1. New Horizons lần đầu tiên bay ngang qua Pluto (sao Diêm Vương) Khám phá khoa học lớn nhất của năm, nếu không nói là của một thập kỷ, là sự tiết lộ của tàu thăm dò New Horizons về hoạt động tích cực và đa dạng của một thế giới xa xôi băng giá - Diêm Vương tinh. Vật liệu hữu cơ nhuộm màu cam trên bề mặt, những tháp băng cao hàng nghìn mét giữa những “đồng bằng” chứa đầy khí nitơ và mê tan đông lạnh, bầu trời xanh thẳm y hệt trái đất... Tất cả đã khiến hành tinh lùn này trở nên thú vị một cách đáng ngạc nhiên và đây là những khám phá xứng đáng cho hành trình dài gần một thập kỷ của nhiệm vụ New Horizons. 2. Nước lỏng trên sao Hỏa Những công bố về việc sao Hỏa đã từng có nước lỏng chảy trên bề mặt cằn cỗi là vô cùng quan trọng bởi ở đâu có nước, ở đó có sự sống. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải đánh giá lại các điều kiện tồn tại của nước và những khả năng tồn tại sự sống. NASA cho rằng, sao Hỏa đã bị tước mất bầu khí quyển bởi gió mặt trời, và biến cả một thế giới giàu nước gần bốn tỷ năm trước thành sa mạc khắc nghiệt hiện nay. 3. Robot thăm dò Philae từ Tàu vũ trụ Rosetta bất ngờ hồi sinh Sau 7 tháng mất tín hiệu, Robot thăm dò Philae đã đột ngột liên lạc trở lại với Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) vào tháng 6/2015 và cung cấp rất nhiều dữ liệu cho các nhà nghiên cứu. 2015 là một năm tuyệt vời của tàu vũ trụ Rosetta khi nó khám phá được rất nhiều điều từ sao chổi, như việc phát hiện ra các chất hữu cơ. Các hợp chất này là tiền thân của các axit amin khác nhau được tìm thấy ở các sinh vật trên trái đất, có nghĩa là các vật thể như sao chổi 67P có thể gieo những "mầm sống" đầu tiên xuống hành tinh xanh. Một trong những bất ngờ lớn là nước trên sao chổi Comet 67P có lượng Deuteri cao hơn gấp ba lần so với hydro trong phân tử nước trên Trái Đất. Deuteri còn gọi là hydro nặng, một đồng vị bền của hydro. Điều này loại trừ khả năng nước trên Trái đất có nguồn gốc từ sao chổi. 4. Tìm thấy “Trái đất thứ 2” Kính thiên văn Kepler của NASA tiếp tục tìm kiếm các ngoại hành tinh trong Dải Ngân Hà, đã đưa con số lên tới 1.030 hành tinh được xác nhận. Một trong những khám phá thú vị nhất là một hành tinh có kích thước tương đương Trái đất quay xung quanh một ngôi sao giống Mặt trời. Đó là hành tinh được đặt tên Kepler-453b. Mặc dù được cho là "anh em sinh đôi" của Trái đất, chúng ta cũng chưa thể biết chính xác khối lượng và thành phần vật chất của Kepler-453b. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu đã chỉ ra, Kepler có thể là hành tinh đá giống địa cầu, và nó quay quanh một ngôi sao nằm trong vùng có khả năng nuôi dưỡng sự sống (nơi mà nước có thể tồn tại ở dạng lỏng). Đây được xem là một phát hiện mang tính lịch sử của ngành Thiên văn. 5. Dự án Breakthrough Listen: 100 triệu đô để tìm kiếm sự sống ngoài trái đất Tỷ phú người Nga Yuri Mihner đã khiến cả thế giới chú ý khi bỏ ra 100 triệu đô để tài trợ cho một dự án tìm kiếm sự sống ngoài trái đất. Dự án này sẽ sử dụng hai kính viễn vọng radio mạnh nhất thế giới, bao gồm chiếc Green Bank Telescope ở West Virginia, Mỹ và chiếc Parkes Telescope ở New South Wales, Úc. Trong cuộc tìm kiếm dài cả thập kỷ, các nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu những điều kinh ngạc về các ngôi sao của thiên hà Milky Way (thiên hà của chúng ta). Trong đó, điều được mong đợi nhất chính là chúng ta có thể trả lời một trong những câu hỏi quan trọng nhất của mọi thời đại: Liệu chúng ta có cô đơn trong vũ trụ bao la? 6. The Martian (Người về từ sao Hỏa) Hiếm có bộ phim khoa học nào lại vừa có thể hấp dẫn người xem mà lại vừa được coi là một nguồn tài nguyên giáo dục, nhưng The Martian đã làm được điều đó. Bộ phim đi vào chi tiết các hoạt động vật lý, động lực quỹ đạo, hệ thống hỗ trợ cuộc sống, những khó khăn của các nhà du hành vũ trụ... và một số khoảnh khắc cảm động của các nhà du hành vũ trụ khi để lại gia đình lên đường làm nhiệm vụ. Những cơn bão cát và cả nhiệm vụ sống còn, mặc dù không thể hiện được hết những khó khăn mà các nhà du hành phải trải qua, nhưng cũng đã cho người xem thấy được một phần của thực tế nguy hiểm khi hoạt động trong vũ trụ. 7. Siêu trăng máu Theo các nhà khoa học, khi hiện tượng siêu mặt trăng và trăng máu kết hợp sẽ tạo ra một “siêu trăng máu”, hay “siêu nguyệt thực toàn phần”. NASA cho biết, điều kiện trước tiên là trăng tròn, và khi mặt trăng ở điểm cực cận với trái đất trên quỹ đão hình elip của nó, người ta sẽ thấy đường kính của nó lớn hơn đến 14%. Đó là một Siêu trăng. Kết hợp với một nguyệt thực toàn phần, đó là khi mặt trăng di chuyển ra phía sau của trái đất, bóng của địa cầu sẽ kiến nó có màu đỏ, và giờ đây bạn có một siêu trăng máu. NASA giải thích thêm rằng, mặt trăng trông lớn hơn vì quỹ đạo của mặt trăng xung quanh hành tinh của chúng ta là hình elip, như vậy, trong khi khoảng cách trung bình giữa mặt trăng và trái đất là 384.000km thì tại thời điểm cực cận, tức ngày 28/9 tới, nó chỉ cách chúng ta 363.700km. NASA cũng cho biết, đây là một sự kiện đặc biệt vì nó rất hiếm khi xảy ra. Thực chất, nguyệt thực toàn phần là hiện tượng xảy ra khi trái đất đi qua giữa mặt trời và mặt trăng, và mặt trăng sẽ đi vào vùng bóng tối của hành tinh chúng ta. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là mặt trăng sẽ tối đen hoặc biến mất khỏi tầm nhìn, mà thay vào đó, mặt trăng sẽ chuyển dần sang màu đỏ. Màu đỏ này là kết quả của việc tia sáng mặt trời bị tán xạ khi đi qua bầu khí quyển của trái đất. Đây cũng chính là lý do tại sao hiện tượng nguyệt thực toàn phần còn thường được gọi là "mặt trăng máu". 8. Tàu thăm dò Dawn (Bình Minh) đi vào quỹ đạo của hành tinh lùn Ceres Tàu thăm dò Bình Minh của NASA đã đi vào quỹ đạo để nghiên cứu Ceres, một hành tinh lùn lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh. Nhiệm vụ này đã bị lu mờ bởi sự kiện New Horizons bay qua Diêm vương tinh. Tuy nhiên, khi Bình Minh bay trong quỹ đạo của Ceres, nó đã phát hiện một bất ngờ lớn. Ceres có một vùng sáng kỳ lạ chiếu ra từ một miệng núi lửa. Đây là một điều quá bất ngờ, đến nỗi NASA thậm chí đã tạo ra một cuộc thăm dò trực tuyến để mọi người có thể dự đoán về đốm sáng này. 9. Khởi động tàu LISA Pathfinder Cuộc đua để kiểm tra dự đoán cuối cùng của Einstein về sóng hấp dẫn đang nóng dần lên trong năm nay, và hứa hẹn sẽ có nhiều điều thú vị vào năm 2016. Cơ quan vũ trụ Châu Âu đã phóng thành công tàu LISA Pathfinder (LPF) vào tháng 12. Về mặt kỹ thuật, nó sẽ không bắt đầu nhiệm vụ cho tới tháng 2/2016. Tàu LISA Pathfinder là một phần của sứ mạng eLISA - khám phá sóng hấp dẫn trong không gian. Sứ mạng eLISA sẽ bao gồm một phi đội 3 tàu vũ trụ và thực hiện hoạt động thăm dò từ không gian. 3 con tàu sẽ bay theo một đội hình chính xác để tạo nên một chiếc giao thoa kế Michelson khổng lồ trôi trong không gian với đường cơ sở lên đến 1 triệu km. Hệ thống này hoạt động bằng cách nhân biết sự thay đổi vi phân về chiều dài của các đường cơ sơ khi những gợn sóng hấp dẫn kéo dãn và thu hẹp không gian-thời gian. LISA Pathfinder (LPF) sẽ thực hiện một sứ mạng kéo dài 6 tháng nhằm kiểm tra các hệ thống sẽ được sử dụng trên eLISA, hiệu quả của các phương pháp đo đạt quang học và những giới hạn công nghệ. 10. Trồng rau diếp trong vũ trụ Ngày 10/8/2015, các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã lần đầu tiên được nếm thử rau diếp đỏ lá dài trồng trong môi trường không trọng lực. Sự kiện con người có thể trồng cây lương thực trong vũ trụ sẽ rất quan trọng cho việc di chuyển của chúng ta từ Trái đất đến phần còn lại của Hệ mặt trời. " width="175" height="115" alt="Những sự kiện khoa học vũ trụ nổi bật nhất 2015" />
Những sự kiện khoa học vũ trụ nổi bật nhất 2015
2025-01-18 12:16
Sắp ra mắt phiên bản đậm chất PK của Chinh Đồ Web
2025-01-18 12:12
|