HLV Ten Hag từng từ chối đưa Zirkzee đến Man Utd
Zirkzee là một trong những bản hợp đồng cuối cùng của kỷ nguyên Erik Ten Hag khi anh từ Bologna đến Man Utd vào tháng 7 sau một mùa giải ấn tượng tại Italy. Lý do để "Quỷ đỏ" chiêu mộ tiền đạo này là bởi anh đã lọt vào danh sách những cầu thủ ghi bàn hàng đầu tại Serie A mùa giải 2023-2024.

Ban Lãnh đạo Man Utd chiêu mộ Zirkzee mặc cho sự phản đối của HLV Ten Hag (Ảnh: Getty).
Tiền đạo người Hà Lan đã có 11 bàn thắng cùng 4 đường kiến tạo cho Bologna và giúp đội bóng cũ cán đích vị trí thứ 5 tại Serie A mùa giải trước.
Theo báo giới Anh, ban lãnh đạo Man Utd khi ấy quyết tâm theo đuổi thương vụ 36,5 triệu bảng vì cho rằng cầu thủ này sẽ mang lại nhiều giá trị cho đội bóng. Dưới sự chỉ đạo của giám đốc thể thao mới Dan Ashworth và giám đốc kỹ thuật Jason Wilcox, Man Utd đã chiêu mộ thành công Zirkzee dù HLV Erik Ten Hag phản đối.
Sau khi cập bến Old Trafford, Zirkzee chỉ ghi được vỏn vẹn đúng một bàn thắng và đá chính 4 trong số 12 trận tại Premier League. Anh ghi bàn giúp Man Utd thắng Fulham ở trận ra mắt, nhưng từ đó tới nay cầu thủ này đã im hơi lặng tiếng trong 15 trận tiếp theo của "Quỷ đỏ" trên mọi đấu trường.
HLV Ten Hag cho biết, tình trạng thể lực của Zirkzee không phù hợp với một cầu thủ Premier League. Không ít người hâm mộ của Man Utd đã lên tiếng chỉ trích tiền đạo người Hà Lan và cho rằng anh không xứng đáng với vị trí trong đội hình "Quỷ đỏ", việc tuyển dụng anh là một thảm họa đối với đội bóng.

Zirkzee thể hiện kém ấn tượng sau khi ra mắt Man Utd vào tháng 7/2024 (Ảnh: Getty).
Bologna đã chiêu mộ Zirkzee với giá 7,15 triệu bảng, tuy nhiên giá trị này tăng lên gấp nhiều lần khi Man Utd đưa ra lời đề nghị. Đội chủ sân Old Trafford đã phải bỏ ra 36,5 triệu bảng để có được sự phục vụ của tiền đạo 23 tuổi nhưng cho đến thời điểm hiện tại anh vẫn chưa chứng tỏ được vai trò của mình ở đội bóng mới.
Man Utd đã có khởi đầu đáng thất vọng tại mùa giải này khi chỉ giành được 12 điểm sau 10 trận, đứng thứ 13 trên bảng xếp hạng Premier League. Đây là chuỗi thành tích tệ nhất kể từ mùa 1986-1987 của đội bóng thành Manchester. Điều đáng nói là họ chưa thể chạm mốc 10 bàn thắng ở mùa giải năm nay.
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Kèo vàng bóng đá Atletico Madrid vs Valladolid, 02h00 ngày 15/4: Khó cho chủ nhà
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội lần thứ 2-2018.
Theo đó, thành phố sẽ xét chọn, tôn vinh những cá nhân có đủ phẩm chất đạo đức, có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, đang nắm giữ, truyền dạy, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố, ở các lĩnh vực: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian, trình Bộ VHTT&DL, Thủ tướng Chính phủ xem xét đề nghị Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 2- 2018.
