Công nghệ

5 cách đơn giản để tăng tốc Android

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-04-28 23:24:04 我要评论(0)

Những chiếc smartphone Android sẽ nhanh không kém iPhone nếu như bạn biết cách.Vô hiệu hoặc gỡ các ứgiá iphone 13giá iphone 13、、

Android,áchđơngiảnđểtăngtố<strong>giá iphone 13</strong> thiết bị, cách đơn giản, tăng tốc, ứng dụng, gỡ bỏ
Những chiếc smartphone Android sẽ nhanh không kém iPhone nếu như bạn biết cách.

Vô hiệu hoặc gỡ các ứng dụng không dùng (60 giây)

Bạn có thể không để ý, song rất nhiều ứng dụng bạn không hề dùng tới vẫn chạy ngầm, làm tiêu tốn rất nhiều tài nguyên hệ thống. Ngoài những ứng dụng mà trong một giây phút nổi hứng bạn có thể cài đặt từ chợ ứng dụng, rất nhiều ứng dụng được cài đặt sẵn bởi các nhà sản xuất hoặc các nhà phát triển bản room mà bạn đang dùng sẽ làm giảm tốc độ chiếc smartphone của bạn.

Với những ứng dụng bạn tự cài đặt, không khó để gỡ bỏ. Bạn chỉ cần bỏ ra vài phút để gỡ toàn bộ các ứng dụng này. Đối với các ứng dụng được cài sẵn, việc này khó hơn, song không phải là không thể. Nếu không phải là người rành công việc vọc vạch, bạn có thể vô hiệu hóa (disable) các ứng dụng này trong menu Setting. Với khoảng 6 ứng dụng không dùng tới, bạn chỉ mất 10 giây cho mỗi thao tác vô hiệu hóa một ứng dụng này.

Xóa bộ nhớ đệm ứng dụng (30 giây mỗi ứng dụng)

Sau một thời gian sử dụng, các ứng dụng vẫn lưu trữ các lịch sử sử dụng trong bộ nhớ đệm (cache) khiến chiếc smartphone của bạn trở nên ì ạch. Bạn có thể xóa bộ nhớ đệm của các ứng dụng bằng menu Setting của thiết bị. Tuy nhiên, một số ứng dụng có thể mất cả ngày để xóa bộ nhớ này.

Ứng dụng Application Cache Cleaner, một ứng dụng miễn phí là một cách đơn giản để xóa các bộ nhớ đệm của các ứng dụng chỉ với vài lần chạm. Chỉ cần chạm vào nút Clear All là công việc của bạn đã hoàn thành.

Tuy nhiên, chắc chắn rằng, bộ nhớ đệm này sẽ tiếp tục bị “đầy” sau một thời gian sử dụng. Cache Cleaner có thêm chức năng Auto Clear. Bạn có thể cài đặt khoảng thời gian mà bạn muốn Application Cache Cleaner xóa bộ nhớ đệm của các ứng dụng trên máy của mình.

Cài đặt Laucher mới (30 giây)

Lacher là ứng dụng để bạn mở menu ứng dụng, điều khiển màn hình chính và rất nhiều phần khác thuộc về giao diện người dùng (UI). Trên thực tế, khi bán các thiết bị, các nhà sản xuất bao giờ cũng có một Laucher mặc định. Tuy nhiên, bạn có thể cài đặt một Laucher khác. Chúng có rất nhiều trên chợ ứng dụng Google Play.

Trong vô số ứng dụng Laucher bạn có thể lưu ý tới laucher có tên là Lightning Laucher Home để giúp chiếc điện thoại của bạn chạy nhanh và êm hơn.

 

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Nhờ ứng dụng chuyển đổi số vào phát triển kinh tế, cuộc sống chị Thanh đã có nhiều đổi thay tích cực - Ảnh: N.P

Thông qua việc sử dụng facebook, zalo và các sàn giao dịch thương mại điện tử, chị Trần Thị Thanh, hiện đang sống tại xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, đã có cơ hội mở rộng việc kinh doanh và đưa các mặt hàng mỹ phẩm, tinh dầu của mình đến gần hơn với người tiêu dùng.

