Là địa phương mới xảy ra sự việc được dư luận chú ý về nhóm học sinh nữ lột đồ, đánh hội đồng bạn, ông Nguyễn Văn Phê, Giám đốc Sở GD-ĐT Hưng Yên nói, dù đã triển khai đến tận cơ sở nhưng một số nơi làm còn hời hợt nên các giáo viên chưa nắm chắc.
Theo ông Phê, ở trường, học sinh phải được yêu thương, phải biết yêu thương nhưng “không có việc được chiều chuộng”.
Đồng quan điểm, ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cũng cho rằng thực tế ở các nhà trường, nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa sâu sát, quan tâm đến diễn biến tâm sinh lý, các mối quan hệ của học sinh trong và ngoài lớp học để xử lý các vụ việc kịp thời.
“Bộ GD-ĐT ra nhiều văn bản, bộ trưởng Bộ GD-ĐT có cả chỉ thị về việc này nhưng việc phổ biến, tổ chức thực hiện hiệu quả rất thấp".
Ngoài ra, theo ông Quý, hiện nhiều gia đình chưa quan tâm đến giáo dục con cái. “Chỉ cho con đến trường, cho con tiền học thêm nhưng chưa quan tâm tâm lý của con diễn biến như thế nào".
Ông Quý cũng chỉ ra mối nguy hiểm khi hiện nay mạng xã hội chia sẻ nhiều đoạn clip, phim ảnh về quan hệ xã hội, quan hệ giữa học sinh với học sinh được giải quyết bằng bạo lực.
Mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên chủ nhiệm
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho rằng ở đâu ban giám hiệu nhà trường sâu sát, nắm bắt được kịp thời tư tưởng tâm lý, áp lực của đội ngũ giáo viên hay tư tưởng, tình hình học sinh thì bạo lực học đường ít xảy ra.
Sắp tới, Thanh Hóa sẽ mở lớp bồi dưỡng cho các giáo viên chủ nhiệm. Tỉnh này cũng xác định việc để xảy ra bạo lực học đường là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý.
Bà Hằng cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT trong thời gian tới cần ban hành bộ tài liệu chuẩn về giáo dục kỹ năng sống cho các cấp học và đưa chương trình giáo dục kỹ năng sống thành một môn học chính khóa.
Ngoài ra, vị này cũng mong Bộ GD-ĐT sớm điều chỉnh và ban hành một số các quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh cho phù hợp với tình hình hiện nay.
“Thông tư về việc kỷ luật học sinh được ban hành từ năm 2008 là quá lỗi thời rồi”, bà Hằng nói.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Thanh Hùng |
Xử lý dung túng thì quy định sẽ bị nhờn
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị đề nghị 63 sở GD-ĐT tỉnh, thành phải thực hiện nghiêm túc các chủ trương của bộ, ngành. Nếu giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo thì trước hết là phải không cho tiếp tục đứng lớp chứ không phải "đẩy sang lớp nọ lớp kia". Sau đó, tùy theo mức độ vi phạm đến đâu thì xử lý nghiêm đến đó theo quy định pháp luật.
"Tôi thấy một số địa phương khi giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo thì đình chỉ có 3 hôm hoặc 1 tuần sau đó lại dạy lớp khác. Như vậy là không nghiêm túc, không tạo được tấm gương. Đề nghị các lãnh đạo địa phương và sở GD-ĐT phải sát sao kiểm tra. Nếu lãnh đạo các trường còn dung túng, không thực hiện nghiêm thì lãnh đạo địa phương, sở phải chịu trách nhiệm. Nếu không làm nghiêm các quy định sẽ bị nhờn", ông Nhạ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Nhạ cũng lưu ý quan điểm ngành giáo dục là hướng tới chủ động, tích cực vào các giải pháp để phòng chống bạo lực học đường, chứ không phải nặng tuyên truyền để xử lý. “Việc xử lý là cần nhưng dù sao đó cũng chỉ là hậu quả. Cần hướng tới đẩy mạnh các kỹ năng xử lý tình huống, ứng xử sư phạm để chủ động phòng ngừa, hóa giải các mâu thuẫn phát sinh”, bộ trưởng Nhạ nói.
Thanh Hùng
Đó là một trong nhũng nội dung trong chỉ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ký ban hành.
" alt=""/>“Giáo viên vi phạm bị đình chỉ vài ngày rồi dạy lớp khác là không nghiêm túc”Năm 2024 là năm thứ 5 giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” được tổ chức. Đây là giải thưởng uy tín, chính thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của Bộ TT&TT để trao tặng hàng năm cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm công nghệ số xuất sắc. Các sản phẩm này được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam nhằm giải các bài toán Việt Nam và đi ra quốc tế.
