Trước đó,ệpdầukhíứngphóhiệuquảbãosốlịch thi đấu ngày hôm nay theo dự báo của Сông ty FUGRO và Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, cơn bão số 9 từ ngày 24-25/11/2018 sẽ gây ảnh hưởng đến vùng biển khu vực khu vực mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng và có thể mỏ Thiên Ưng. Nhằm đảm bảo an toàn sản xuất, an toàn cho người lao động và tài sản khi cơn bão số 9 đi qua, từ ngày 23/11, lãnh đạo Vietsovpetro đã nhanh chóng chỉ đạo các đơn vị cơ sở, công trình, cần đảm bảo thực hiện các biện pháp tổ chức và kỹ thuật để ứng phó với cơn bão số 9 theo "Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro".
Công trình biển của Vietsovpetro trong cơn bão số 9 |
Toàn bộ nhân viên làm việc tại các công trình sản xuất của Vietsovpetro đã được thông báo kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo các yêu cầu an toàn khi tiến hành các công việc sản xuất trong mùa mưa bão. Tùy theo điều kiện thời tiết, tổ chức tuân thủ các quy phạm, quy trình an toàn, quy trình của nhà chế tạo và các tài liệu tiêu chuẩn khác của Việt Nam và Vietsovpetro khi thực hiện các công việc trên cao, các công việc nâng - hạ, làm việc với thiết bị nâng, neo đậu, giao hàng và những công việc khác liên quan tới tàu thuyền.
Trong 02 ngày 24-25/11 tổ chức trực ban 24/24, tiếp nhận thông tin thường xuyên về cơn bão. Các đơn vị Vietsovpetro nhanh chóng kiểm tra, tổ chức gia cố, chằng buộc, hạ cần cẩu, sự chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị đóng ngắt khẩn cấp, hệ thống thông tin liên lạc... để sẵn sàng ứng phó.
Sáng ngày 24/11, Ban chỉ huy Tình huống khẩn cấp của Vietsovpetro tổ chức họp đưa phương án chi tiết để ứng phó bão. Các giàn khoan ngừng hoạt động và đưa về trạng thái an toàn trước 17h00 ngày 24/11. Đến 21h30 cùng ngày dừng các trạm máy nén khí và các giàn dừng hệ thống khai thác gaslift. Trong trong quá trình cơn bão đi qua khu vực mỏ của Vietsovpetro, CBCNV đã trú ẩn an toàn trong các khu nhà ở và các trạm điều khiển công nghệ.
08h00 ngày 25/11, bão đã giảm và không còn ảnh hưởng đến khu vực mỏ, các giàn nhận lệnh khởi động lại các trạm máy nén khí và khôi phục hệ thống khai thác gaslift. Đến 12h00 cùng ngày, hoạt động sản xuất cơ bản đã được khôi phục trên các công trình biển. Tiếp tục hoạt động ứng phó trên các công trình bờ.
Tính đến 10h00 ngày 26/11, Vietsovpetro không có bất cứ thiệt hại nào về người; máy móc, thiết bị không bị hư hỏng. Tuy nhiên, sức mạnh của cơn bão đã khiến một mảng cầu cảng số 5 bị sạt lở; một số mái tôn nhà xưởng bị bung, bay; tường rào và cây bị đổ tại một số đơn vị cơ sở.
Trước đó, ngày 25/11, Ban An toàn Sức khỏe và Môi trường PVEP cho biết mọi hoạt động tại các đơn vị/ nhà thầu nằm trong vùng ảnh hưởng của bão số 9 vẫn được kiểm soát, đảm bảo an toàn, không phát sinh thêm hoạt động sơ tán nhân sự. Công tác ứng phó bão số 9 tại các đơn vị/nhà thầu được triển khai an toàn và theo kế hoạch, không có tai nạn sự cố nào xảy ra. Tuy nhiên, các đơn vị/nhà thầu hiện vẫn tiếp tục duy trì kiểm soát các hoạt động hiện tại tại thực địa và theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, ảnh hưởng của bão tiếp theo trên biển để chủ động trong công tác vận hành sản xuất, bảo đảm an toàn tại các công trình.
Bão Usagi (cơn bão thứ 9 từ đầu năm 2018 hoạt động ở biển Đông) mạnh lên thành bão từ hôm 22/11, được dự báo đổ bộ vào Nam Trung Bộ và Nam Bộ với sức gió tối đa 100 km/h. Sau 4 ngày bão Usagi di chuyển chệch xuống phía Nam, tầm ảnh hưởng của bão đã thu hẹp.
Trưa 25/11, bão đổ bộ vào khu vực từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Bến Tre với sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tiếp tục đi sâu vào đất liền.
Vũ Minh