当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo JJK vs Mikkelin Palloilijat, 22h30 ngày 18/8 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Soi kèo phạt góc Nottingham vs Brighton, 19h30 ngày 1/2: Đôi công hấp dẫn
21 tuổi thành lập công ty, sau 2 năm doanh thu đạt 61,4 tỷ
Năm 2018, Vương Thúc Hà đỗ vào chuyên ngành Kỹ thuật Tài chính của Học viện Tài chính và Thống kê trực thuộc Đại học Hồ Nam (Trung Quốc). Gia nhập môi trường đại học, nữ sinh cảm nhận sâu sắc tầm quan trọng của việc hồi sinh di sản văn hóa.
Năm nhất, Vương Thúc Hà cùng nhóm bạn thành lập Dự án Ngọn đuốc thanh niên. Với sự hỗ trợ của nhà trường, nữ sinh và bạn bè xây dựng được hơn 10 khóa học về di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản nghệ thuật truyền thống đặc sắc của Trung Quốc...
Trong quá trình thực hiện dự án, nữ sinh thu thập được nhiều dữ liệu di sản văn hóa đắt giá và kết nối thành công với các nguồn lực. Vương Thúc Hà nảy ra ý tưởng thương mại hóa các dữ liệu. Ở tuổi 21, nữ sinh quyết định thành lập công ty công nghệ riêng.
Kết thúc năm 2 đại học, Vương Thúc Hà xin bảo lưu để tập trung thành lập Công ty TNHH Công nghệ Văn hóa Hồ Nam Hà Phúc, vào tháng 1/2021. Thông qua AIGC (trí tuệ nhân tạo tạo ra nội dung) dữ liệu văn hóa được chuyển thành mã qua dạng ảnh hoặc các sản phẩm khác nhau.
Vương Thúc Hà cùng đồng đội sử dụng AI chuyển dữ liệu văn hóa thành các sản phẩm khác nhau có giá trị cao. Ảnh: HNU
Mới khởi nghiệp không có tiền và mối quan hệ, Vương Thúc Hà cùng cộng sự gặp trở ngại: "Chúng tôi chỉ có thể đi từng bước và không ngừng thuyết phục nhà tài trợ". Nhờ đó, nữ sinh tôi luyện được ý chí bản thân, trưởng thành hơn.
"Cuộc hành trình của những nhà thám hiểm đầy rẫy điều bất ngờ, nhưng tôi vẫn hứng thú và tự tin. Khó khăn tiếp thêm sức mạnh cho tôi". Vương Thúc Hà hy vọng những nỗ lực nhỏ của bản thân, góp phần đưa di sản văn hóa dân tộc lên tầm cao mới.
CEO trẻ bộc bạch: "Điều khiến tôi hạnh phúc mỗi ngày là tìm hiểu những thứ chưa biết. Không rõ hạnh phúc này kéo dài bao lâu, nhưng tôi muốn sau khi tìm hiểu sẽ tự sáng tạo ra sản phẩm".
Hiện tại, công ty phát triển được 4 cơ sở dữ liệu IP gốc gồm: Dân tộc, phong tục, văn hóa vùng miền và di sản văn hóa Trung Quốc, thông qua việc sử dụng AI đã tạo ra 16 chuỗi văn hóa xu hướng và các sản phẩm sáng tạo.
Sau 1 năm công ty thành lập, nữ sinh chia sẻ doanh thu đạt 6,26 triệu NDT (21,4 tỷ đồng). Đến nay, doanh thu tăng lên 18,26 triệu NDT (61,4 tỷ đồng) và đạt được hợp tác chiến lược với Huawei. Thành công này, giúp CEO 23 tuổi được Sở Nhân sự và An sinh xã hội tỉnh mời về làm giảng viên thỉnh giảng.
Định giá công ty là tạm thời, giá trị thực mới kéo dài
Khi được hỏi về bí quyết tạo nên thành công trong kinh doanh, nữ CEO 23 tuổi chia sẻ, tài năng là tiêu chí quan trọng để chiêu mộ người giỏi về công ty. Bằng cách khám phá, tích cực tìm điểm sáng và kết hợp trao đổi giá trị, giúp công ty Công nghệ Văn hóa Hà Phúc có nhiều sinh viên và nghiên cứu sinh giỏi.
"Tôi nghĩ ai cũng có điểm sáng. Một số người trong công ty tôi rất bình thường, nhưng khi chúng tôi kết hợp với nhau, đã tạo ra điều kỳ diệu", CEO Vương Thúc Hà cho hay.
