Nhân dịp Valentine’s Day 2020 vừa qua, Duy Mạnh tặng bà xã sản phẩm dưỡng mắt đến từ một thương hiệu nổi tiếng. Trước khi về chung một nhà, nam trung vệ còn tặng “Công chúa béo” nhiều món quà giá trị khác.
Trước đó, vào tối 15/2, Duy Mạnh cập nhật hình ảnh chụp chung với vợ mới cưới Quỳnh Anh trên máy bay. Cặp vợ chồng son mặc đồ đơn giản và không quên đeo khẩu trang kín mít phòng tránh dịch viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới. Duy Mạnh hài hước: “Che mặt auto đẹp”. Nhiều người đoán rằng, hai người đang tranh thủ thời gian Duy Mạnh được nghỉ để cùng nhau đi du lịch, hưởng tuần trăng mật.
Bầu Hiển, bố cô dâu nhảy cực 'sung' trong đám cưới Duy Mạnh
Bầu Hiển, bố cô dâu... đã lên sân khấu nhảy cực 'sung' trong lễ cưới Duy Mạnh - Quỳnh Anh tối ngày 9/2.
" alt="Duy Mạnh không tiếc tiền mua hàng hiệu cho Quỳnh Anh" />
Vợ chồng anh Trí trong lễ cưới tập thể hồi tháng 8/2019.
‘Anh ấy nấu cơm, rửa chén bát, giặt quần áo, tắm rửa, chải đầu cho tôi. Là thanh niên nặng hơn 70 kg, cao hơn 1m7, chăm sóc tôi, giờ anh ấy ốm nhom’, Diễm nói, mắt nhìn chồng đang cặm cụi rửa chén bát, nhặt rau, vo gạo nấu cơm.
6 năm trước, Trí làm thợ hàn ở huyện Thủ Thừa, Long An. 18 tuổi, anh mê làm từ thiện. Anh thường cùng đoàn từ thiện đi giúp đỡ những người nghèo, quyên góp ủng hộ các gia đình khó khăn ở Long An, Tây Ninh, Bình Phước.
Một ngày, anh mở đài radio thì nghe được câu chuyện của Diễm - cô gái bị khuyết tật đôi chân, cột sống bị vẹo, không thể tự làm việc cá nhân được.
Khi đó, chị Diễm đang làm nghề thêu tranh tại nhà ở huyện Đức Hòa (Long An). Chị chia sẻ câu chuyện của mình với nhà đài là để bán được nhiều tranh hơn và có thêm bạn nói chuyện.
Hàng ngày, ngoài đi chợ, nấu cơm, lau dọn nhà cửa, rửa chén bát, anh Trí còn tắm rửa, thay quần áo, chải tóc cho vợ...
‘Câu chuyện của cô ấy rất cảm động’, Trí nói. Khi nghe MC đọc số điện thoại, thông tin cá nhân của Diễm, anh lấy giấy bút ghi lại rồi nhắn tin hỏi thăm.
Suốt mấy năm sau đó, họ chỉ nói chuyện qua loa, hỏi thăm sức khỏe, công việc thế nào. Cả hai cũng đã có người yêu, nhưng chia tay vì không hợp.
Giữa tháng 7/2017, Long An mưa tầm tã. Đang buồn vì mới chia tay bạn trai, Diễm muốn đi biển cho vui. Cô nhắn tin rủ bốn người bạn nam, trong đó có Trí đi cùng. ‘Tôi chỉ nhắn vu vơ thôi, vậy mà cả bốn người cùng nhắn lại bảo sẽ đi’, Diễm kể.
Anh Trí đeo khẩu trang, đội nón cho vợ đi bán vé số.
Đến ngày hẹn, ba người kia nhắn lại, người bảo bận việc, người nói vừa mới tai nạn nên đau chân không đi được. Còn Trí thì chạy từ Thủ Thừa đến Đức Hòa đưa cô bạn quen qua mạng đi chơi.
