Người bố vừa ngạc nhiên vừa hoảng hốt khi cậu con học lớp 6 chọn đi chọn lại đáp án sai bét nhè cho bài Toán chẳng mấy khó.
Đến trường học,ôgiáoconlạquáthời tiết dự báo thời tiết ngày mai điều quan trọng nhất với học trò là sự trung thực và sáng tạo chứ không phải sự sắp đặt. (Ảnh minh họa: Hoài Nam). |
Cháu Tuấn (tên nhân vật đã thay đổi), con anh học tại một trường THCS ở quận Gò Vấp, TPHCM. Buổi tối khi cháu ôn bài, người bố vừa ngạc nhiên lẫn hoảng hốt khi mà con chọn đáp án sai bét nhè cho một bài Toán theo hình thức trắc nghiệm không quá khó, nếu không muốn nói là dễ so với khả năng của con. Đặc biệt là cháu làm đi làm lại mấy lần và… đều chọn các đáp án sai, chừa duy nhất đáp án đúng ra.
Anh mắng con thì cháu cười nắc nẻ cho hay, mình đang “tập duyệt” theo lời cô giáo cho tiết dự giờ vào ngày hôm sau. Cháu sẽ là người được gọi lên giải bài tập. “Cô dặn con phải chọn lần lượt các đáp án sai và cô sẽ giảng giải, truyền thụ để tìm ra lời giải đúng”, cháu Tuấn đáp.
Người bố không khỏi sốc! Phải nói, giáo viên cho bài trước, chỉ định sẵn học sinh trả lời trong các tiết dự giờ thao giảng lâu nay đã được xem là chuyện bình thường. Nhưng để nâng tầm một tiết dạy, thể hiện tài năng giảng bài của mình mà người thầy dùng đến cách hạ khả năng thật của học trò phải nói là “chiêu cao” của người thầy.
Không đồng tình mà anh không biết phải nói với con thế nào. Mà có lẽ không cần phải nói thêm khi chính cháu cũng tự đặt câu hỏi: “Cô kỳ ha ba, bắt con làm vậy chi? Nhưng con phải luyện không nhỡ lên quên, chọn lời giải đúng không theo lời cô chắc chết quá!”.
Cũng như câu chuyện của chị Thanh có con học tiểu học ở quận 2 được chia sẻ tại một buổi tọa đàm. Trước ngày dự giờ, cháu không ôn bài mà tập trung luyện... cách giơ tay. Từng nhóm học sinh trong lớp được cô dặn dò giơ tay theo mức độ cao thấp. Cô sẽ gọi những em giơ thấp kiểu rụt rè, lo lắng lên trả lời. Trong khi các em đều là những học sinh “đầu đàn” của lớp và cũng đã được chuẩn bị sẵn bài.
“Mọi ngày, con lúc nào con cũng giơ tay cao xung phong cao nhất lớp nhưng giờ phải… bẽn lẽn vậy nè mẹ. Để cô gọi con lên mà”, cháu chìa bàn tay giơ thấp ngang cằm diễn cảnh cho ngày mai rồi cười phá lên. Người mẹ không dám hình dung đến điều con mình đang nghĩ trong đầu với “vở kịch” mà cháu được/bị sắp đặt tham gia.
Chị phải thốt lên rằng, con mình đang bị bạo hành - một kiểu bạo hành tinh thần, trí tuệ lẫn nhân cách.
Sự giả dối không chỉ diễn ra một cách công khai trước mắt học trò mà các em còn trực tiếp đóng vai. Bệnh hình thức, bệnh thành tích ăn mòn bản lĩnh một số người thầy, họ không chỉ làm công việc mang trọng trách sáng tạo một cách gian dối, đối phó mà còn kéo học trò vào cuộc.
Chỉ với những "màn diễn" thế này, người thầy đã hủy hoại hai nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục là sự trung thực và sáng tạo. Đưa vào tiềm thức các em rằng những bài rao giảng đạo đức về sự thật thà, trung thực vốn là lẽ phải hóa ra chỉ là “mặt trái” chứ không phải thực tế.
Chúng ta đừng xem nhẹ trẻ không biết gì. Các em biết hết đấy! Như cánh tay giơ lên rụt rè với nụ cười hỉ hả của cô con gái chị Thanh hay thắc mắc “kỳ quá” của cháu Tuấn.
(TheoHoài Nam/ Dân Trí)