Theo lộ trình, việc lập Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cấp thành phố, thành lập tổ giúp việc và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng xét tặng phải hoàn thành trước ngày 30/6/2017; Tổ chức hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ hoàn thành trước ngày 10/8/2017; Lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với từng cá nhân đề nghị xét tặng và thông báo danh sách trên các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố, hoàn thành trước ngày 15/9/2017;
Hội đồng cấp thành phố tổ chức thẩm định hồ sơ xét tặng, tiếp nhận, xử lý kiến nghị của tổ chức, cá nhân (nếu có), hoàn thành trước ngày 20/10/2017; Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể năm 2018 cấp thành phố thông báo công khai kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố lấy ý kiến nhân dân, hoàn thành trước ngày 25/11/2017; Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể TP Hà Nội lần thứ 2 - năm 2018 đóng góp, hoàn thiện hồ sơ, gửi hồ sơ lên Bộ VHTT&DL, hoàn thành trước ngày 25/12/2017.
T.Lê
" alt="Hà Nội xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản năm 2018" />Việc trục lợi và thương mại hóa lễ hội hay hội không chỉ bằng sản phẩm cụ thể (bán ấn, bán quà lưu niệm, bán thịt trâu, vật phẩm, sản vật...) mà còn có nhiều cách tinh vi hơn, khó phân tích và đoán định hơn...
Đơn cử như việc một số nơi tổ chức Hội Chọi trâu, nhưng lại thường gọi là lễ hội Chọi trâu nhằm quan trọng hóa việc tổ chức để có điều kiện trục lợi nhiều hơn.
Sau màn chọi trâu kết thúc là màn mổ thịt trâu không thương tiếc kể cả trâu thắng cũng như trâu thua và bán càng đắt, càng nhiều càng tốt, bất chấp việc cơ quan quản lý nhà nước có cho phép hay không, có đúng thuần phong mỹ tục hay không, có đúng quy định hay không.
Cùng với những hành vi cụ thể đó, việc vô tư hoặc cố tình vi phạm, xâm hại di tích, di sản diễn ra tương đối nhiều tại các di tích, di sản nổi tiếng trong hàng chục năm qua đã cho chúng ta thấy thực trạng đáng báo động về vấn đề tôn trọng Tâm-Linh như thế nào.
Lễ hội: Trục lợi và thương mại hóa
Từ đây, chúng ta đã rõ bức tranh hội chọi trâu truyền thống ở một số nơi như đã quảng cáo nhuốm màu trục lợi vật chất thô thiển, thương mại hóa rõ ràng ẩn núp dưới truyền thống văn hóa sinh hoạt cộng đồng, tính nhân văn của lễ hội.
Việc trục lợi và thương mại hóa lễ hội hay hội không chỉ bằng sản phẩm cụ thể (bán ấn, bán quà lưu niệm, bán thịt trâu, vật phẩm, sản vật...) mà còn có nhiều cách tinh vi hơn, khó phân tích và đoán định hơn, nếu không có kinh nghiệm để đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan.
Bên cạnh những di tích di sản, ban tổ chức, ban quản lý nghiêm túc chấp hành thì còn rất nhiều các địa điểm khác, các ban tổ chức, ban quản lý, những người trông coi di tích di sản dường như không biết hoặc không quan tâm việc thực hiện nghiêm túc theo quy định. Có những nơi khi bị phát hiện thì cũng không xử lý ngay (có thể do cả nể, không có chế tài cụ thể hoặc những lý do tế nhị khác...) nên dẫn đến việc từ năm này qua năm khác không được thực hiện, gây bức xúc và có nguy cơ làm ảnh hưởng đến những nơi thực hiện nghiêm túc. Nhiều điểm bức xúc và tiêu cực chỉ được các cơ quan chức năng quan tâm xử lý khi xảy ra những sự cố hoặc khi truyền thông đưa tin và lãnh đạo cấp trên phải vào cuộc chỉ đạo..
Việc trục lợi có thể chỉ là những hành vi như mời đại biểu đến dự để làm cầu nối đặt quan hệ công việc sau này hoặc để góp phần thu hút càng nhiều người tham gia càng tốt.
Việc trục lợi có thể chỉ đơn cử việc đặt hòm công đức tại các di tích, di sản: Từ năm 2012, Quyết định số 2245 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định cụ thể về số hòm công đức và tiền giọt dầu tại mỗi di tích, mỗi di tích đặt không quá 3 hòm công đức tại 3 ban thờ chính. Nhưng biến tướng của hòm công đức hiện nay đã bị đánh tráo khái niệm khi không ghi tên hòm công đức nữa mà ghi tên hòm dầu nhang hay thùng đèn nhang... Hiện tượng này đã làm cho những di tích di sản, nơi thờ tự bị "rẻ rúng", bị xem thường khi bị một bộ phận lợi dụng để trục lợi cho bản thân vì lợi ích trước mắt.