‘Tôi nghĩ chắc Trí cũng sẽ chối, vì tôi thế này ai mà muốn đi cùng, không ngờ anh ấy đến’, Diễm nhìn chồng nói, giọng hạnh phúc. Trí đùa lại vợ: ‘Ban đầu tôi nghĩ chỉ đi chơi cho vui, không ngờ mê cô ấy luôn’.
Đoạn đường từ chỗ chơi về nhà Diễm, trời mưa tầm tã. Đưa cô bạn vào đến nhà, quần áo Trí ướt nhẹp. Thương anh bạn chạy từ Đức Hòa về Thủ Thừa giữa trời mưa lạnh, Diễm xin ba mẹ cho Trí ở lại nhà mình.
Trí cho biết, chuyện tình của hai người được nhà ngoại chấp nhận, nhất là mẹ Diễm, nhờ có bà tác động hai người mới được sống cạnh nhau đến hôm nay.
‘Tôi chỉ xin cho ở lại một đêm, vậy mà anh ấy ở hẳn một tuần. Tôi đuổi mãi vẫn không đi’ Diễm nhìn chồng nói. Nghe vậy, Trí gãi đầu: ‘Tôi ở để canh xem có ai vào tán cô ấy không’.
Những ngày sau đó, dù Thủ Thừa và Đức Hòa cách nhau hơn 50 km, Trí vẫn thường xuyên đến nhà Diễm chơi. Anh giúp Diễm di chuyển từ chỗ này đến chỗ kia, đút cho cô ăn, tắm rửa, mặc quần áo giúp rồi phụ bố mẹ bạn gái làm việc này việc kia.
‘Khi mới gặp, anh ấy xấu lắm. Cái đầu thì trọc lóc, nhìn rất xã hội. Tôi không ưa mà anh ấy cứ theo hoài. Bố mẹ tôi làm gì là anh ấy làm cùng’, Diễm kể. Trí hài hước: ‘Anh có làm vậy mới được em đồng ý’.
Việc Trí phải làm bây giờ là gắng thuyết phục bố mẹ anh đồng ý đón nhận Diễm.
Chờ đến khi vợ lăn xe đi nhận quà Tết từ một hội từ thiện, Trí tâm sự: ‘Ban đầu, tôi chỉ xem cô ấy là bạn, đến để giúp đỡ, cũng giống như mình đi làm từ thiện. Nhưng ở bên riết, tôi thấy thương.
Khi tôi giới thiệu cô ấy với gia đình, bố mẹ không đồng ý. Mẹ nói, tôi lấy ai cũng được, trừ Diễm. Mẹ còn cấm tôi gặp cô ấy nữa’. Anh quyết định rời quê, đến Đồng Nai làm để cuối tuần được về Long An gặp bạn gái.
Anh Trí cho biết, bỏ mặc lời khuyên can, cấm đoán của bố mẹ để đến với Diễm nhiều khi anh thấy mình bất hiếu, có lỗi với bố mẹ, nhưng anh lại không nỡ rời xa vợ.
‘Cô ấy như vậy mới cần sự giúp đỡ của tôi’, Trí nói. Cuối năm 2018, Trí đưa Diễm đi đăng ký kết hôn. Sau đó, cả hai đưa nhau đến Đồng Nai thuê phòng trọ sống.
Để có nhiều thời gian chăm vợ, Trí nghỉ công việc thợ hàn thu nhập cao xin làm ở cửa hàng xe đạp điện gần chỗ ở. ‘Làm thợ hàn lương cao, nhưng phải đi nhiều nơi, giờ giấc không ổn định. Cô ấy ở nhà một mình, tôi không đành’, anh chồng quê Long An nói. Còn Diễm, hằng ngày đi bán vé số kiếm thêm thu nhập, phụ tiền ăn với chồng.
