Theo ghi nhận, trong ngày đầu ra mắt, vì sức hấp dẫn của Thiện Nữ Mobilequá lớn nên lượng người chơi đổ về siêu đông. Từ giây phút trải nghiệm đầu tiên trong trò chơi đã thực sự đem lại cảm giác choáng ngợp cho bất kỳ ai. Hàng trăm người chơi nối đuôi nhau vây kín NPC nhận nhiệm vụ, các bãi train đông nghẹt, quái bị đánh tới mức thảm hại.
Cảnh tượng đất chật người đông, quái không có để đánh, các map chật cứng người…đã diễn ra liên tục hơn 4 ngày nay kể từ lúc sản phẩm ra mắt. Tuy nhiên, vẫn không thấy động thái nào từ NPH VNG về việc mở thêm server mới và họ vẫn đang giữ đúng lời hứa của mình để đảm bảo sự hoạt động tốt nhất cho 3 server đầu tiên Nhiếp Tiểu Thiện, Ninh Thái Thần và Yến Xích Hà.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tất cả các hội nhóm, fanpage hay thậm chí là các buổi livestream của NPH để hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của game thủ thì việc đầu tiên mà cộng đồng game thủ Thiện Nữ Mobileđề cập đến là khi nào NPH mới ra thêm server mới?
Với hiện trạng hiện nay của các game mobile, việc NPH liên tục mở thêm server mới để thu lại lợi nhuận một cách nhanh chóng đã làm game thủ ngán ngẩm và không thể gắn bó lâu dài với các game mà họ đã lựa chọn.
Thiện Nữ Mobilelại chọn cho mình 1 hướng đi riêng, khác biệt hoàn toàn với các game mobile cùng thể loại trên thị trường. Không mở server mới một cách ồ ạt, nói không với các event liên quan đến nạp thẻ hay thậm chí là khuyến khích người chơi tự do cày cuốc, buôn bán trong game là cách mà Thiện Nữ Mobileđang làm để gây dựng cộng đồng bền vững cho riêng mình.
Được biết, vì sức ép của cộng đồng quá lớn cùng với lượng người chơi mong đợi server mới ngày càng tăng cao và không có chiều hướng dừng lại, nên NPH VNG đã quyết định mở thêm Server 4 – Lão Lão vào 10h sáng ngày 26/07/2017 để chiều lòng những game thủ đang mong mỏi chờ đợi từng ngày của Thiện Nữ Mobile.
Để biết thêm thông tin chi tiết, game thủ có thể tham khảo tại:
Trang chủ: http://thiennu.talktv.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/thiennu.talktv.vn
Group: https://www.facebook.com/groups/thiennumobile
" alt=""/>Cộng đồng Thiện Nữ Mobile mòn mỏi đợi NPH ra thêm server mớiĐây là tốc độ phát triển khách hàng nhanh nhất trong số tất cả các thị trường (cả Việt Nam và quốc tế) mà Tập đoàn Viettel từng đầu tư và cũng là tốc độ tăng trưởng khách hàng kỷ lục mà hiếm hãng viễn thông nào trên thế giới đạt được.
![]() |
Nhân viên Mytel với chính sách “Door to door” tới mọi ngõ ngách của Myanmar để thực hiện sứ mệnh “Empower Myanmar” |
Có nhiều nguyên nhân giúp Mytel vượt mốc 1 triệu khách hàng chỉ sau 10 ngày khai trương. Trong số đó, ngay trước ngày khai trương, Mytel sở hữu hạ tầng viễn thông lớn nhất Myanmar - phủ sóng 80% dân số, với 30.000 km cáp quang (chiếm 50% hạ tầng cáp quang của Myanmar). Mytel cũng là mạng di động đầu tiên và duy nhất phủ sóng 4G trên phạm vi toàn quốc khi khai trương (phủ tới 300/330 township - trong khi đó mạng lớn nhất liền kề mới phủ 185 township).
Hệ thống phân phối của Mytel trước khai trương cũng đã phủ rộng khắp toàn quốc, có khả năng tiếp cận nhanh chóng tới mọi khách hàng. Theo đó, Mytel đã có gần 50 cửa hàng và 50.000 điểm bán đại lý trên phạm vi toàn quốc (70% ở các vùng nông thôn).
Ông Nguyễn Thanh Nam- Tổng giám đốc Mytel cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi đặt ra cho năm 2018 là sẽ có 2-3 triệu khách hàng. Với tốc độ phát triển khách hàng như hiện tại thì con số trên là hoàn toàn nằm trong khả năng của Mytel. Thị trường viễn thông Myanmar có tiềm năng lớn, đặc biệt là nhu cầu về Internet di động băng rộng đang tăng rất nhanh nên cơ hội cho các hãng viễn thông nói chung và Viettel nói riêng là rất lớn”.