Trước đây, thu nhập của chị chủ yếu phụ thuộc vào công việc buôn bán gà, vịt nhỏ lẻ tại các chợ. Công việc này tương đối vất vả, chị thường phải thức dậy từ 5 giờ sáng, mang hàng hóa ra chợ bán; tối muộn lại về tìm mối nhập gà, làm thịt để chuẩn bị cho phiên chợ sáng mai. Bận rộn với bán buôn, về nhà lại phải chăm sóc cho gia đình, chị Thanh gần như không còn thời gian để chăm lo bản thân.

“Năm 2020, thời điểm dịch bệnh bùng phát, mọi người gần như không dám ra đường, đi chợ nên việc buôn bán của tôi gặp khó khăn. Qua lời giới thiệu của một số chị em, tôi tìm hiểu và thử sức với việc bán hàng online. Công việc này đã giúp cuộc sống của tôi thay đổi rất nhiều”, chị Thanh phấn khởi cho hay.

Được biết, để làm quen với bán hàng online, chị đã dành nhiều thời gian tham gia các khóa tập huấn khởi nghiệp, tập huấn cách tiếp cận với nền tảng mạng xã hội...

Thay vì chạy theo những sản phẩm không rõ nguồn gốc, chị Thanh lựa chọn và tập trung phân phối các mặt hàng như kem chống nắng, tinh dầu của Công ty Dạ Thảo Liên, một thương hiệu Việt được nhiều người Việt tin dùng.

Không cần phải đầu tư mặt bằng, máy móc, chỉ nhờ tận dụng triệt để các nền tảng online mà có những thời điểm, chị Thanh xuất đi cả nghìn đơn hàng mỗi ngày. Công việc này mang lại cho chị nguồn thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/ tháng.

Chị còn giới thiệu, hướng dẫn cho nhiều người dân trên địa bàn tập kinh doanh online, ứng dụng chuyển đổi số để phát triển kinh tế gia đình, thay đổi cuộc sống. “Thành công hôm nay của tôi có sự giúp đỡ, hỗ trợ hết mình của Hội LHPN các cấp. Từ khi thay đổi công việc, cuộc sống của tôi thoải mái hơn, có nhiều thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình; tự tin tham gia vào các hoạt động, phong trào do Hội LHPN các cấp tổ chức, phát động. Làm chủ kinh tế, vị thế của tôi trong gia đình và xã hội đã được thay đổi đáng kể”.

Tại TP. Đông Hà, thời gian qua, Hội LHPN thành phố luôn chú trọng việc đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm trang bị cho hội viên phụ nữ các kiến thức, kỹ năng cơ bản, qua đó giúp chị em mở rộng kinh doanh, kết nối, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng trong giai đoạn mới.

Chủ tịch Hội LHPN TP. Đông Hà Phạm Thị Thu Hà cho biết, Hội LHPN thành phố đã triển khai nhiều chương trình tập huấn chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong bán hàng online để chị em có cơ hội trao đổi kinh nghiệm bán hàng hóa, cách sử dụng mạng xã hội nhiều tương tác hay cách quảng bá hàng hóa trên không gian mạng...

“Chúng tôi mời những người có kinh nghiệm trong việc ứng dụng chuyển đổi số như giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế Đà Nẵng, cán bộ Sở Thông tin & Truyền thông đến để nói chuyện, chia sẻ thêm cách làm hay trong ứng dụng chuyển đổi số vào phát triển kinh tế với các chị em. Cá nhân tôi cho rằng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số là xu thế tất yếu, công cụ hữu dụng giúp thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh truyền thống. Thông qua chuyển đổi số phát triển kinh tế, chị em sẽ có cơ hội thay đổi tư duy, vươn lên thoát nghèo và rút ngắn khoảng cách giới trong xã hội”, chị Hà nói.