‘Đám cưới hồi tháng 8/2019, tôi gọi điện mời nhưng bố mẹ từ chối. Bố mẹ nói, tôi chọn Diễm thì mất gia đình. Tôi cũng buồn lắm, nhưng không thể bỏ Diễm được’, anh Trí tâm sự.
Chị Diễm cho biết, chị thấy may mắn và biết ơn chồng. Nhiều khi thấy chồng làm việc vất vả, chị muốn ngồi dậy phụ nhặt mớ rau, vo gạo, quét cái nhà mà không thể tự ngồi dậy được.
Người đàn ông sinh năm 1993 cho biết, trước khi quyết định đưa vợ về nhà mình đón Tết Nguyên đán Canh Tý, anh đã viết thư tay cho mẹ, nói hết tâm sự, ý định của mình.
‘Nhà tôi có hai anh em trai. Anh trai tôi có gia đình nhưng chưa có con. Mẹ tôi phản đối chắc cũng vì lý do Diễm khó sinh con. Đọc thư tôi viết, mẹ cũng xuôi. Bây giờ, tôi chỉ mong bố mẹ chấp nhận Diễm, tôi nhất định sẽ sống hạnh phúc. Chuyện con cái là duyên. Nếu Diễm không sinh em bé được thì xin con nuôi’, anh Trí tâm sự.
Cái Tết hạnh phúc của chị ve chai sau 44 năm xa mẹ
Khác với những năm trước, đêm giao thừa năm nay, chị Hà sẽ được chúc Tết mẹ, em trai, em gái và các cháu.
" alt="Tình yêu của anh chồng Long An với người ngồi xe lăn, hơn 5 tuổi" />
Trong số hàng trăm lượt người xuống thả cá, đã có nhiều người mang theo hộp từ nhà đi. Người phụ nữ này cho biết, chị mang cặp lồng đi thả cá để bớt được một chiếc túi nilon thải ra môi trường.
Nhiều người chọn mang hộp nhựa đi đựng cá rồi lại mang hộp về.
Trước khi thả cá, người đàn ông này còn cẩn thận lễ lại một lần nữa.
Có người còn đựng cá bằng xoong.
Các công nhân vệ sinh cho biết, ngày hôm nay họ phải túc trực để vớt rác dưới hồ, dọn rác trên bờ đến tối mới xong việc.
Một người dân cho biết, 1-2 năm gần đây, lượng cá thả xuống hồ Văn Quán đã ít hơn trước rất nhiều.
Số lượng cá chết nổi lên mặt hồ cũng ít hơn nhờ nước hồ được vệ sinh sạch sẽ hơn.
Ở mỗi điểm thả cá, các công nhân vệ sinh đều trang bị sẵn những chiếc túi to để người dân vứt túi nilon.
Tiết lộ của nam công nhân túc trực bên hồ ngày ông Công ông Táo
Làm công nhân vệ sinh ở khu vực Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội) 24 năm nay, anh Hưng cho biết cứ đến ngày ông Công ông Táo là cá lại bơi vàng rực cả mặt hồ.
" alt="Ngày ông Công ông Táo người dân huy động đủ các dụng cụ đựng cá, tránh dùng túi nilon" />
Khi hai đứa chạm trán nhau, tôi gọi anh là chú. Thấy tôi gọi như vậy, anh đùa: ‘Gọi chú là yêu chú đó’.
Ngày 25 Tết hai năm trước, chị tôi sinh con gái đầu lòng. Nhà chồng chị cách Sài Gòn hơn 100 km. Đang xây nhà nên vợ chồng chị vẫn ở chung với bố mẹ chồng.
Vì bận lo Tết ở quê nên mẹ gọi cho tôi đến nhà ông bà thông gia chăm chị gái. Trường tôi nghỉ Tết sớm nên ngày 20 tháng Chạp tôi đã thu dọn quần áo về nhà anh rể ở. Đó là năm đầu tiên tôi ăn Tết xa quê, nhưng có rất nhiều kỷ niệm đẹp.