TS Khoa học Phan Đình Tân - Phó chủ nhiệm chuyên trách Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung Ương.
" alt="Lễ hội: Trục lợi và thương mại hóa" />Cựu người mẫu, diễn viên HoàngXuân sẽ vào vai vợ cũ 'cô Đẩu' Công Lý trong bộ phim truyền hình "Bạch mã hoàngtử" lên sóng từ 17/10 tới.Diễn viên Đức Khuê vào vai nhà báo ham mê tửu sắc" alt="Diễn viên Hoàng Xuân tái xuất sau thời gian dài mất tích" />
Cánh đồng rau nhút chưa thu hoạch tại “làng rau nhút” phường Thới An, Quận 12, TP.HCM.
Trầm mình thâu đêm dưới nước hái rau
Ngày mới của vợ chồng bà Lê Thị Ngọc (57 tuổi, ngụ Quận 12, TP.HCM) bắt đầu từ 3h sáng. Trong lúc bà lúi húi rửa những bó rau vừa hái hôm qua, chồng bà mặc vội chiếc quần chống nước rồi trầm mình xuống ruộng rau nhút xanh rì.
Bà Ngọc kể, toàn bộ khu vực đất trống trong phường Thới An (Quận 12, TP.HCM) này đều được người dân thuê để trồng rau nhút. Hình thành theo kiểu người đi trước chỉ cho người đi sau, dần dần nơi đây trở thành “làng rau nhút”.
Dịp cận Tết, nhu cầu rau xanh tăng cao nên từ khi mặt trời chưa ló rạng, trên những cánh đồng trồng rau nhút đã vang lên tiếng gọi nhau của người làm nghề hái rau thuê. Họ phải thu hoạch rau thật sớm để kịp giao cho thương lái, buổi chợ.
Trên ruộng rau, người nông dân căng dây để cố định, phân rau thành từng luống để tiện việc thu hoạch. “Làm thân” với cây rau nhút từ 21 năm trước, bà Ngọc hiểu hết nỗi khổ cực của cái nghề trầm người dưới nước, đầu phơi nắng trời. Bà nói: “Hơn 20 năm trước, tôi và chồng vào đây, làm thuê cho ông chủ đất. Lúc đó, ông ấy cũng trồng rau nhút. Sau này, ông bán đất, chúng tôi mua lại và trồng rau đến tận bây giờ”.
“Nghề này cực lắm, hầu như phải trầm mình trong nước. Mỗi ngày, chúng tôi phải cúi gằm mặt xuống mặt nước, đầu phơi ra giữa cái nắng như đổ lửa. Rau này chỉ tốt khi trời nắng gắt nên chúng tôi hầu như làm việc trong mùa nắng cháy da”, bà kể thêm.
Trước đây, khi lưng chưa còng, bà và chồng vẫn tự thân trầm mình dưới nước cả ngày lẫn đêm để hái rau. Bây giờ, sức không còn, bà phải thuê thêm người chuyên hái rau cho mình. Một trong những “thợ hái” bà ưng ý nhất là anh Tuấn ở gần nhà.
Anh Tuấn là “thợ hái” rau nhút chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm. Mỗi khi thu hoạch rau, anh phải trầm mình dưới nước cả ngày lẫn đêm. Bà Ngọc kể, Tuấn còn trẻ nhưng đã có thâm niên 20 năm trồng rau nhút. Đặc biệt, anh có kỹ thuật hái rau điêu luyện nên trở thành khách hàng của hầu hết những người trồng rau nhút tại khu vực này.
“Hái rau cũng phải có kỹ thuật. Nếu không biết cách, cây rau sẽ hỏng, không phát triển thậm chí thối, chết cây. Tuấn hái vừa nhanh lại vừa nắm tốt kỹ thuật nên chỉ ít ngày sau kỳ thu hoạch, rau lại ra đọt non mơn mởn, chúng tôi có thể hái thêm lần nữa. Tuấn đắt khách đến nỗi, có khi phải ngủ ngoài chòi, trầm mình hái thâu đêm mới kịp giao rau cho người ta”, bà Ngọc nói thêm.