Giải thưởng năm 2024 sẽ tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, mang tự hào trí tuệ Việt Nam, tạo ra động lực mới để tăng trưởng kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh quốc gia và tăng năng suất lao động. Đó cũng là các sản phẩm mang lại giá trị cho người dân và doanh nghiệp trong chuyển đổi số, phát triển kinh tế số các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội. Giải thưởng cũng tiếp tục tôn vinh các sản phẩm công nghệ số Việt Nam chinh phục thế giới, đóng góp cho sự phát triển của nhân loại và làm thịnh vượng Việt Nam.
Phát biểu tại lễ phát động giải thưởng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương nhấn mạnh: Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” là hoạt động quan trọng, cụ thể của Bộ TT&TT nhằm hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp và mô hình kinh doanh mới.
Giải thưởng cũng góp phần đưa các sáng tạo ứng dụng số của doanh nghiệp công nghệ số thúc đẩy tăng năng suất lao động các ngành, lĩnh vực kinh tế tham gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Qua 5 năm tổ chức, Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” đã thu hút được nhiều sản phẩm đăng ký dự thi. Nhiều sản phẩm đạt giải của doanh nghiệp đã được ứng dụng trong thực tế, góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số ngành, lĩnh vực được nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Giải thưởng cũng đã tạo ra những hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy hơn nữa cho sự phát triển ngành công nghiệp CNTT, công nghệ số Việt Nam, thúc đẩy chủ trương, chiến lược Make in Viet Nam – Sáng tạo, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam.
Bộ TT&TT sẽ phối hợp với VCCI lựa chọn để trao các giải Vàng, giải Bạc, giải Đồng và Top 10 cho các sản phẩm công nghệ số xuất sắc nhất. Bộ TT&TT cam kết cùng đồng hành với các doanh nghiệp đạt giải để đưa các sản phẩm công nghệ số ra thị trường rộng lớn hơn, đi xa hơn.
“Tôi kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hưởng ứng, tích cực tham gia giải thưởng này để Bộ TT&TT sẽ tìm kiếm, tôn vinh được các sản phẩm Make in Viet Nam xuất sắc nhất, xứng đáng nhất năm 2024”, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương phát động.
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong 4 năm tổ chức, Giải thưởng đã phát hiện, tìm kiếm được 234 sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam.
“Chúng ta có thể tự hào khoe với thế giới rằng, sản phẩm trí tuệ, khoa học công nghệ số của Việt Nam đã và đang “đăng đàn”, sẵn sàng “nghênh chiến” bước vào môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế số. Cộng đồng doanh nghiệp, người dân có thể hưởng thụ những thành tựu khoa học của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam”, ông Phòng chia sẻ.
Ban Tổ chức bắt đầu nhận hồ sơ tham gia từ ngày 22/8 đến hết ngày 22/10/2024 theo hình thức trực tuyến tại website: http://giaithuong.makeinvietnam.mic.gov.vn.
Giải thưởng năm 2024 có 8 hạng mục gồm:
1 - Sản phẩm công nghệ số xuất sắc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng;
2 - Sản phẩm công nghệ số xuất sắc trong lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên và môi trường;
3 - Sản phẩm công nghệ số xuất sắc trong lĩnh vực giao thông vận tải, bưu chính và logistics;
4 - Sản phẩm công nghệ số xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội;
5 - Sản phẩm công nghệ số xuất sắc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ;
6 - Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho thị trường nước ngoài;
7 - Sản phẩm công nghệ số mới xuất sắc;
8 - Sản phẩm công nghệ số tiềm năng.
Mỗi hạng mục sẽ được trao giải Vàng, 1 giải Bạc, 1 giải Đồng và Top 10. Doanh nghiệp có sản phẩm đạt giải sẽ được Bộ TT@TT hỗ trợ truyền thông và hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư tại thị trường trong và ngoài nước cũng như được hưởng các quyền lợi khác theo quy định tại Quy chế Giải thưởng.
Nhằm có thể lựa chọn, tôn vinh được sản phẩm công nghệ số xuất sắc xứng đáng nhất, Ban Tổ chức Giải thưởng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hưởng ứng, tích cực đăng ký tham gia giải thưởng. Việc hưởng ứng, tích cực tham gia giải thưởng cũng là cơ hội để khẳng định vai trò, tầm quan trọng và khẳng định khả năng làm chủ của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong việc triển khai thúc đẩy phát triển kinh tế số cho các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, đồng thời thể hiện tính tiên phong, sẵn sàng chinh phục thị trường toàn cầu.
" alt=""/>Mời tham gia giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024