Kỷ niệm đầu tiên là tôi được tiếp xúc với anh (em trai của anh rể tôi -nv) nhiều hơn, hiểu anh hơn khi hai đứa lăng xăng trong bệnh viện lo các thủ tục cho chị tôi, vì chị sinh con khó. Tiếp đến, hai đứa cùng đi mua hoa, cây cảnh, mai về trang trí trong nhà, bánh kẹo để tiếp khách mấy ngày Tết.
Những ngày Tết, tôi chăm chị gái, phụ bế cháu cho chị, phụ bà thông gia dọn nhà cửa, đi chợ, gói bánh chưng, chuẩn bị đồ cúng và làm tiệc đãi khách. Hai bác cháu hợp tính nhau nên làm việc rất ăn ý.
Ăn Tết xa quê nhưng tôi không buồn, vì lúc nào cũng có anh ở cạnh phụ giúp việc này việc kia, đưa đi chơi nhà bạn, nhà người thân. Đêm Giao thừa, anh chở tôi đi xem bắn pháo hoa, hái lộc đầu năm. Cũng đêm đó, anh kể cho tôi nghe câu chuyện về người yêu cũ đã lấy chồng 4 năm trước.
Khi gặp tôi lần đầu, anh rất thích. Từ anh rể, anh đã có số điện thoại của tôi nhưng không dám liên lạc vì sợ tôi đã có bạn trai. Khi nghe tin tôi sẽ về chăm chị gái, ăn Tết ở nhà mình, anh rất vui. Về phần tôi, dù luôn miệng gọi anh là chú nhưng trái tim cứ thổn thức khi được ở gần anh, thấy anh nhìn mình chăm chú.
Hiện hai gia đình vẫn chưa biết chuyện chúng tôi yêu nhau. Chúng tôi dự tính, Tết năm nay anh sẽ về nhà tôi đón Tết, rồi nói chuyện với hai gia đình và xin phép cho hai đứa làm đám cưới. Thế nhưng, từ sâu thẳm tôi vẫn sợ bị phản đối, vì hai anh em lại lấy hai chị em. Anh luôn động viên tôi, chuyện đó không sao, quan trọng là tình yêu của hai đứa.
Tôi rất yêu anh. Bố mẹ anh cũng rất quý tôi. Hai bác vẫn thường xuyên hỏi thăm tôi, cho tôi tiền để trang trải chi phí cho việc học. Tuy nhiên, tôi rất sợ khi công khai chuyện yêu anh sẽ bị hai gia đình phản đối. Tôi rất sợ chuyện mình không được yêu anh nữa. Mong mọi người cho tôi lời khuyên. Tôi xin cảm ơn.
Về nhà dì ăn Tết, nam sinh tức giận vì bị coi như ô sin
Tết, cô giúp việc về quê. Mọi việc trong nhà từ rửa chén, lau nhà, lau bếp, chuẩn bị đồ cúng, thậm chí là lau chùi nhà vệ sinh, dì đều 'nhờ' tôi làm.
" alt="Ăn Tết nhà anh rể, cô gái bối rối vì gặp tình yêu sét đánh" />
Kèm theo bộ ảnh trên trang cá nhân, cô viết: “Một chút lang thang, thơ thẩn và hoài niệm về Hà Nội vào 1 ngày mùa đông mờ mịt sương khói đã làm nên bộ ảnh cưới đẹp và bình dị như tình yêu của chúng tôi. Hai đứa đều yêu Hà Nội và những buổi chiều lượn lờ phố xá, ngắm Hồ Gươm, Hồ Tây, chui vào ngóc ngách phố cổ ăn quà vặt…”
Điều khiến nhiều người ngỡ ngàng bởi sau nhiều năm ở ẩn cùng 2 lần hạ sinh em bé thế nhưng, nhan sắc của Mi Vân vẫn không hề thay đổi so với trước, thậm chí còn trở nên đầy quyến rũ và ngọt ngào hơn thuở đôi mươi.