Bà Ngọc thường thuê Tuấn thu hoạch rau cho mình theo luống. Mỗi luống, anh được trả công 40.000 đồng. Và, anh chỉ mất 20 phút để thu hoạch xong một luống rau nhút dài cả vài trăm mét.
Thu hoạch hết luống rau, anh đưa rau lên bờ để những người phụ nữ phân loại, bó lại thành bó. Thu nhập ổn định
Trên ruộng trồng rau nhút, người nông dân căng dây cước sát mặt nước tạo thành từng luống rộng khoảng 2m. Các dây nhựa này có nhiệm vụ cố định, không cho rau chìm, trôi, xô lại với nhau. Người “thợ hái” trầm mình dưới nước, đứng giữa các luống rau, dùng tay không để bẻ ngọn rau, thả trôi trên mặt nước.
Vừa hái, người này vừa kéo những ngọn rau vừa thu hoạch đang nổi trên mặt nước về phía sau mình. Hái vào đến bờ, “thợ hái” đưa rau lên vệ đường, nơi có sẵn những người phụ nữ làm nhiệm vụ phân loại, bó lại thành từng bó.
Đứng trên bờ phân loại, bó rau, chị Nguyễn Thị Hoa (38 tuổi, quê Bắc Giang) liên tục đưa mắt nhìn chồng đang trầm mình giữa ruộng mênh mông nước. Chị nói, ở quê khó kiếm được đồng tiền nên vợ chồng chị dắt díu nhau vào đây thuê đất trồng rau nhút. Năm nay là năm thứ 8 chị làm nghề này.
Bà Ngọc (đội nón lá) thuê anh Tuấn hái rau rồi tự mình ngồi phân loại, bó rau trên bờ. “Công việc vất vả lắm, trầm mình dưới nước liên tục khiến da tay, chân, người rộp cả lên. Nếu mặc quần chống thấm nước thì nóng kinh khủng lại còn bị phơi dưới nắng nóng. Thế nên, việc hái rau chỉ người đàn ông khỏe mạnh mới làm được. Ở đây, ít có chị, em phụ nữ nào trầm mình hái rau lắm”, chị Hoa nói.
Khẳng định công việc rất vất vả nhưng chị cho biết, nghề trồng rau nhút vẫn mang lại thu nhập ổn định. Trừ các chi phí, mỗi tháng gia đình chị vẫn lãi trên dưới 9 triệu đồng. Chị nói, do ít vốn nên chị chỉ thuê được một diện tích nhỏ đất ruộng để trồng rau.
Chị Hoa cung cấp rau cho một tiểu thương ngay tại ruộng với giá ưu đãi. Thu nhập của gia đình cũng bấp bênh theo giá cả loại rau này trên thị trường. Chị cho biết, năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá rau sụt giảm thê thảm. Những tháng sau Tết Nguyên đán 2019, rau xanh tốt nhưng thương lái không thu mua.
“Rau này chủ yếu được bán vào các nhà hàng. Nhưng, đợt dịch vừa qua, nhà hàng vắng khách, họ hạn chế mua rau khiến rau ế ẩm. Đến khi tình hình dịch bệnh tạm lắng, giá rau nhích lên thì lại trúng mùa mưa bão. Mưa nhiều khiến rau thối, chết hết cả”, chị Hoa tâm sự.
Bà Ngọc cũng cho biết, người làm nông luôn rơi vào hoàn cảnh được mùa mất giá. Thời điểm này, giá rau đang tăng trở lại. Tuy nhiên, người dân nơi đây lại đang thất mùa.
Mỗi bó rau như thế này có giá dao động ở mức 40.000 đồng. Bà lý giải: “Vừa qua, khí hậu thành phố trở lạnh, rau co lại, không ra đọt nên bây giờ thị trường thiếu rau. Giá đang cao mà chúng tôi không có rau để cung cấp”. Tại ruộng, sau khi thu hoạch, rau sẽ được những phụ nữ phân loại tại chỗ rồi bó thành từng bó khoảng 40 cọng.
Bà Ngọc nói, rau phân thành 2 loại. Loại rau cọng đều, đẹp… sẽ được đưa đến các nhà hàng. Loại còn lại sẽ được người trồng đem ra chợ hoặc bỏ mối cho các sạp bán rau. Giá rau tại ruộng hiện dao động ở mức 40.000 đồng/bó nặng khoảng 3-4kg.
