nhà trông nom các con. Nhìn căn nhà trống huơ hoác, bà ước giá như có chút tiền lợp lái mái nhà để nhỡ một ngày ông bà có mệnh hệ gì thì còn có chỗ cho con nương náu.
“Giờ chúng tôi sống vì con. Đau đớn mỏi mệt cũng cắn răng chịu. Ai mách chỗ nào chữa bệnh hay là lặn lội tìm đến. Hà Nội, Hải Dương… đâu đâu cũng có. Mỗi miền Nam tôi chưa đi. Mà cũng chẳng có tiền đi nữa. Tôi thương chúng lắm mà bất lực quá”, người mẹ tội nghiệp run run nói.
Một cán bộ xã Mộc Bắc cho hay: “Việc 3 cô con gái nhà ông Trác, bà Nhưng bị bệnh thì ai cũng biết. Gia đình thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống rất khó khăn, rất mong các tấm lòng hảo tâm có thể hỗ trợ giúp gia đình phần nào hay phần ấy”.
Lúc chia tay ra về, bà Nhưng nói với theo, giọng thều thào: “Chú ở Hà Nội xem có bệnh viện nào thì bảo giúp, cho con Hằng chữa được bệnh còn về trông mấy đứa nhỏ. Chúng nhớ mẹ mà sợ mẹ, tội lắm”. Ước nguyện của bà cứ chấp chới theo tiếng gió, tia hy vọng mong manh dường như đang dần khép lại.
Hà Duy
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bà Đào Thị Nhưng, thôn Khả Duy, xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.031 (gia đình bà Nhưng) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định hủy bỏ Quyết định số 2718 ngày 14/9/2016 về việc chuyển mục đích sử dụng đất, đồng thời chuyển từ đất thuê sang giao đất có thu tiền tại dự án ở số 18 đường Trần Hưng Đạo (phường Lộc Thọ, TP Nha Trang).
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, lý do hủy bỏ quyết định trên là vì ngày 17/12/2020, UBND tỉnh đã có văn bản hủy bỏ chủ trương cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thương mại dịch vụ sang "đất ở không hình thành đơn vị ở".
![]() |
Dự án Ariyana đã hoạt động từ năm 2018 |
Liên quan đến dự án này, tháng 9/2014, UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định cho Công ty Nhật Minh thuê hơn 2.540m2 đất ở số 18 đường Trần Hưng Đạo để sử dụng vào mục đích thực hiện dự án khu liên hợp dịch vụ thương mại, khách sạn, căn hộ du lịch và văn phòng cho thuê Luna (tên thương mại là Ariyana). Thời hạn sử dụng đất đến ngày 15/5/2064.
Đến tháng 9/2016, UBND tỉnh này tiếp tục có quyết định cho phép công ty này được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thương mại dịch vụ sang đất ở đô thị (đất ở không hình thành đơn vị ở), đồng thời chuyển từ hình thức thuê đất, trả tiền thuê đất một lần sang giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với hơn 1.110m2 tại số 18 đường Trần Hưng Đạo. Thời hạn sử dụng sau khi chuyển mục đích sử dụng đất đến ngày 1/10/2064.
Như vậy, dự án Ariyana từ chỗ được cho phép chuyển đổi đất thương mại dịch vụ sang hình thức sử dụng lâu dài thì nay áp dụng lại thời hạn sử dụng đất là 50 năm.
Hiện tại, dự án Ariyana đã xây dựng xong, đi vào hoạt động từ năm 2018 với khối nhà cao 28 tầng, gồm 365 căn hộ du lịch và khách sạn.
Trước đó, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án này. Theo TTCP, nguồn gốc đất khi triển khai dự án do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý, trên đất có nhà, vật kiến trúc là tài sản của Công ty CP Du lịch và Khách sạn Rạng Đông đã bàn giao cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh quản lý. TTCP chỉ ra rằng, UBND tỉnh giao, cho thuê hơn 2.541m2 không có trong kế hoạch sử dụng đất của TP Nha Trang tại thời điểm ban hành quyết định là vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai.