Xác định hỗ trợ phụ nữ hội nhập và chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài của tổ chức để đạt mục tiêu phát triển bền vững, từ năm 2020 đến nay, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 85 lớp tập huấn, hỗ trợ nâng cao năng lực ứng dụng CNTT và chuyển đổi tư duy thời kinh tế số trong sản xuất, kinh doanh cho gần 3.500 cán bộ, hội viên. Đồng thời hỗ trợ vốn máy móc thiết bị để chị em cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ phụ nữ ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong hoạt động quảng bá, kết nối, bán hàng.

Theo thống kê, hiện có 100% tổ hợp tác/hợp tác xã sản xuất và các gian hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm do Hội LHPN tỉnh thành lập đã ứng dụng công nghệ mới thúc đẩy bán hàng trên không gian mạng, sàn thương mại điện tử Tiki, Voso, Lazada...

“Trên 90% hội viên phụ nữ ở vùng đồng bằng đã ứng dụng chuyển đổi số. Ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi do đời sống còn nhiều khó khăn về kinh tế nên các cấp hội đang tập trung hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số, trong đó tập trung triển khai thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Thời gian tới, Hội LHPN tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức về chuyển đổi số cho phụ nữ là chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần giúp chị em mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao vị thế của bản thân trong gia đình và xã hội”, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Trần Thị Thanh Hà khẳng định.

Theo Nam Phương(Báo Quảng Trị)

" alt="Phụ nữ Quảng Trị ứng dụng chuyển đổi số để phát triển kinh tế" width="90" height="59"/>

Phụ nữ Quảng Trị ứng dụng chuyển đổi số để phát triển kinh tế

 - Tin vào lời hứa hẹn công việc lương hàng ngàn USD, nhiều cử nhân, kỹ sư đã đóng hàng trăm triệu đồng để tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật của VJTech cuối cùng đã "vỡ mộng".

Hứa tìm việc ngàn đô, sang dọn vệ sinh

Lê Văn Phúc năm nay 25 tuổi, quê ở Yên Định, Thanh Hóa. Tốt nghiệp kỹ sư Công nghệ kỹ thuật xây dựng Đường sắt – Metro của Trường ĐH Giao thông Vận tải nhưng không tìm được công việc như ý, Phúc quyết định tới Công ty Cổ phần Đào tạo Công nghệ Việt Nhật VJTech - nơi hứa hẹn đào tạo và đưa người sang Nhật làm việc, để tìm kiếm cơ hội xuất ngoại.

Phúc cho biết, vào cuối năm 2015, khi tới Công ty VJTech, Phúc được tư vấn đăng ký khóa học tiếng Nhật 6 tháng. Trong quá trình học, công ty sẽ giới thiệu các cơ hội phỏng vấn xin việc làm tại các công ty của Nhật cho Phúc. Khoản tiền 1.000 USD (khoảng hơn 20 triệu đồng) Phúc đóng khi đăng ký học sẽ trở thành phí tư vấn khi Phúc xin được việc.

{keywords}
Bản cam kết Công ty VJTech ký với Lê Văn Phúc.

Tới khoảng tháng 3/2016, Phúc lại được công ty tư vấn đăng ký tham gia Chương trình "Đào tạo tiếng Nhật nâng cao 3 tháng cho kỹ sư, kỹ thuật viên". Công ty cam kết, trong thời gian học viên học tập và thực hành tại Nhật Bản sẽ được chu cấp toàn bộ chi phí ăn ở và giới thiệu các cơ hội phỏng vấn xin việc. Đổi lại, Phúc phải đóng khoản tiền cọc là 5.500 USD (khoảng hơn 100 triệu đồng) với lời hứa hẹn, sẽ được trả lại nếu trong 3 tháng "học" tại Nhật không xin được việc làm.

Trước khi sang Nhật để được "đào tạo nâng cao tiếng Nhật", Phúc lại được công ty VJTech yêu cầu ký một bản hợp đồng với Công ty cổ phần HUMAN CREATE Nhật Bản, được cho là đối tác của VJTech tại Nhật với mức lương 210.000 Yên (khoảng hơn 40 triệu đồng). Trong cam kết mà công ty ký với Phúc cũng khẳng định, mức lương của công việc mà công ty này giới thiệu cho Phúc sẽ không thấp hơn mức lương ký với HUMAN CREATE.