Tiêu chí tuyển cộng sự và nhân viên của Vương Thúc Hà đặt ra phải đủ yếu tố sau: Hiểu biết về văn hóa, đam mê thiết kế, khéo léo kết hợp giữa văn hóa với công nghệ. Bởi nữ CEO cho rằng, người làm công nghệ phải hiểu ý nghĩa thực sự của thiết kế mới tạo ra sản phẩm khác biệt.
Trong quá trình kinh doanh, nữ CEO quan niệm, thời gian và sự cống hiến phải xuất phát từ tâm, thay vì chỉ xác định giá trị và ý nghĩa thực dụng. "Tôi không quan tâm thành tựu bề ngoài và không sợ được hay mất, nên thoải mái trước mọi quyết định của bản thân".
CEO 23 tuổi cho rằng, việc định giá công ty chỉ là tạm thời, giá trị thực mang lại mới kéo dài theo thời gian và không gian: "Do đó, chúng ta phải học cách chờ đợi và tin vào bản thân". Ngoài ra, thói quen chậm lại để suy nghĩ, nhìn chính mình trong khi chờ người khác cũng là kim chỉ nam giúp CEO trẻ thành công.
Thành tựu không phải mục tiêu cuối, là điểm đầu để khởi nghiệp
Năm 2021, Vương Thúc Hà quay lại trường sau thời gian bảo lưu, đảm nhận việc dẫn đội tham gia Cuộc thi Khởi nghiệp và Sáng tạo Internet + quốc tế của Trung Quốclần thứ 7. Tuy nhiên, dự án của Vương Thúc Hà và các bạn chỉ nhận được Huy chương Đồng.
"Dự án của chúng tôi không lọt vào chung kết, sau đó các thành viên trong nhóm lần lượt rời đi. Đây là cuộc thi kiểm tra kết quả dự án của chúng tôi, không đạt giải nghĩa là cả đội chưa làm tốt", Vương Thúc Hà chia sẻ.
Đứng dậy sau thất bại, Vương Thúc Hà cùng Hồng Hinh - người đồng sáng lập chương trình Ngọn đuốc thanh niên, phát triển thành dự án cộng đồng mang tên Khóa học di sản văn hóa trong khuôn viên trường. Trong 2 năm, nữ sinh đứng lớp hàng nghìn giờ, để giảng cho học sinh của 170 trường tiểu học và trung học ở 24 tỉnh, nông thôn và vùng sâu vùng xa.
Nỗ lực được đền đáp, tháng 12/2021, Vương Thúc Hà nhận Đề cử Doanh nghiệp xã hội Thành Tư Nguy(cha đẻ của quỹ đầu tư mạo hiểm Trung Quốc) lần thứ 2 của Ủy ban Trung ương Đoàn Thanh niên trao tặng.
Nhận được giải thưởng Vương Thúc Hà lấy lại tự tin, tiếp tục tham gia Cuộc thi Khởi nghiệp và Sáng tạo Internet + quốc tế của Trung Quốclần thứ 8. Tham dự cuộc thi lần 2, Vương Thúc Hà mang đến tinh thần mạo hiểm và chiến đấu hết sức. Kết quả, nữ sinh thành công đem về Huy chương Vàng.
Nhờ kết quả này, tháng 9/2022, Vương Thúc Hà đại diện Đại học Hồ Nam tham gia Tuần lễ Doanh nghiệp và doanh nhân toàn quốc tổ chức tại Hợp Phì (An Huy, Trung Quốc), giới thiệu Dự án cộng đồng Ngọn đuốc thanh niên.
Đây là doanh nghiệp xã hội duy nhất được thành lập bởi sinh viên trong khuôn khổ tuần lễ. Vượt qua hơn 4.200 dự án của các đơn vị trên cả nước, nữ CEO 23 tuổi giành được cúp Vàng, giải Doanh nhân sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa.
Thành công đến sớm, vinh dự nối tiếp nhau, nhưng sau ánh hào quang là vô số thất bại của Vương Thúc Hà. Nữ CEO trải lòng: "Hy vọng tương lai mọi người nhớ đến tôi không phải vì thành tích cuộc thi. Thông qua sản phẩm tôi tạo ra mong mọi người sẽ công nhận".