Bộ ảnh cưới của cô thể hiện một phong cách cổ xưa xoáy sâu vào chủ đề Hà Nội những năm 80 -90 còn đầy hoang sơ, mộc mạc.
Với bộ áo dài cưới trắng, khăn choàng đội đầu, kèm bó hoa ly vàng khiến người xem gợi nhớ lại những thước phim cổ Hà Nội đang trong thời kỳ hội nhập phát triển.
Cả hai cùng nhau ngồi trên chiếc xe Cup 82, liên tiếp trao cho nhau những ánh mắt tình tứ, ngọt ngào đầy lãng mạn. Màu ảnh cũng là tông màu đen trắng rất hợp với phong cách những quý cô Hà thành những năm 80.
Nói về dự định kết hôn sắp tới, Mi Vân cho biết cô vẫn đang lên kế hoạch và muốn cho bé Chuồn cứng cáp hơn.
Mi Vân được xem là một hot mom thời hiện đại mà nhiều chị em ao ước bởi vẻ đẹp ngọt ngào, quyến rũ chẳng kém cạnh những hot girl mới nổi bây giờ.
Mi Vân bắt đầu nổi tiếng ở những năm 2005 – 2006 cùng thời với Vân Navy, Thủy Top, Hoàng Thùy Linh… Cô nàng sinh năm 1988 sở hữu đôi mắt to tròn, dễ thương và được mọi người đánh giá có vẻ đẹp tựa như búp bê.
Cái tên Mi Vân được nhiều người biết đến sau khi hình ảnh của cô liên tiếp xuất hiện trên các mặt báo và sóng truyền hình.
Không chỉ sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp, Mi Vân còn khiến nhiều bạn trẻ 8X, 9X ngỡ ngàng với khả năng chơi piano điêu luyện cùng giọng hát ngọt ngào.
Cô nhanh chóng trở thành gương mặt đại diện cho nhiều nhãn hàng dành cho giới trẻ lúc bấy giờ.
Năm 2010, Mi Vân bất ngờ lên xe hoa với thiếu gia Sài Thành và hạ sinh em bé Bảo Ngư trong lúc tên tuổi của cô đang lên như diều gặp gió.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân chóng vánh chấm dứt, cô quyết định trở về Hà Nội dạy đàn piano và tự tay nuôi dạy bé Bảo Ngư.
Hiện tại, cô đang rất hạnh phúc bên tình yêu hơn hai năm của mình.
Hot girl Mỹ gây chú ý với những màn cover bài hát tiếng Việt
Shin Bia (19 tuổi) gây sốt cộng đồng mạng Việt Nam vì học tiếng và phát âm chuẩn khi thể hiện những ca khúc "Một đêm say", "Em muốn nghe giọng anh nói".
" alt="Hot girl Mi Vân tung ảnh cưới với chồng thứ hai" />
Rồi hai đứa âm thầm đi chữa trị. Hơn ba năm liền đi chữa trị với tất cả các phương pháp, từng mũi kim tiêm đưa vào người, em đau lắm, nhưng nghĩ về anh, nghĩ đến ba mẹ trông cháu, đến việc mình sẽ được làm mẹ, từ một người sợ kim tiêm, em nghiện luôn kim tiêm. Vậy mà con vẫn không tới.
Em rầu rĩ. Anh ôm em động viên: ‘Cố lên vợ ơi’. Nhìn anh lúc đó, em thương quá chừng. Rồi anh đưa em đi uống thuốc bắc. Hơn hai năm sau đó, với hàng trăm thang thuốc của nhiều người khác nhau nhưng em vẫn không sinh cho anh được một đứa con.
Ba mẹ biết chuyện, muốn anh phải lấy vợ khác. Dù rất thương em nhưng anh phải có người nối dõi tông đường.
Kỷ niệm 8 năm ngày cưới, em dậy sớm, đi chợ mua đồ về nấu những món ăn anh thích, bày biện bàn ăn, mua quà tặng anh. Em cũng trang điểm nhẹ, khoác lên mình bộ cách đẹp chờ anh về chung vui, vậy mà anh bận đi chơi với bạn gái.
