Để lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp bên bạn bè,ânmạngtranhcãivớinhómnữsinhchụpkỷyếutrongtrangphụctùnhâvideo bóng đá mới nhất cứ mỗi dịp kết thúc năm học, mỗi lớp lại lên ý tưởng cho bộ ảnh kỷ yếu của mình. Ai cũng muốn nó phải thật “độc”, lạ, ấn tượng nhưng lạ đến nổi diện trang phục tù nhân để chụp bộ ảnh kỷ yếu thì… hết thuốc chữa!
Mới đây, những bức ảnh kỷ yếu với trang phục chủ đạo là… quần áo tù nhân được lan truyền trên mạng xã hội đã gây không ít những ý kiến tranh luận trái chiều. Theo đó, các cô gái có ngoại hình ưa nhìn trong bộ quần áo tù nhân – concept chính của bộ ảnh đang vô tư tươi cười, “tự sướng” với bạn bè. Rất nhiều người lên tiếng cho rằng nhóm bạn trẻ này đã nghĩ ra một chủ đề… không giống ai, thậm chí còn đang chà đạp lên nỗi đau của người khác khi ở tù là một vấn đề không lấy làm vui vẻ.
Bức ảnh “tự sướng” của nhóm bạn trẻ trong quần áo tù gây tranh cãi.
Dù vậy, vẫn có một số ý kiến bênh vực bày tỏ đây chỉ là một bộ ảnh kỷ yếu vui vẻ, để lưu giữ những kỷ niệm đẹp thời đi học bên bạn bè, chứ không cố tình gây tiêu cực nên không đáng để lên án gay gắt. Hiện vẫn chưa xác định được thực hư đây có phải là khung cảnh của một buổi chụp ảnh kỷ yếu thật hay không, nhưng bài đăng đã nhận về hơn 10 nghìn lượt thích, gần 1 nghìn lượt chia sẻ và hàng trăm bình luận từ phía cư dân mạng.
Cô gái này đã nhận về không ít chỉ trích bởi những bức ảnh… hồn nhiên trong bộ đồ tù nhân.
Trước đó, một bức ảnh kỷ yếu với hình ảnh một nhóm sinh viên mặc áo cử nhân, phía trước là một người phụ nữ dắt chiếc xe đạp, đi kèm với dòng caption: “Thành công, trưởng thành ngày hôm nay của các bạn chính là sự tảo tần của người Mẹ. Hãy luôn ghi nhớ và đền đáp công ơn đó“.
Bức ảnh dù đã được giải thích rõ nhưng vẫn bị hiểu sai lệch theo hai hướng, một là đề cao công ơn nuôi dưỡng. dìu dắt tảo tần của cha mẹ, hai là… tương lai mờ mịt của các sinh viên sau khi ra trường nên đã hứng về không ít “gạch đá”.
Kỷ yếu là điều mà bất kể học sinh, sinh viên nào cũng háo hức và mong đợi, là khắc họa đẹp đẽ nhất suốt quãng thời gian cắp sách đến trường, đừng để những điều tưởng chừng nhỏ nhặt lại vô tình trở thành thước đo để nhiều người nhìn vào đánh giá về mặt đạo đức.
Kaito