Theo đó, học sinh năm thứ tư cấp tiểu học và năm thứ hai trung học cơ sở của Singapore đều giữ vị trí dẫn đầu ở cả hai môn Toán, Khoa học. Đây là lần thứ 3 kể từ năm 2003, học sinh Singapore đứng đầu trong nghiên cứu này.
Cụ thể, học sinh năm thứ 4 cấp tiểu học ở Singapore đứng đầu về môn Toán với điểm trung bình là 625. Học sinh Hong Kong đứng thứ hai với 602 điểm và Hàn Quốc đứng thứ ba với 600 điểm.
Singapore tiếp tục giữ vị trí số một ở môn Khoa học bậc tiểu học với 595 điểm, trong khi Hàn Quốc đứng thứ hai với 588 điểm 588 và Nga đứng thứ ba với 567 điểm.
Học sinh năm thứ hai cấp trung học cơ sở của Singapore cũng dẫn đầu ở cả hai môn Toán (612 điểm) và Khoa học (608 điểm).
Đây là lần thứ 3 kể từ năm 2003, học sinh Singapore đứng đầu trong nghiên cứu về xu hướng Toán và Khoa học quốc tế (TIMSS)
Theo đánh giá của Bộ Giáo dục Singapore, mặc dù học sinh Singapore cũng đứng đầu bảng xếp hạng vào năm 2015, nhưng trong cuộc khảo sát mới nhất này đã có sự cải thiện đáng kể. Ví dụ, đây là lần đầu tiên học sinh cấp 2 đã đạt trên 600 điểm môn Khoa học trong TIMSS.
“Kết quả này cho thấy nỗ lực của các trường học trong việc truyền đạt kỹ năng tư duy bậc cao cho học sinh. Các em đã có khả năng áp dụng kiến thức Toán học và Khoa học cũng như kỹ năng lập luận để giải quyết các vấn đề phức tạp”.
“Tất cả học sinh của chúng tôi đã hoàn thành tốt các tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ là những học sinh giỏi. Đặc biệt, những học sinh có học lực yếu cũng đã đạt được điểm số cao so với học sinh của các hệ thống tham gia khảo sát.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và các bên liên quan để giúp học sinh hiểu sâu, đồng thời nuôi dưỡng sự tự tin giúp các em thích học và duy trì ham muốn học hỏi mạnh mẽ”, đại diện Bộ Giáo dục Singapore cho biết.
Bên cạnh Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã đạt được những tiến bộ đáng kinh ngạc. TS Dirk Hastedt, Giám đốc dự án của TIMSS cho biết: “Các quốc gia này đã và đang cải thiện, ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục. Điều này một lần nữa khẳng định, học sinh châu Á tiếp tục dẫn đầu thế giới về môn Toán và Khoa học”.
Thời Vũ(Theo BBC, The Straits Times)
Đây là lần thứ 3 Việt Nam tham gia khảo sát PISA nhưng trong “thang đo quốc tế” (bảng xếp hạng toàn cầu) thì vắng mặt tên Việt Nam.
" alt=""/>Học sinh Singapore vô địch về Toán và Khoa họcDo ở quê coi trọng tình làng nghĩa xóm nên hầu như bố mẹ chồng mời hết cả xóm đến ăn cưới con trai. Tuyệt nhiên, không có bất kỳ ai bàn tán về việc “mời cưới không thiếu một người nào” của bố mẹ chồng tôi.
Họ đến chung vui, thoải mái ăn uống từ ngày dựng rạp cho đến khi tàn tiệc.
Đến lúc mở phong bì mừng cưới của họ, tôi ngạc nhiên khi chỉ có 200.000 đồng. Vốn sống ở phố, quen với việc tiêu xài phóng khoáng, tôi có phần chạnh lòng và trách cứ khách mời của bố mẹ chồng.
Mẹ chồng nhìn tôi. Bà nhẹ nhàng cười bảo: “Ở quê, tình cảm là chủ yếu, con à. Họ đi làm thuê trong rẫy không có bao nhiêu tiền mà cũng dành dụm đi cưới mình. Một năm ở quê biết bao nhiêu đám, tiền họ bỏ ra cũng không ít đâu”.
Nói xong, mẹ vội về phòng của mình lấy một quyển sổ, rồi qua phòng của vợ chồng tôi tiếp tục xé phong bì tiền mừng cưới.
Bà bảo tôi đọc tên khách mời và số tiền họ mừng cưới. Bà cẩn thận viết lại vào sổ.
Tôi hỏi lý do vì sao phải ghi lại chi tiết như thế thì bà nói: “Mẹ ghi lại để sau này người ta mời cưới còn biết đi lại sao cho phải. Sau này, kiểu gì mình cũng phải mừng cưới nhiều hơn, chứ mừng ít lại thiệt cho người ta”.
Mẹ chồng tôi còn nói, với những họ hàng ở xa đến mừng cưới, đến khi họ mời lại, chỉ trừ khi bị bệnh thì mình mới không tham dự. Các lý do khác đều khiến họ buồn lòng.
“Mẹ nghĩ họ chỉ mong mình đến chia vui, chứ cũng không trông đợi vào món quà cưới. Thế nhưng, mình cũng phải đi lại sao cho đúng”, mẹ chồng tôi nói.
Để tôi yên tâm, mẹ chồng bảo đến khi họ mời cưới lại, bố mẹ chồng sẽ tự lo tiền mừng cưới, vợ chồng con trai không phải lo.
Số tiền mừng trong đám cưới, bố mẹ chồng đều cho vợ chồng tôi không thiếu một đồng.
Cách đối nhân xử thế của mẹ chồng khiến tôi vô cùng nể phục. Học theo bà, tôi cũng ghi lại quà mừng cưới của các bạn.
Việc làm này chẳng những giúp chúng tôi ghi nhớ tình cảm của khách mời mà còn không phải khó xử hoặc bị trách cứ trong chuyện tiền mừng cưới.
Độc giả hanhnguyen@...
Mời độc giả chia sẻ những kỉ niệm về chuyện mừng cưới theo mẫu bình luận phía cuối bài hoặc địa chỉ email: [email protected]. |
Năm 2020
Năm 2019
Năm 2018