![]() |
Nữ diễn viên 47 tuổi có dịp khoe hình thể thon gọn không kém những cô gái tuổi đôi mươi. |
![]() | ||
Gwyneth Paltrow vẫn luôn được xem là một trong những biểu tượng nhan sắc và thời trang tại Hollywood.
|
![]() | ||
Để ngực trần chụp ảnh là phong cách yêu thích của nữ diễn viên.
|
![]() |
Gwyneth Paltrow kết hôn lần 2 với Brad Falchuk năm 2018 sau 4 năm bí mật hẹn hò. Gwyn và Brad quen nhau khi cùng làm khách mời trong seri truyền hình nổi tiếng “Glee”. Cô thường xyên chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc cùng chồng trên trang cá nhân. |
Hà Lan
- Chủ tịch Miss Grand International (Hoa hậu Hòa bình Quốc tế) - Nawat Itsaragrisil bức xúc chỉ trích một số chuyên trang sắc đẹp đưa tin sai về việc khách sạn nơi thí sinh của cuộc thi ở bị bốc cháy.
" alt=""/>Gwyneth Paltrow để ngực trần chụp ảnh trên tạp chíTheo đó, Ban tổ chức đã trao 24 giải thưởng ở hai bảng A và B với giá trị lên đến 167 triệu đồng. Cụ thể, Bảng A, 15 giải gồm: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 3 giải Ba, 10 giải Khuyến khích. Giải Nhất Bảng A thuộc về đội thi của trường Đại học Công nghệ Thông tin (ĐHQG TPHCM). Bảng B, 9 giải gồm: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 3 giải Ba, 4 giải Khuyến khích. Đặc biệt, Bảng B còn có 4 giải tiềm năng dành cho các thí sinh tham gia. Nhất Bảng B thuộc về đội Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐHQG TPHCM).
Ông Võ Minh Thành, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết, đây là năm thứ 4 hội thi được tổ chức, với sự tham gia đông đảo của các thí sinh là học sinh, sinh viên, qua đó khuyến khích phong trào sáng tạo, ứng dụng trí tuệ nhân tạovào đời sống.
Với chủ đề “Truy vấn sự kiện từ dữ liệu thị giác”, cuộc thi năm nay là dịp để các cá nhân, nhóm nghiên cứu trong nước và quốc tế đề xuất, cải tiến các giải pháp tiên tiến ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giải quyết các bài toán quan trọng nhằm phục vụ cuộc sống.
Tại cuộc thi năm nay, bài toán được đưa ra là truy vấn sự kiện từ video, thể thức tương tự cuộc thi quốc tế Lifelog Search Challenge (LSC) và Video Browser Showdown (VBS). Thí sinh dự thi phát triển các thuật toán trí tuệ nhân tạo để giải quyết bài toán trong cuộc sống, ứng dụng phục vụ cho TP.HCM theo chủ đề của cuộc thi.
Cuộc thi được tổ chức theo hình thức cuộc thi khoa học, tương tự các cuộc thi (challenge) thường được tổ chức trên thế giới nhằm tìm kiếm các giải pháp hiệu quả cho các vấn đề mới đang được quan tâm nhằm phục vụ cuộc sống.
Sau hơn 2 tháng phát động, hội thi nhận được sự quan tâm, đăng ký tham gia của hơn 2.700 thí sinh. Trong đó, Bảng A có 1.542 thí sinh đăng ký tham dự, được chia thành 340 đội đến từ 70 đơn vị và thí sinh tự do. Bảng B có 1.165 thí sinh đăng ký tham dự, được chia thành 291 đội đến từ 45 trường THPT tại TPHCM và 1 số tỉnh thành trên toàn quốc
“AI Challenge 2023” là cuộc thi khám phá, tranh tài về trí tuệ nhân tạo dành cho giới trẻ do Sở TT&TT TP.HCM chủ trì, phối hợp cùng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG HCM), Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành Đoàn Thành phố, Hội Tin học thành phố (HCA), Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), Hiệp hội doanh nghiệp thành phố (HUBA), Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ, Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), tổ chức.
Mục tiêu hội thi nhằm thúc đẩy và phát triển học tập tin học, trong đó chú trọng học tập về trí tuệ nhân tạo, ứng dụng vào chương trình xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh, khuyến khích các cá nhân, nhóm nghiên cứu trong nước và quốc tế đề xuất và cải tiến các giải pháp tiên tiến ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm giải quyết các bài toán quan trọng phục vụ cuộc sống.