Chi 6 triệu đồng, gia đình Hà Nội có vườn rau xanh mướt
Năm 2014, anh Huỳnh bỏ ra 6 triệu đồng để thiết kế vườn rau trên sân thượng rộng 35m2. Sáu năm sau, gia đình anh có đủ các loại rau ăn trong bốn mùa.
" alt="Trầm mình dưới nước ngày đêm, rộp người hái rau kịp giao thương lái" />- Tiết mục "Người hãy quên em đi" tiếng Hàn đầy ngẫu hứng của nữ ca sĩ nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ khán giả.Mỹ Tâm vừa cứu, "hotboy kẹo kéo" lại bị đối thủ hạ gục" alt="Mỹ Tâm gây sốt khi hát 'Người hãy quên em đi' bằng tiếng Hàn" />
- ·Nhận định, soi kèo Defensor vs Cerro, 4h00 ngày 15/4: Khó cho chủ nhà
- ·Ngỡ ngàng với nhan sắc của các BTV thể thao của VTV
- ·Hết hồn với chàng người mẫu có khuôn mặt như rắn
- ·Trưng bày những bức ảnh đẹp về đất nước và con người ASEAN
- ·Soi kèo phạt góc Newcastle vs MU, 22h30 ngày 13/4
- ·Từ đại gia đến trai quê ùn ùn đi 'học yêu”
- ·Vân Sơn, Kiều Oanh làm giám khảo gameshow xiếc đầu tiên ở Việt Nam
- ·Phận nữ công nhân gian nan kiếm một tấm chồng
- ·Nhận định, soi kèo Bahrain SC vs Al Muharraq, 23h00 ngày 14/4: Kết quả dễ đoán
- ·Hủy lễ hội hoa anh đào vì hoa không nở
Việc thu hồi 5 bài hát sáng tác trước năm 1975 đã được cấp phép phổ biến; cập nhật hơn 300 bài nhạc đỏ trong đó có cả Quốc ca gây bức xúc dư luận,... không có trong báo cáo phần hạn chế về công tác của Cục NTBD 6 tháng đầu năm.'Quốc ca' không cần Cục nghệ thuật biểu diễn cấp phép" alt="Nhiều vấn đề bị bỏ quên trong báo cáo của Cục NTBD" />
Tôi chịu đựng sự lạnh nhạt, ghét bỏ của bố mẹ. Ảnh minh họa: Pexels. Không có bố ở nhà, những lúc ốm nghén, mẹ thường trút giận, mệt mỏi lên tôi. Tôi nghĩ mẹ mệt nên mới cằn nhằn, khó chịu với mình. Thế nhưng, mẹ không cho tôi chạm vào cơ thể, không cho tôi sờ vào bụng bầu. Mẹ bảo tôi chỉ mang đến xui xẻo.
Em gái chào đời, bố mẹ tôi làm việc ngày càng phát đạt, hanh thông. Tôi tự biết thân biết phận nên giúp mẹ chăm em, cố gắng học hành.
Thế nhưng, mỗi khi em gái gặp chuyện, mẹ đều đổ tội lên đầu tôi. Em đi chưa vững, té chảy máu đầu gối, mẹ liền xách chổi đánh tôi.
Mẹ đi đâu về cũng đều có quà bánh cho em. Em ăn chán, chơi chán thì tôi mới được phép đụng đến.
Mỗi lần em té ngã, mẹ thường đánh mắng tôi. Tôi buồn tủi, chạy vào một góc ngồi khóc đến mệt lả. Vậy mà mẹ không bao giờ đi tìm tôi. Có lẽ, tôi không nên có mặt trong cuộc đời của bố mẹ.
Đơn độc trong chính ngôi nhà, gia đình của mìn nên tôi sớm phải lòng một chàng trai nghèo sống gần nhà. Anh là người biết rõ hoàn cảnh của tôi. Thế nên, anh luôn chủ động quan tâm, thể hiện tình cảm đặc biệt dành cho tôi.
18 tuổi, tôi mang thai với anh. Bố mẹ đánh mắng, đuổi tôi khỏi nhà. Tôi về sống với anh mà không có lễ cưới đàng hoàng.
Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng cuộc sống vợ chồng tôi ngập tràn yêu thương. Anh chịu khó làm ăn, lo cho mẹ con tôi rất chu đáo.
Tôi cứ ngỡ mình đã có được hạnh phúc sau khi rời xa sự ghẻ lạnh của bố mẹ. Thế nhưng, lúc tôi mang thai bé thứ 2 được 5 tháng, chồng tôi gặp tai nạn giao thông và ra đi vĩnh viễn.
Tôi suy sụp, đau đớn, lẻ loi đến tột cùng. Trong giây phút yếu lòng, tôi ôm con ra sông định tự tử thì được người dân sống gần đó cứu sống.
Câu chuyện về hoàn cảnh bi đát của tôi cũng đến tai bố mẹ. Họ sợ người đời nói ra nói vào nên đến đón 3 mẹ con tôi về nhà ngoại.
Bố mẹ vốn không thích và xem tôi là nguyên nhân của mọi sự xui xẻo. Thế nên, ông bà cho tôi mảnh đất nhỏ để xây nhà ở riêng.
Tôi gom số tài sản ít ỏi chồng để lại xây một căn nhà nhỏ, sống cùng 2 con. Sau nhiều năm cật lực làm lụng, mẹ con tôi cũng đủ ăn đủ mặc.
Em gái của tôi cũng lập gia đình. Chồng của em ấy kinh doanh bất động sản, của cải dư dả. Thế nhưng, đó chỉ là bề nổi phù phiếm mà người đàn ông này xây đắp để cưới được vợ giàu.
Sau cưới 1 năm, chồng của em gái tôi vỡ nợ, giang hồ đến tận nhà siết nợ. Em gái tôi về nhà, khóc lóc, van xin bố mẹ bán đất trả nợ.
Không mất quá nhiều thời gian suy tính, mẹ sang nhà và bảo 3 mẹ con tôi tìm nơi khác mà sống. Bà buộc tôi phải trả lại mảnh đất mà ngày trước đã cho. Bà sẽ bán hết đất đai để cho tiền em gái tôi trả nợ.
Tôi xót cho hoàn cảnh của em gái nhưng cũng rất đau lòng khi bị bố mẹ đối xử tệ bạc.
Tôi làm mẹ đơn thân, khó khăn chồng chất. Việc này bố mẹ tôi biết rõ nhưng họ vẫn chọn đẩy mẹ con tôi vào ngõ cụt.
Nếu tôi làm lớn chuyện, đưa ra pháp luật xử lý thì chữ hiếu liệu có còn trọn vẹn?
Độc giả Tường Lam
Hôn nhân đầy sóng gió của cặp đôi cưới nhau sau 27 ngày quen
Vừa sinh đứa con đầu lòng, bà Hồng phát hiện chồng ngoại tình. Trải qua hơn 10 năm chịu đựng nỗi đau bị phản bội bà mới tìm lại được hạnh phúc gia đình." alt="Tâm sự của người mẹ đơn thân bị bố mẹ lấy lại đất, đưa cho con gái út bán trả nợ" />Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 35/2024 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Văn bản này hướng dẫn Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Theo thông tư mới, người có giấy phép lái xe ôtô các hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE quá thời hạn sử dụng dưới một năm sẽ phải sát hạch lý thuyết để đổi giấy phép. Nếu giấy phép quá hạn từ một năm trở lên, người lái phải sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe trong sa hình và trên đường trường.
Quy định này có phần siết chặt hơn so với hiện nay. Người lái xe hiện có giấy phép quá hạn 3 tháng vẫn được đổi mà không phải sát hạch lý thuyết.
Lý giải sự thay đổi này, đại diện Ban soạn thảo thông tư cho biết theo Thông tư 12/2017, người có giấy phép lái xe quá hạn chưa quá 3 tháng được đổi giấy phép lái xe. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 62 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ không cho phép đổi, cấp lại đối với trường hợp này.
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định người có giấy phép lái xe được cấp đổi trong các trường hợp như: Giấy phép bị mất; bị hỏng không còn sử dụng được; trước thời hạn ghi trên giấy phép.