![]() |
Loạt khu vực được quy hoạch "đất ở không hình thành đơn vị ở" được điều chỉnh thành đất sử dụng hỗn hợp (không có chức năng ở) tại dự án FLC Samson Golf Links và khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn |
Bên cạnh đó, việc giao cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là vi phạm Luật Đất đai 2013. Việc xử lý tài sản (Nhật Minh bồi thường tài sản trên đất) không thông qua đấu giá là vi phạm về việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước…
Kết luận của TTCP cũng nêu rõ, chịu trách nhiệm về các vi phạm nêu trên gồm Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa và Phó Chủ tịch UBND tỉnh có liên quan, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; UBND TP Nha Trang và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Sáng tác condotel ‘đất ở không hình thành đơn vị ở’ vượt khuôn khổ pháp luật
Trước đó, chia sẻ tại Tọa đàm trực tuyến “Tháo gỡ khó khăn cho thị trường condotel”, bà Phạm Thị Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký Đất đai (Bộ TN&MT) chỉ ra thực trạng tại không ít địa phương khi đưa ra khái niệm “đất ở không hình thành đơn vị ở” vượt quá khuôn khổ của pháp luật.
“Một số địa phương đưa ra khái niệm đất ở (không hình thành đơn vị ở) vượt quá khuôn khổ pháp luật không có quy định. Nếu đã là đất ở thì quy hoạch sử dụng đất, giao đất làm quy hoạch phải là đất ở, phải dựa vào quy mô dân số, điều kiện cho dân số pháp triển với hạ tầng, trường học, bệnh viện…Việc đưa ra hình thức đất ở không hình thành đơn vị ở pháp luât chưa có quy định dẫn đến thông tin đầu vào chưa chuẩn xác, dẫn đến sự mù mờ giữa các nhà đầu tư thứ cấp, sơ cấp và khách hàng” – bà Thịnh nói.
Luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Hừng Đông cũng khẳng định luật không có quy định nào là đất ở không hình thành đơn vị ở cả.
Cũng theo vị luật sư này, condotel là căn hộ du lịch nên về bản chất dù có sổ đỏ hay không có sổ đỏ bản chất không thay đổi người ta không vào đó ở được vẫn là kinh doanh.
![]() |
Nhiều địa phương tự sáng tác ra khái niệm “đất ở không hình thành đơn vị ở” vượt quá khuôn khổ của pháp luật |
Nêu tại thông báo kết luận kết luận thanh tra về việc chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác, kiểm tra, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại một số dự án ở tỉnh Khánh Hoà, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra rằng quá trình thực hiện đã phát sinh một số bất cập, vướng mắc chủ yếu do pháp luật hiện hành chưa có quy định về loại đất ở không hình thành đơn vị ở trong khu du lịch nên tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp, khiếu kiện trên diện rộng về thời hạn sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất đối với nhà đầu tư thứ cấp đã nhận chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất, thực hiện quyền cư trú…
Được biết, từ 2016 đến khoảng giữa năm 2018, có đến 50 vị trí đất được tỉnh Khánh Hòa “bật đèn xanh” cấp đất ở không hình thành đơn vị ở, trong đó chủ yếu là các dự án khu du lịch, khu biệt thự, khu khách sạn...
Đáng chú ý, đất đảo cũng được tỉnh Khánh Hòa “bật đèn xanh” cấp đất ở không hình thành đơn vị ở. Tại khu vực Bãi Dài (thuộc Bắc bán đảo Cam Ranh, TP.Cam Ranh và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa), nơi được phê duyệt khu du lịch trọng điểm quốc gia, hàng loạt dự án cũng được cấp đất ở không hình thành đơn vị ở. Nhiều dự án đã được chủ đầu tư thi công, bán hàng với hàng nghìn hợp đồng mua bán, góp vốn với khách hàng dưới dạng các sản phẩm nghĩ dưỡng, căn hộ condotel.
Không chỉ ở Khánh Hoà, nhiều địa phương đã đưa ra khái niệm "đất ở không hình thành đơn vị ở", các khu du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng, condotel đã mọc lên tại các khu đất này. Không những vậy, người mua các sản phẩm bất động sản này được gắn liền với quyền sử dụng đất ở không hình thành đơn vị ở được sử dụng ổn định lâu dài, cấp sổ đỏ sử dụng lâu dài.
Hồi tháng 11/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết dự án FLC Samson Golf Links và khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn. Trong nội dung điều chỉnh cục bộ này, Thanh Hóa quyết định điều chỉnh các quỹ đất có chức năng quy hoạch là đất ở không hình thành đơn vị ở thành đất sử dụng hỗn hợp (không có chức năng đất ở).
Hồng Khanh
Theo quy hoạch chung xây dựng TP Nha Trang đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt công trình không vượt quá 40 tầng nhưng Sở Xây dựng Khánh Hoà cấp phép cho Tổ hợp khách sạn căn hộ cao cấp Mường Thanh Nha Trang cao 46 tầng nổi.
" alt=""/>Xoá sổ đất ở không hình thành đơn vị ở tại một dự án condotel