Đến 2 giờ sáng anh mới về. Anh say mềm. Anh không còn cho em chăm sóc mình nữa. Anh nói, em phải trả tự do cho anh. Cứ như thế, anh dọn ra ngủ riêng, không cho em động vào người.
Em âm thầm vào bệnh viện uống thuốc, kích trứng, thử beta một lần nữa, hi vọng có kết quả tốt để về khoe với anh mà không được. Có lẽ, ông trời đã không cho phép em làm mẹ.
Không còn cái chung nữa, em cũng không còn gì để níu kéo. Gần một năm ly thân mình gặp nhau tại tòa.
Anh biết không, những ngày mới xa anh, em khó ngủ lắm. Cứ theo thói quen, hết giờ làm em lại chạy về căn nhà, nơi có anh, có vườn hoa hồng anh trồng, tự tay chăm sóc khi biết em thích loại hoa này. Nhưng em chợt nhận ra, nơi ấy đã không còn thuộc về em nữa.
Bây giờ, anh cũng đã có vợ và có một cậu con trai khỏe mạnh rồi. Xem những gì anh chia sẻ trên trang cá nhân, chắc anh hạnh phúc lắm.
Giờ, chúng ta đã thành người dưng thật rồi. Em xin phép lưu giữ những kỷ niệm của hai đứa mình vào ký ức.
Em xin lỗi đã giữ chân anh suốt 9 năm và làm anh đến 45 tuổi mới được làm cha lần đầu. Hãy sống thật hạnh phúc anh nhé. Em cũng sẽ sống vui, không làm phiền đến anh nữa.
Ly hôn mới ba năm, em đẹp lên, sao anh tiều tụy quá
Ngày được tòa tuyên ly hôn, anh cười thật tươi rồi đi nhanh ra lấy xe về, để lại em phía sau, ngã quỵ, khóc ngất.
Hơn 10 năm trở thành vợ chồng, họ đã trải qua vô vàn khó khăn trắc trở.
Do nặng gánh gia đình, mải mê làm ăn kiếm tiền nên tình duyên lỡ làng. Khi giật mình nhìn lại thì tuổi đời đã "quá lứa, lỡ thì", bà mặc nhiên chấp nhận và xem đó như là số phận của mình. Nhiều năm quần quật lao động, bà Oanh mang nhiều thứ bệnh trong người, nặng nhất là bị rách hai dây chằng vai khiến bà không thể cử động, hai cánh tay gần như tê liệt.
Bà trải qua nhiều cuộc phẫu thuật rồi kiên trì tập vật lý trị liệu. Nhờ bền bỉ, quyết tâm, đôi tay của bà có triển vọng tốt. Những ngày đi chữa bệnh, bà Oanh quen được một cô bé cùng hoàn cảnh. Bà tận tình chỉ dạy, hướng dẫn cô tập đúng phương pháp.
Ngày cô bé xuất viện về lại cơ sở bảo trợ người khuyết tật ở Đồng Nai, bà Oanh theo về tận nơi thăm hỏi. Tại đây, bà đã gặp anh Trần Văn Tuấn (SN 1983). Ấn tượng đầu tiên về người đàn ông khiếm thị này là một bộ dạng xộc xệch, khuôn mặt đờ đẫn và mái tóc cắt theo kiểu "úp nồi". Những lần qua lại cơ sở, bà Oanh đều chạm mặt anh Tuấn. Bà hay cho đồ ăn và hỏi thăm công việc cuộc sống của anh giống như một người chị quan tâm đến đứa em dại khờ.
Trong trí nhớ mơ hồ, anh Tuấn nói rằng cha đẻ của mình rất giàu có, ở ngay trong thành phố này nhưng chưa bao giờ thừa nhận anh. Thời trai trẻ chưa đổ bệnh, anh làm nghề tự do, ai thuê gì làm nấy.