Theo Ban soạn thảo, khi giấy phép lái xe hết hạn có nghĩa là hết hiệu lực sử dụng, người dân không còn được dùng giấy đó nữa. Để có bằng lái xe mới thì người lái cần thi lại lý thuyết và thực hành. Tuy nhiên, Thông tư 35 mới ban hành cho phép người lái chỉ phải sát hạch lại lý thuyết để hỗ trợ người dân.
Việc sát hạch lại lý thuyết còn hỗ trợ nâng cao nhận thức, ôn lại kiến thức cho người lái. Trước khi ban hành, Bộ Giao thông Vận tải đã lấy ý kiến các cơ quan về dự thảo Thông tư 35, nhận được sự đồng thuận.
" alt="Vì sao người lái xe phải thi lại lý thuyết ngay khi giấy phép hết hạn?" />"Cụ pháo" - Mô hình di sản văn hoá phi vật thể của lễ hội làng Đồng Kỵ vừa được người dân nơi đây hiến tặng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Pháo hiến tặng cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được làm bằng gỗ quý, sơn son, thiếp vàng, trên đắp tứ linh Long, Ly, Quy, Phượng, có đường kính 1,2m, dài 5,75m, cao 3,47m. Đây là mô hình pháo lớn nhất từ trước tới nay do làng Đồng Kỵ làm.
Sau khi tiếp nhận, Bảo tàng Quốc gia sẽ lưu giữ và tổ chức trưng bày thường xuyên nhằm quảng bá, giới thiệu về giá trị, nét đẹp đặc sắc của văn hóa cũng như nghi lễ rước pháo của Đồng Kỵ với du khách trong và ngoài nước.
Pháo do nhân dân làng Đồng Kỵ làm bằng gỗ có đường kính 1,2m, dài 5,75m, cao 3,47m được tranh trí tứ linh (Long, ly, Quy, Phượng), chạm khắc tinh xảo, sơn son thiếp vàng. Hội pháo làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) được ghi tên trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 1/2016. Đây là lễ hội truyền thống, được tổ chức vào mùng 4 Tết hàng năm để tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, điều quân đi đánh giặc. Tâm điểm của lễ hội là tục rước pháo. Theo đó, những "ông pháo" dài khoảng 5m có sơn son thiếp vàng, gắn tứ linh được vài trăm trai tráng rước qua các trục đường chính của làng Đồng Kỵ.
Tiếp đó là màn rước 4 ông đám - những người tới tuổi 51 ở 4 giáp khác nhau, tượng trưng cho 4 vị tướng xuất quân đánh giặc. Các trai đinh cởi trần có nhiệm vụ giữ ông đám không được ngã trong khi di chuyển quanh sân đình. Lễ hội truyền thống với các tục lệ thú vị, mang lại không khí vui vẻ ngày xuân năm mới này, thu hút được đông đảo sự quan tâm của cộng đồng dân cư và dư luận.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, lễ hội pháo vẫn được người dân Đồng kỵ gìn giữ, lưu truyền. Từ năm 1994, khi Nhà nước có quy định cấm đốt pháo nổ, nhân dân Đồng Kỵ không đốt pháo tại hội mà thay vào đó là nghi thức rước pháo.
Bài, ảnh: T.Lê
" alt="Chiêm ngưỡng 'cụ pháo' lớn nhất của làng Đồng Kỵ" />
- ·Soi kèo góc Osasuna vs Girona, 19h00 ngày 13/4
- ·Xôn xao chuyện trẻ đọc ngược sách vẫn lên sóng VTV
- ·Vì sao các cặp đôi ngày càng liều lĩnh ‘mây mưa’ nơi công cộng?
- ·Dàn xe tải rước sính lễ ăn hỏi trong thời tiết mưa lụt ở Hải Phòng
- ·Nhận định, soi kèo Al Batin vs Al Tai, 22h35 ngày 14/4: Cửa trên đáng tin
- ·Diễn viên Quốc Tuấn tiết lộ lý do chuyển nghề
- ·Cô gái bị người yêu cũ khắc tên lên bia mộ ông bà ở Trung Quốc
- ·Những quảng cáo 'trên trời' của phòng khám gây chết người
- ·Kèo vàng bóng đá Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4: Khó tin The Cherries
- ·Lý do nhiều người thức giấc lúc 3 giờ sáng