Nói về hạnh phúc hiện tại, nam diễn viên cho biết: "Tôi rất hạnh phúc nhưng không phải kiểu người quá uỷ mị. Tôi biết mình đang đi qua những trải nghiệm mới mẻ. Mọi thứ đã thay đổi. Lập gia đình và có con là 2 trong số những mục tiêu trong cuộc đời tôi. Vì thế, tôi phấn khích và có chút lo lắng, theo hướng tích cực. Tôi đang cố gắng để giảm bớt sự lo lắng".
Khi được hỏi về tính cách của Katy Louise Saunders, Song Joong Ki nói đó là người phụ nữ đáng tin cậy, tốt bụng, là chỗ dựa vững chắc cho anh.
“Nếu buộc tôi giải thích Katy là người thế nào, tôi sẽ nói cô ấy đủ tốt khiến tôi kể nhiều câu chuyện. Cô ấy như người bạn, giúp tôi bằng nhiều cách và cho tôi niềm tin”. Anh cũng chia sẻ về sự đồng điệu của hai người: “Khi cô ấy có những suy nghĩ và luận điểm giống tôi, cô ấy sẽ khẳng định qua câu nói: Em cũng vậy".
Trước đó, hồi cuối tháng 1, truyền thông Hàn Quốc đồng loạt đưa tin nam diễn viên Song Joong Ki chính thức tuyên bố tái hôn. Anh xác nhận nữ diễn viên người Anh Katy Louise Saunders đang mang thai con đầu lòng.
"Tôi muốn chia sẻ điều hạnh phúc và quan trọng nhất trong cuộc đời mình với tất cả các bạn. Tôi đã kết hôn với Katy Louise Saunders, người luôn ủng hộ và dành thời gian bên tôi", Song Joong Ki viết.
Nam diễn viên cho biết, cả hai đã đăng ký kết hôn và bắt đầu cuộc sống hôn nhân. "Katy có một trái tim nhân hậu và luôn sống hết mình. Cô ấy là một người tuyệt vời đến mức tôi luôn tôn trọng. Nhờ cô ấy, tôi đang trở thành một người tốt hơn", Song Joong Ki cũng gửi những lời khen đến vợ.
Theo Sport Joseon, cả hai đã hẹn hò được gần 1 năm.
Katy Louise Saunders sinh năm 1984, là cử nhân ĐH Bocconi. Cô từng đóng các phim The lizzie mcGuire movie(2003),The borgia (2006), Third person (2013)…
Song Joong Ki sinh năm 1985, nổi tiếng qua các bộ phim truyền hình ăn khách như Vincenzo, Gã khờ, Người sói, Hậu duệ mặt trời... Anh từng kết hôn với nữ diễn viên Song Hye Kyo năm 2017. Sau gần 3 năm chung sống, cả hai ly hôn, gây chấn động dư luận.
Uyên Trần
Nhiều cha mẹ thường hiếm khi nghe con giải thích mà ngay lập tức mặc định mọi lỗi lầm là do con gây ra. Ví dụ: “Chắc tại con đánh bạn trước nên bạn mới đánh lại con đúng không?”. Hãy thử một lần hỏi con rằng: “Đã có chuyện gì xảy ra vậy con”. Đây là cơ hội giúp trẻ bình tĩnh lại và kể về những gì đã xảy ra.
Khi hỏi câu hỏi này, tránh dùng giọng điệu phán xét. Thay vào đó, hãy cởi mở lắng nghe những gì trẻ nói, đứng dưới góc độ của con để xem xét mọi chuyện.
Sau khi tìm hiểu mọi chuyện, đừng vội vàng giáo dục con cái. Hãy hỏi trẻ rằng: “Con cảm thấy như thế nào?”. Đây là cơ hội để trẻ bộc lộ cảm xúc của mình. Chỉ khi trẻ giải tỏa được hết những khó chịu trong lòng mới giúp chúng bình tĩnh lại và lắng nghe ý kiến của người khác. Cha mẹ cũng nên tỏ thái độ đồng cảm với cảm xúc của con.
Câu hỏi này nhằm giúp trẻ phải suy nghĩ lại hành động của mình và nghĩ hướng giải quyết về những hậu quả đã gây ra.
Cha mẹ hỏi câu hỏi này thường xuyên sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả và có lợi cho trẻ trong suốt cuộc đời.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần tôn trọng những suy nghĩ ngây thơ, non nớt của trẻ để trẻ cảm nhận được sự tôn trọng khi thể hiện quan điểm. Bằng cách này, mỗi khi trẻ gặp phải vấn đề khúc mắc không thể giải quyết sẽ tìm đến cha mẹ để nhận sự góp ý thay vì những nguồn không đáng tin.
Sau khi lắng nghe những ý tưởng giải quyết vấn đề của con và đưa ra những góp ý riêng của mình, hãy để cho con một khoảng thời gian để đưa ra quyết định. Điều này giúp trẻ hiểu rằng, đằng sau mỗi giải pháp đều có một hệ quả mà con phải chịu trách nhiệm. Và liệu con có chấp nhận những hậu quả này?
Nếu lúc này con không thể hiểu được logic vấn đề, cha mẹ nên giúp trẻ làm rõ những ý tưởng này và nói cho trẻ biết hậu quả sau khi thực hiện là gì.
Sau khi đã phân tích đầy đủ tất cả các trường hợp và hậu quả, bản thân trẻ cũng sẽ có sự cân nhắc, lựa chọn giải pháp có lợi nhất. Ngay cả khi sự lựa chọn của trẻ không như những gì cha mẹ mong đợi, hãy tôn trọng quyết định của trẻ.
Bằng câu hỏi này, đứa trẻ sẽ thấy những tác động mà hành động của mình đã gây ra. Cha mẹ có thể giúp đỡ trẻ khi chúng cần sự hỗ trợ. Ủng hộ từ cha mẹ chính là sự hậu thuẫn tốt nhất dành cho con.
Sau khi đợi mọi chuyện qua đi, hãy cho trẻ cơ hội nhìn nhận lại những việc mình làm. Điều này cũng sẽ phản ánh lại cách giải quyết của trẻ có hiệu quả hay không? Nhiều bậc cha mẹ tin rằng con mình còn nhỏ, không có khả năng giải quyết vấn đề. Nhưng thực tế, ngay cả khi còn nhỏ, trẻ cũng sẽ có cách giải quyết cho mọi vấn đề theo cách của chúng.
Thúy Nga
Lồng ghép những câu hỏi sau vào các cuộc trò chuyện hàng ngày sẽ khuyến khích hành vi tích cực ở trẻ, đồng thời giúp cha mẹ sẽ hiểu con cái hơn.
" alt=""/>Khi con phạm lỗi, thay vì đánh mắng hãy hỏi trẻ 8 câu này