Nữ CEO 23 tuổi cho rằng, thành tựu không phải mục tiêu cuối cùng, đó là điểm đầu trên hành trình khởi nghiệp khó khăn của bản thân. Không coi thành công là tiêu chí quan trọng nhất, với tinh thần không sợ thua và luôn chiến đấu hết mình là yếu tố tạo nên Vương Thúc Hà ở hiện tại.
Theo Sina
Hot boy tốt nghiệp thủ khoa, làm trợ giảng trường Ngoại thương ở tuổi 22Vừa tốt nghiệp Thủ khoa vào tháng 4/2023, Anh Huỳnh Nguyễn Vinh đã trở thành trợ giảng bộ môn Kinh doanh & Thương mại quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương (FTU) Cơ sở II TP.HCM." alt="Nữ sinh 21 tuổi làm chủ công ty công nghệ, sau 2 năm thu về hơn 60 tỷ đồng"/>Nữ sinh 21 tuổi làm chủ công ty công nghệ, sau 2 năm thu về hơn 60 tỷ đồng
Phát biểu tại buổi lễ, ông Khương Lê Thành - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Thành viên HĐQT BSR cho biết: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người, sự nghiệp đầu tư cho giáo dục là không bao giờ đủ; những năm qua, tập thể Ban lãnh đạo, người lao động BSR luôn chú trọng đóng góp một phần sức lực vào công tác an sinh xã hội, trong đó có đầu tư cho giáo dục. Công trình lớp học 3 tầng 12 phòng học và các hạng mục phụ trợ Trường Tiểu học và THCS xã Minh Tân sẽ là động lực để thầy và trò nhà trường thi đua dạy tốt, học tốt, giúp các em học sinh hoàn thành ước mơ, hoài bão của mình”.
Ông Khương Lê Thành cho biết thêm, “Thái Bình là cái nôi khai sinh ra ngành Dầu khí Việt Nam với Giếng tổ mỏ khí Tiền Hải được phát hiện vào năm 1975. Vì vậy, những hỗ trợ về y tế, giáo dục của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói chung và Công ty BSR nói riêng dành cho mảnh đất này vừa là tình cảm, nhưng cũng là những tri ân đến mảnh đất đã khai sinh ra ngành Dầu khí Việt Nam. Tôi mong rằng, bằng nghị lực và ý chí vươn lên của người Thái Bình, các em học sinh tiếp tục nỗ lực rèn luyện, cố gắng học tập tốt, trở thành công dân tốt cho đất nước”.
Ông Phạm Việt Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương đánh giá công trình sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
“Tôi tin tưởng rằng, thời gian tới, nhà trường tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn trong công tác quản lý, xây dựng tập thể sư phạm vững vàng về tư tưởng, giỏi về chuyên môn, tâm huyết với công việc, thương yêu học trò; chăm lo chu đáo cho sự nghiệp giáo dục địa phương”, ông Phạm Việt Hùng phát biểu.
Tại buổi lễ, lãnh đạo huyện Kiến Xương, xã Minh Tân; Tâp đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty BSR; Trường Tiểu học và THCS Minh Tân, đơn vị thi công cùng cắt băng khánh thành và gắn biển công trình Nhà học 3 tầng 12 phòng học và các hạng mục phụ trợ Trường Tiểu học và THCS Minh Tân chào mừng kỷ niệm 62 năm Ngày Truyền thống Ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961-27/11/2023).
Đức Chính - Minh Sỹ
" alt="Lọc hóa dầu Bình Sơn chung tay xây trường ở Thái Bình"/>Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Western Sydney, 15h35 ngày 31/1: Khó cho chiếu trên
Ấp ủ đi du học từ sớm, Tuệ Chi nói mình được truyền cảm hứng từ anh trai. Anh của Chi là Lê Mạnh Linh, cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam. Cách đây 6 năm, Linh trúng tuyển vào cả 3 trường trong khối Ivy League. Sau đó, em lựa chọn theo học tại Đại học Yale – ngôi trường luôn nằm trong top các đại học thế giới. Hiện tại Linh đã tốt nghiệp và đang công tác tại Mỹ.
Dẫu ở xa, khi biết em gái có mong muốn vào đại học Mỹ, hai anh em vẫn thường xuyên trao đổi với nhau qua hình thức online.
Theo Tuệ Chi, hai anh em có nhiều nét tính cách khá khác biệt. Kể từ cấp 1 theo học tại Trường Tiểu học Kim Liên hay khi lên cấp 2 học ở Trường THCS Cầu Giấy, Chi không tham gia bất cứ cuộc thi học tập nào. Nhưng em lại rất hứng thú với các hoạt động ngoại khóa như ca hát, nhảy múa.