Tuy nhiên, sau khi sang Nhật Bản, Phúc không những không được "đào tạo nâng cao" mà còn bị đưa vào khách sạn làm công việc tạp vụ, từ dọn dẹp phòng, cọ rửa nhà vệ sinh cho tới rửa chén bát và phụ bếp từ sáng cho tới tối. "Hàng ngày, chúng em phải làm việc tới 11-12 tiếng đồng hồ nhưng hoàn toàn không được trả một đồng lương nào như trong hợp đồng" - Phúc nói.

Phúc cho biết, sau khi xảy ra tình trạng nêu trên đã nhiều lần gọi điện cho lãnh đạo Công ty VJTech để yêu cầu công ty mở lớp đào tạo, giới thiệu các cơ hội phỏng vấn xin việc đồng thời trả tiền lương cho công việc hiện tại đang phải làm tuy nhiên không được công ty đáp ứng.

Kết thúc 3 tháng "đào tạo nâng cao" tại Nhật Bản mà không , ngày 16/9, Phúc trở về Việt Nam. Theo cam kết ký trước đó, Phúc tới Công ty VJTech để đòi lại số tiền 5.500 USD đã "đặt cọc" để tham dự chương trình đào tạo tiếng Nhật nâng cao tại Nhật Bản. 

{keywords}
Cam kết về mức lương và thời gian hoàn trả số tiền đặt cọc nếu học viên không nhận được việc làm tại Nhật.

"Theo cam kết ký với ông Bùi Trọng Hưởng, Giám đốc Công ty VJTech, công ty sẽ trả lại khoản tiền đặt cọc của em sau 15 ngày kể từ ngày tôi trở về Việt Nam. Tuy nhiên, cho tới nay, sau rất nhiều lần tới công ty, ông Hưởng và lãnh đạo công ty vẫn tìm cách lần lữa không trả".

Xác nhận lời kể của Lê Văn Phúc, Nguyễn Cao Đồng, quê ở tỉnh Thái Bình, tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cũng cho biết đã phải đóng 5.000 USD để tham gia chương trình đào tạo tiếng Nhật nâng cao tại Nhật Bản trong vòng 3 tháng của VJTech và là người cùng làm việc với Phúc tại một khách sạn tại Nhật Bản.

Phúc và Đồng cũng cho biết, không chỉ có riêng 2 bạn mà có tới hơn 20 học viên khác cũng đóng tiền để tham dự chương trình "đào tạo nâng cao tiếng Nhật" và không được Công ty VJTech trả lại tiền. Nhóm hơn 20 bạn này đã tập hợp nhau, nhiều lần tới công ty để đòi khoản tiền đặt cọc suốt 2 tháng nay nhưng không thành công. Vì vậy, Phúc và các bạn đã quyết định viết đơn gửi tới báo chí và các cơ quan chức năng.

Công ty đã ngừng hoạt động

Theo phản ánh của Phúc và nhóm học viên, sáng 1/12, phóng viên tìm tới địa chỉ của Công ty Cổ phần Đào tạo Công nghệ Việt Nhật tại tầng 4, Tòa nhà VAPA, số 4B Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Tuy nhiên, địa điểm này đã được chuyển đổi thành văn phòng của một công ty khác. Website của công ty cũng trong tình trạng không truy cập được.

Hỏi thăm nhân viên tại đây, chúng tôi mới được biết, Công ty Cổ phần VJTech không thanh toán tiền thuê văn phòng nên đã bị ban quản lý tòa nhà lấy lại văn phòng. Tuy nhiên, tại phòng hành chính của công ty mới vẫn còn một chiếc bàn làm việc của ông Bùi Trọng Hưởng, Giám đốc Công ty VJTech.