![]() |
Chen chân tại các điểm bán hàng lưu động của Mytel ở Myanmar. |
Trước đó, Tập đoàn Viettel đã chính thức khai trương mạng di động quốc tế thứ 10 tại Myanmar vào ngày 09/6/2018 với thương hiêu Mytel. Đây là thị trường có quy mô dân số lớn nhất mà Viettel từng đầu tư (gần 53 triệu người) và cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong số 10 đất nước mà Tập đoàn Viettel đang kinh doanh (khoảng 7%).
Tuy nhiên, Myanmar cũng là một thị trường có mức độ cạnh tranh rất cao với mức độ thâm nhập dịch vụ viễn thông lên tới 90% dân số, giá cước đã rẻ tương đương Việt Nam (2 cent/phút). Bên cạnh đó, Mytel còn phải cạnh tranh với những nhà mạng hàng đầu thế giới đã có mặt ở đây trước đó như Telenor (Na-uy) - Top 13 nhà mạng lớn nhất thế giới và Ooredoo (Qatar) - nhà mạng số 1 khu vực Trung Đông.
Tính đến thời điểm khai trương mạng di động Mytel tai Myanmar, vốn đăng ký đầu tư nước ngoài của Viettel là hơn 2 tỷ USD. Vốn đã đầu tư là 1,19 tỷ USD và lợi nhuận đã chuyển về Việt Nam là 516 triệu USD, tức là chiếm gần 45% tổng số vốn đã đầu tư.
Mytel là tên thương hiệu của Telecom International Myanmar - liên doanh giữa Viettel Global (công ty con của Tập đoàn Viettel) với 2 đối tác địa phương là Star High Public Company và Myanmar National Telecom Holding Public (MNTH). Tổng vốn đầu tư của dự án này là 1,5 tỷ USD, chiếm tới 66% vốn đăng ký đầu tư của Việt Nam vào Myanmar. Với dự án này, Việt Nam từ vị trí số 10 vươn lên đứng thứ 7 trong số 49 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Myanmar và trở thành nhà đầu tư lớn thứ 2 của khu vực ASEAN đầu tư vào quốc gia này (tính đến hết tháng 6/2017). Myanmar là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong tất cả các thị trường nước ngoài của Viettel tính đến thời điểm hiện nay (tốc độ tăng trưởng 7%). Myanmar cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Từ một quốc gia có tỷ lệ sử dụng điện thoại di động thấp nhất thế giới (chỉ sau Triều Tiên), sau khi mở cửa, tỷ lệ sim di động/người dân tăng từ 10% lên gần 90% chỉ sau 3 năm; tổng số lượng thuê bao data tăng từ 600.000 lên tới hơn 16 triệu. Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Myanmar có thể tăng quy mô nền kinh tế lên gấp 4 lần, lên 200 tỷ USD vào năm 2030. |
Doãn Phong
" alt=""/>Chỉ 10 ngày, Viettel vượt mốc 1 triệu thuê bao tại MyanmarVề phần những game thủ Việt có ý thức tham gia game, thì những sự vụ như thế này đã và đang khiến cho cái nhìn của gamer nước ngoài đối với người Việt chơi game ngoại trở nên xấu đi rất nhiều.
Những bài viết phê phán những thói hư tật xấu của game thủ Việt khi chơi game online nước ngoài đã có rất nhiều, thế nhưng dường như một bộ phận game thủ nước nhà vẫn giữ thói quen chơi game cũng như tương tác với những người chơi khác theo kiểu "ao nhà", coi bản thân mình là nhất. Những hệ lụy từ đó cũng xuất hiện.
Khi nào thì game thủ bị coi là "trẻ trâu"?
Đầu tiên là văng tục chửi bậy, thói xấu không có hướng giải quyết cụ thể. Trong game nào, trong cộng đồng game thủ nước nào cũng có văng tục. Thế nhưng trong game, khi game thủ buông lời văng tục tới một người nhất định, thì không chỉ “nạn nhân” mà còn cả những người chơi xung quanh cũng đều cảm thấy khó chịu.
Việc văng tục, chửi bậy dường như đã trở thành một “nét văn hóa” không mấy đẹp đẽ trong cộng đồng game thủ. Nhiều người để thoải mái trong game đã không tiếc lời, sử dụng những từ ngữ nặng nề nhất để mạt sát đối thủ của mình với một phong cách rất… anh hùng bàn phím. Đó mới chỉ là một khía cạnh. Việc spam hoặc chat nhảm trên kênh chat thế giới cũng là một điều gây không ít game thủ khó chịu.