Trái ngược, anh trai Chi rất giỏi trong lĩnh vực học thuật, từng giành nhiều thành tích, giải thưởng ở các cuộc thi.
“Nhiều người nói có anh trai như vậy chắc em áp lực lắm, nhưng em lại thấy rất vui và tự hào. Em hiếm khi so sánh mình với ai vì nghĩ mỗi người sẽ có một thế mạnh”.
Cô Đỗ Thị Ngọc Chi, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, đồng thời cũng là giáo viên chủ nhiệm đồng hành với Chi trong 2 năm đầu THPT, ấn tượng về học trò vì sự mộc mạc, thông minh, khiêm tốn và có cá tính riêng biệt.
“Chi học giỏi, tự tin và có rất nhiều tài lẻ. Tôi ấn tượng về Chi khi em tham gia đóng Xuân Tóc Đỏ trong tiểu thuyết “Số Đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Em đã khiến cô giáo và bạn bè ngạc nhiên vị sự nhận thức sâu sắc và cách tiếp cận vấn đề cốt lõi rất nhanh. Ngoài ra, với sự sáng tạo và tỉ mẩn, em còn tham gia thiết kế các ấn phẩm của lớp. Có lẽ bởi làm việc gì cũng xuất phát bằng cả trái tim và tâm huyết, Chi đã thuyết phục được hội đồng tuyển sinh của Harvard”, cô Chi nói.
Còn Tuệ Chi nghĩ rằng, Harvard chọn mình vì tất cả những điều em làm và thể hiện trong hồ sơ đều là những thứ em thực sự tâm huyết và hứng thú. “Nếu cố gắng làm những thứ mình không thích chỉ để đánh bóng hồ sơ, điều đó sẽ khiến bản thân mệt mỏi, tù túng và khó đạt được kết quả tốt”, Chi nói.
Chi từng tham gia và là giám đốc nghệ thuật của dự án làm phim có tên Recít. Bộ phim thành công nhất của dự án được ra mắt vào mùa hè năm ngoái, thu hút 300 người xem. Toàn bộ số tiền vé đã được sử dụng để gây quỹ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Y Tý (Lào Cai). Bộ phim này sau đó cũng được gửi đi một số liên hoan phim trong và ngoài nước.
Ngoài ra, vì yêu thích chụp ảnh, Chi đã xây dựng một trang web riêng ghi lại những điều xung quanh cuộc sống hàng ngày của mình. Em cũng có một nghiên cứu liên quan đến người Mường và việc sử dụng trang phục dân tộc.
Với bài luận, Chi tập trung vào trải nghiệm khi em đi chụp những khoảnh khắc sinh hoạt đời thường ở những nơi mình đã đi qua. “Chẳng hạn, khi em đi và trò chuyện với những người phụ nữ nơi thôn quê, em được trò chuyện và lắng nghe về những bài học cuộc sống. Càng đi nhiều và tiếp xúc nhiều, trong mỗi câu chuyện ấy đều đem lại cho em những giá trị sống hữu ích”.
Theo Chi, nhiều người trong bộ hồ sơ thường "phô" hết những gì lộng lẫy nhất, còn em lại nói về những điều giản dị nhưng bản thân thích thú và thể hiện được con người mình.
"Quả thực em cũng không nghĩ hồ sơ của mình đặc biệt đến thế vì các hồ sơ nộp vào Harvard rất mạnh, nhưng có thể em đã thể hiện được niềm đam mê xuyên suốt và phù hợp với trường – nơi luôn mong muốn và chào đón một cộng đồng học sinh đa dạng".
Biết con trúng tuyển vào Đại học Harvard, chị Phạm Thị Hạnh, mẹ của Chi, không giấu được nỗi xúc động. Chị cho biết trên hành trình học tập của các con, mẹ chỉ đóng vai trò đồng hành, hỗ trợ.
“Các con đều rất có ý thức, luôn chỉn chu trong học hành và sớm có định hướng tự lo cho bản thân. Việc đi du học cũng là các con tự tìm hiểu. Khi Mạnh Linh đi Mỹ, Tuệ Chi cũng nhìn anh và nói gắng quyết tâm du học”.