Tuyên truyền rộng rãi, lan tỏa sự sáng tạo của giải pháp khoa học - công nghệ mới ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Thu hút sự quan tâm của các cá nhân, các nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước về việc giải quyết các bài toán thiết thực xuất phát từ thực tiễn tại TP.HCM, từ đó có thể ứng dụng rộng rãi trong cả nước, hướng đến khu vực và quốc tế.
Đối tượng dự thi là các cá nhân, tập thể là người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài đều có thể đăng ký tham gia dự thi. Thí sinh đăng ký cá nhân hoặc theo đội (mỗi đội dự thi không quá 5 thành viên).
Hội thi được chia làm 2 bản, trong đó Bảng A đối tượng tham gia là sinh viên, thanh niên có quan tâm đến lĩnh vực công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo. Bảng B là học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh yêu thích công nghệ thông tin và muốn tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo.
Riêng đối với thí sinh Bảng B (học sinh THPT) được phép sử dụng công cụ có sẵn do Ban tổ chức cung cấp để thực hiện các yêu cầu của cuộc thi đưa ra. Sau khi đăng ký tham dự cuộc thi, thí sinh được tập huấn kiến thức về các nội dung theo chủ đề cuộc thi.
Năm nay toàn thành phố dự kiến có hơn 1,714 triệu học sinh từ các bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT. So với năm học trước, học sinh tăng thêm 30.939 em, trong đó khối trường công lập tăng 27.991 em, còn lại là trường ngoài công lập tăng 2.948 em.
Tăng học sinh hàng năm là một trong những áp lực của TP.HCM. Học sinh TP.HCM tăng nhiều nhất ở cấp tiểu học (31.517 em) tập trung tại những nơi mà tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số tăng cơ học cao như TP Thủ Đức, Quận 12, Bình Tân, Gò Vấp, huyện Bình Chánh và Hóc Môn.
Có 373.624 học sinh chiếm 22,2 % tổng số học sinh thành phố thuộc gia đình không có hộ khẩu tại TP.HCM. Áp lực này làm gia tăng sĩ số lớp học vượt cao so với chuẩn, đặc biệt ở cấp tiểu học. Điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện đều bị co hẹp. Chưa kể việc tăng học sinh làm tăng cán bộ, giáo viên, nhân viên, biên chế, tăng nguồn chi ngân sách.
![]() |
Không có phòng học mới kịp đưa vào sử dụng
Cách đây vài năm, ông Nguyễn Thiện Nhân, lúc đó đang là Bí thư Thành uỷ TP.HCM đã ví von, TP.HCM như một "tổng công ty xây dựng trường học" vì năm nào cũng xây trường. Trung bình cứ 5 năm, TP.HCM lại có thêm 1 triệu dân nên 5 năm phải xây đủ trường cho 1 triệu người này. Cả nước quy định dành 20% ngân sách cho giáo dục, nhưng TP.HCM luôn bố trí 25% ngân sách cho giáo dục đào tạo.
Năm học 2021-2022, thành phố dự kiến đưa vào sử dụng 801 phòng học mới, trong đó số phòng đưa vào sử dụng trước 5/9 là 591, còn lại sẽ đưa vào sử dụng sau ngày này. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã làm mọi thứ gần như đảo lộn. Trong hai năm nay tiến độ xây dựng các công trình trường học đều bị chậm. Tất cả công trình xây dựng, sửa chữa trường lớp đều chậm tiến độ. Đến ngày 5/9, không có phòng học mới nào kịp đưa vào sử dụng.
![]() |
Hàng nghìn giáo viên, học sinh diện F0, F1
Dịch Covid-19 khiến các trường ngoài công lập điêu đứng, đặc biệt bậc mầm non. Học sinh nghỉ, trường không nguồn thu trong khi phải chi trả tiền thuê cơ sở vật chất, mặt bằng, giữ chân đội ngũ giáo viên…
151 cơ sở giáo dục mầm non trong đó có 27 trường và 124 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, mầm non độc lập đã giải thể và ngưng hoạt động. Nếu năm 2017 tỉ lệ trường ngoài công lập ở TP.HCM tăng 11,74% thì năm nay chỉ còn 1,77%. Đặc biệt trong 2 năm 2020 và 2021 số trường tiểu học, THCS và THPT ngoài công lập không tăng.