{keywords}
Chiếc bàn văn phòng được giới thiệu là của Giám đốc Công ty VJTech Bùi Trọng Hưởng được đặt tại văn phòng của một công ty khác không có ai sử dụng.

Theo lời kể của nhân viên này thì công ty có yêu cầu giữ nguyên chiếc bàn của ông Hưởng. Tuy nhiên, ông Hưởng rất ít khi lên ngồi và thời gian gần đây thì không hề thấy xuất hiện. Trước đó, chúng tôi có liên hệ với ông Hưởng để làm việc nhưng ông Hưởng không bắt máy.

Lê Văn Phúc cho biết, sau khi mình và nhóm bạn nhiều lần tới công ty để đòi quyền lợi, ông Hưởng có viết một bản cam kết sẽ giải quyết tiền đặt cọc của nhóm hơn 20 học viên tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật nâng cao vào ngày 1/12.

Tuy nhiên, sau rất nhiều lần gọi điện, nhắn tin, ông Hưởng vẫn không chịu xuất hiện. Ngược lại, trao đổi trên điện thoại, ông Hưởng còn yêu cầu nhóm học viện phải triệu tập được các thành viên hội đồng quản trị của công ty thì mới tới làm việc.

Theo chỉ dẫn của nhóm học viên tới công ty để đòi tiền đặt cọc, phóng viên gặp được ông Nguyễn Văn Hùng, thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần VJTech hiện đang làm việc tại một công ty du học tại cùng tòa nhà.

Ông Hùng cho biết, theo ông được biết, thì tới 31/10 vừa qua, Công ty VJTech đã dừng tất cả các giao dịch. Còn với các trường hợp của học viên còn nợ tiền đặt cọc như Phúc và Đồng thì hội đồng cổ đông đang đợi báo cáo tài chính công ty gửi lên để chốt lại mới có thể giải quyết được.

"Hiện tại chúng tôi vẫn chưa có báo cáo tài chính của công ty. Trong các báo cáo trước đó, nhiều khoản ông Hưởng trình lên không có hóa đơn chứng từ nên hội đồng cổ đông không thông qua được" - ông Hùng cho hay.

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Hùng, thành viên hội đồng quản trị VJTech đang giải thích với các học viên tham gia khóa đào tạo tại nơi từng là trụ sở của VJTech.

Tìm kiếm thêm về công ty VJTech, chúng tôi khá bất ngờ khi phát hiện mặc dù tên chính thức là Công ty Cổ phần Đào tạo Công nghệ Việt Nhật, song trên website, fanpage Facebook, công ty lại có danh xưng: Học viện Công nghệ Việt Nhật (VJTech Academy) với khẩu hiệu rất hút khách: "Học là có việc làm".

Chưa hết, vào khoảng tháng 8/2015, Công ty VJTech còn được giới thiệu khá hoành tráng trên một chương trình truyền hình của Hà Nội với dự án 1.200 kỹ sư công nghệ sang Nhật làm việc. Theo đó, ngoài sinh viên đã tốt nghiệp, VJTech còn đào tạo cả học sinh tốt nghiệp THPT để đưa sang Nhật làm việc.

Tuy nhiên, với tình trạng của Công ty VJTech hiện tại, Phúc, Đồng và những người cùng chung cảnh ngộ có lẽ sẽ khó đòi lại khoản tiền đặt cọc vốn không nhỏ với họ và gia đình. Trao đổi với phóng viên, Phúc tỏ ra hối hận khi đã vội vã tin vào những lời quảng cáo "trên trời" của VJTech.

"Giờ em và các bạn chỉ mong rút được hồ sơ và nhận lại tiền đặt cọc để ổn định công việc và cuộc sống" - Phúc cay đắng nói.

Lê Văn

" alt="Du học Nhật: Tin lời hứa lương 2.000 đô la Mỹ, hàng chục kỹ sư nhận quả đắng" width="90" height="59"/>

Du học Nhật: Tin lời hứa lương 2.000 đô la Mỹ, hàng chục kỹ sư nhận quả đắng