Ban đầu, chị Hạnh cũng lo Chi sẽ gặp áp lực, nhưng may mắn Chi rất “hồn nhiên”, thường xuyên liên hệ với anh để được giúp đỡ. Với Chi, em nói bản thân may mắn vì trên hành trình học tập luôn có gia đình, thầy cô, đặc biệt là các thầy cô của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ đồng hành, hỗ trợ. Ngoài ra, người ảnh hưởng lớn nhất tới em chính là anh trai.
“Từ lớp 1 em không đi học thêm đâu mà đều do anh hướng dẫn. Thậm chí, em từng bị anh đánh đòn vì chuyện bài vở. Lớn hơn, hai anh em thường xuyên nói chuyện, bình luận với nhau về các vấn đề xã hội, vì thế đôi khi có những góc nhìn và suy nghĩ khá tương đồng. Có thể nói, hành trình đến được Harvard của em luôn có bóng dáng anh”, Chi chia sẻ.
10X bỏ trường chuyên để du học, quyết định ‘gap year’ đi vòng quanh thế giớiBa mất kể từ khi Bình học lớp 6, mẹ từng bị tai nạn phải nghỉ làm trong suốt 2 năm, có giai đoạn Bình phải đi chụp ảnh thuê kiếm tiền. Vì thế, giấc mơ du học là điều nam sinh chưa từng nghĩ tới." alt="Nữ sinh chuyên Ngoại ngữ trúng tuyển Đại học Harvard"/>Theo nội dung thông báo, một phụ huynh lớp 12A3 có ý kiến trong nhóm zalo của lớp về chuyện thu chi của nhà trường. Vì vậy, trường mời phụ huynh này lên làm việc.
Cũng theo thông báo này, nhà trường đã nhiều lần mời phụ huynh để nghe giải thích về nội dung tin nhắn nhưng không nhận được sự hợp tác. Ngày 7/9, trường đã cử giáo viên chủ nhiệm đến nhà để trao đổi và chuyển lời mời của ban giám hiệu nhưng đến nay phụ huynh vẫn chưa lên làm việc. Do đó, ngày 25/9, nhà Trường THPT Lạc Long Quân tiếp tục gửi thông báo tới phụ huynh.
“Sau thời gian trên, nếu ông không lên làm việc, nhà trường sẽ từ chối công tác giáo dục đối với học sinh”, thông báo của trường nêu. Ảnh chụp thông báo có dấu đỏ và chữ ký của Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân.
Về việc này, ông Đinh Quang Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân, cho biết trường mời phụ huynh lên làm việc không phải về nội dung liên quan tới chuyện thu chi mà vì “phụ huynh trong nhóm lớp đã có tin nhắn nội dung xúc phạm danh dự của nhà trường”.
“Phụ huynh gửi con vào một môi trường mà phụ huynh nói là không trung thực, gửi con vào mà không biết sau này con ra sẽ làm gì. Như vậy đương nhiên chúng tôi phải mời lên làm việc để làm rõ”, ông Dũng nói.
Trước câu hỏi căn cứ nào để trường có quyền từ chối công tác giáo dụcvới học sinh, ông Dũng cho hay Trường THPT Lạc Long Quân là trường ngoài công lập và có nội quy, quy chế, quy trình phản ánh của phụ huynh, giáo viên, nhân viên.
Ông Dũng giải thích thêm: “Trong công tác giáo dục học sinh, kể cả các văn bản của Bộ GD-ĐT, cần việc phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh. Gửi con tới trường, trường mời lên nhưng phụ huynh không lên. Giáo viên chủ nhiệm về tận nhà mời, họ cũng không lên. Không có sự hợp tác trong công tác giáo dục, làm sao nhà trường có thể làm được?
Phụ huynh lúc nào cũng đòi hỏi nhà trường phải thế này, thế kia trong khi phụ huynh không tôn trọng nhà trường. Chúng tôi muốn mời lên làm việc là để phụ huynh có ý kiến tại sao lại nhắn như thế trong nhóm lớp. Chúng tôi chỉ cần sự giải thích của phụ huynh”.
Ông Dũng cho hay, nhà trường có quy trình từng bước, chứ không phải mời một lần, phụ huynh không lên sẽ cho học sinh dừng học ngay.
“Chúng tôi làm giáo dục nhưng phụ huynh cứ như thế, làm sao làm được? Điều gì cũng muốn con mình được tốt nhất nhưng khi nhà trường mời lên để trao đổi thì như thế”, ông Dũng nói.
Thực hư việc trường từ chối dạy học sinh vì tin nhắn của phụ huynh