Trước thềm năm học mới, hàng trăm trường học ở TP.HCM đang được trưng dụng cho công tác chống dịch. 249 trường đang sử dụng làm nơi cách ly, 453 trường hỗ trợ hoạt động xét nghiệm, chích ngừa. Có 1.960 giáo viên và 5.898 học sinh thuộc diện F0, F1.
Chỉ riêng tại Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng, cho hay tính đến hôm nay 3/9 nhà trường có 9 giáo viên cùng với gia đình của các thầy cô bị F0. Có bố mẹ của giáo viên đã tử vong, có thầy cô đang ở bệnh viện điều trị. 25 học sinh của trường cũng bị F0, có những em đang nằm trong bệnh viện và có em đang điều trị ở nhà. Rất nhiều phụ huynh của nhà trường cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nhà trường đã làm mọi cách hỗ trợ họ để vượt qua dịch bệnh như hỗ trợ thuốc, kinh phí, mua 3 máy thở hỗ trợ những gia đình giáo viên có các ca bệnh chưa đi cấp cứu kịp…
Hàng chục nghìn học sinh không thể học trực tuyến
Không thể bắt đầu năm học mới bằng trực tiếp, TP.HCM quyết định học trực tuyến và điều này có thể kéo dài tới hết học kỳ I. Sở GD-ĐT thành phố đã yêu cầu các trường rà soát, nắm số liệu gồm: Học sinh không có thiết bị tối thiểu và đường truyền internet, có thiết bị nhưng không có đường truyền, các lý do khác.
Sau khi các trường tiểu học, THCS, THPT thực hiện việc rà soát thì có khoảng 4% học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 không có điều kiện tham gia việc học trực tuyến, trong khi tỷ lệ này ở bậc tiểu học thì khoảng 8,5%.
Cụ thể trong gần 700.000 học sinh trung học thì có khoảng 17.000 học sinh không có thiết bị, không có đường truyền internet, hơn 5.000 học sinh có thiết bị nhưng lại không có internet.
Còn ở bậc tiểu học, trong tổng số 647.253 học sinh tiểu học thì có 53.349 học sinh không đủ điều kiện tham gia học trực tuyến, trong đó 19.669 học sinh không có thiết bị, 3.633 gia đình thiếu đường truyền internet, 11.186 học sinh không có người hỗ trợ, học sinh đang ở quê…
UBND TP.HCM vừa quyết định hỗ trợ 100% học phí kì I cho các trường công lập và ngoài công lập nhằm chia sẻ với khó khăn của phụ huynh trong bối cảnh dịch Covid-19. Trong khi đó, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM kêu gọi các mạnh thường quân, những gia đình có điều kiện, không dùng đến các thiết bị có thể hỗ trợ học online thì ủng hộ cho các nhà trường. Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cũng nhấn mạnh, nếu trong trường hợp phụ huynh không có bất kỳ phương tiện nào để học sinh học online, Sở GD-ĐT đã làm việc với các giáo viên có kinh nghiệm ghi hình các bài dạy và phát trên các video này truyền hình. Hàng ngày, phụ huynh có thể xem trên truyền hình để học bài với con. Với những học sinh đang kẹt lại ở các tỉnh thì học tại nơi đang ở. Đồng thời, có thể theo dõi học internet với lớp cũ. Khi hết dịch phụ huynh đón học sinh lên TP.HCM, Sở GD-ĐT tiếp nhận kết quả học tập của các học sinh. Bên cạnh đó, đề xuất có kế hoạch tiêm vắc xin cho học sinh trên 12 tuổi. Nếu kiểm soát được dịch, giáo viên và học sinh đã tiêm vắc xin có thể trở lại trường học trực tiếp. Ông Hiếu thừa nhận, việc dạy trên internet đối với học sinh tiểu học sẽ rất khó khăn. Nếu lùi 1 tháng hay 2 tháng để học trực tiếp cũng không thể biết được, do vậy dạy học trên internet là giải pháp phải chấp nhận. Sở GD-ĐT đã có giải pháp khi học sinh đến trường bổ sung các giải pháp để đáp ứng mục tiêu giáo dục. |
Minh Anh
" alt=""/>TP.HCM bộn bề trước năm học mới