Điều đáng buồn là, không ít những game thủ Việt đang chơi game nước ngoài lại vẫn giữ thái độ chơi game vô ý thức. Từ đó, không ít những tựa game online nước ngoài đã quyết định nói không với người Việt. Đây đều là những quyết định dựa trên ý kiến của đa số game thủ nước ngoài, những người vốn đã chịu đựng đủ những lần gamer Việt hay một số quốc gia khác như Trung Quốc làm loạn.
Khó xử
Trong một bài viết cách đây chưa lâu về vấn đề liệu có nên ngăn chặn "trẻ trâu" Việt Nam tiếp cận với game hay không, một vấn đề đã nảy sinh và vẫn chưa thể tìm ra cách giải quyết tận gốc.
Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng và sâu rộng của cấu hình máy tính nói chung tại nước ta, đi kèm với đó là chất lượng đường truyền internet và cơ sở hạ tầng của các nhà mạng cũng ngày càng được nâng cao, chẳng khó khăn gì để game thủ có thể tham gia vào một server nước ngoài không ban IP các khu vực khác (ngay cả khi có ban IP, những game thủ chúng ta vẫn tìm ra cách để lách luật như làm giả địa chỉ proxy để đánh lừa máy chủ).
Điều này cũng dẫn tới một thực trạng, bên cạnh những người nghiêm túc với game, thưởng thức các game online có ý thức, không có những biểu hiện được cộng đồng cho là “trẻ trâu”, thì những người Việt Nam mà chúng ta sẽ tạm gọi là “phá game” (bằng nhiều cách như hack cheat, văng tục chửi bậy hay spam kênh chat) cũng góp mặt tương đối đông đảo.
Và rồi, không ít người đã buộc phải lên tiếng chia sẻ những bình luận với nội dung như “xin đừng giới thiệu game nước ngoài mới nữa, đừng để trẻ trâu sang phá hoại game chúng tôi yêu mến” xuất hiện… Đương nhiên, họ hoàn toàn có cái lý của họ.
Nhiều người cho rằng, để giữ gìn bản sắc và ý thức tham gia game, những tựa game online nên có cấu hình cao hoặc thu phí để ngăn chặn “trẻ trâu” tham gia hàng loạt.
Thế nhưng khi không được tiếp xúc với những cộng đồng có ý thức cao hơn, một bộ phận game thủ Việt sẽ mãi quẩn quanh bên “cái ao làng” với những góc tối chưa có cách giải quyết tận gốc.
Đâu là gốc?
Để có được cách "giải quyết tận gốc" như trên đây, thì việc xác định cái "gốc" của vấn đề là điều không thể tránh khỏi. Có lẽ rằng, để tạo ra một bộ phận game thủ theo kiểu con sâu làm rầu nồi canh như thế này, thiết nghĩ một phần không nhỏ chính là cách quản lý con cái chơi game của các bậc làm cha làm mẹ.
Trước thời kỳ của chúng ta, chưa hề có bất kỳ một thể loại sản phẩm giải trí nào cho phép người chơi tương tác với nhiều người khác như game online. Chưa kể, độ tuổi tiếp cận game online của người Việt hầu như sớm hơn các quốc gia khác rất nhiều do việc quản lý game của các NPH chưa được chặt chẽ. Khi chưa có kỹ năng giao tiếp với cộng đồng, thì những việc văng tục hay spam kênh chat cũng từ đó bùng phát.
Chính vì lẽ đó, việc "đào tạo" cho game thủ biết cách giao tiếp với nhau ra sao trên game online, đặc biệt là game online nước ngoài cũng là một điều đáng quan tâm.
Nói đi thì cũng phải nói lại, game thủ Việt đã vậy, game thủ nước ngoài cũng chẳng phải lúc nào cũng có được ý thức chơi game tốt như mọi người mong muốn. Hãy nhìn vào những game thủ DOTA 2của Nga, hay gần chúng ta hơn là Philippines làm ví dụ. Tuy nhiên, nếu chỉ so sánh theo kiểu "họ như vậy, việc gì mình phải tôn trọng họ", thì ý thức tham gia game của người Việt sẽ rất khó có thể lên được.
Cộng với ý thức vốn có, thứ mà những game thủ luôn cần có, hy vọng rằng trong tương lai, sẽ chẳng còn những vụ việc khiến chúng ta cảm thấy xấu hổ và bẽ bàng như những gì xảy ra trong quá khứ.
Theo GameK
" alt=""/>Game thủ Việt bị kỳ thị ở game nước ngoài: Trẻ trâu Việt tự hại cả cộng đồng