Năm 2002 anh Tuấn bị bệnh khiến hai mắt mờ đục, không thể nhìn rõ mọi vật. Những ngày anh bất lực, buồn bã nhất thì được một người quen giới thiệu về cơ sở dạy nghề cho người khiếm thị ở Đồng Nai. Anh học nghề massage bấm huyệt.
Anh Tuấn chưa bao giờ nghĩ có một ngày mình sẽ nên duyên vợ chồng với người phụ nữ hơn anh tròn 20 tuổi. Gặp bà Oanh, anh không thể nhìn rõ mặt nhưng cảm mến ở giọng nói ấm áp, tình cảm. Còn bà Oanh dần dần bị nụ cười của anh Tuấn "mê hoặc".
Con hẻm nhỏ dẫn vào tổ ấm của vợ chồng bà Oanh.
Bà Oanh quả quyết bà yêu anh Tuấn bởi nụ cười rất tươi và hồn nhiên của anh. Vì yêu rồi nên nặng nợ. Anh Tuấn không còn chỗ nào dung thân, bà Oanh phải gửi tiền để người ta cho anh ở. Tết năm đầu tiên quen nhau, bà chở anh Tuấn đi chơi. Khi anh Tuấn vịn tay vào vai để trèo lên xe thì người bà Oanh run bắn lên, giống như có một luồng sét chạy qua người, cảm giác không sao diễn tả được.
Bà Oanh bẽn lẽn chia sẻ: "Hồi còn trẻ tôi từng đi khắp nơi nhảy múa ăn chơi các kiểu nhưng chưa bao giờ có cảm giác như lúc ấy. Tôi chỉ muốn anh Tuấn ôm mình thật lâu và thật chặt. Trước giờ tôi chưa biết tình yêu là gì, đúng là ơn trên đã đưa anh ấy đến bên đời tôi".
Từ cái rung động kỳ lạ đó bà Oanh vui vẻ hơn, cười tươi hơn nhưng bà phải trả giá bằng trăm ngàn nỗi lo đè nặng trên vai. Bà phải tất tả ngược xuôi, chạy đôn chạy đáo lo chữa bệnh cho anh Tuấn, tốn kém rất nhiều tiền nhưng bà vẫn chấp nhận. Cuối năm 2007, bà Oanh và anh Tuấn quyết định tổ chức đám cưới, chính thức trở thành chồng vợ.
Có lẽ kỷ niệm đẹp nhất là ngày hai người đi chụp ảnh cưới. Khi ấy, bà Oanh đang có việc làm ổn định nên cơ thể cũng như nhan sắc "trội" hẳn lên so với tuổi ngoài 40 của mình. Bà và anh Tuấn sánh đôi là tương đương nhau, nếu nhìn kỹ mới nhận ra sự chênh lệch. Bộ ảnh cưới như báu vật cuộc đời của bà Oanh, vì nó mà làm thay đổi số phận của bà.
Bà Oanh mong muốn mọi người cảm thông, chia sẻ với vợ chồng bà.
Mong được sẻ chia, thấu hiểu
Người ta không còn cười chê sau lưng nữa mà mỉa mai, dè bỉu ngay trước mặt. Bà Oanh không thể nào quên cái ngày dẫn anh Tuấn về nhà giới thiệu, ngay lập tức bà bị từ chối và từ mặt luôn. Người mẹ già gào lên: "Sao lại lấy người như thế này".
Bà Oanh khóc, cố nài nỉ mẹ cho vào nhà thắp một nén hương lên bàn thờ tổ tiên. Lòng buồn vô hạn, bà Oanh nghĩ chẳng lẽ người khiếm thị như anh không có quyền được yêu, được hạnh phúc. Và bà đã chấp nhận ra khỏi nhà để được lấy anh Tuấn, để được sống đúng với con tim và lý lẽ của tình yêu.
Có rất nhiều lời đàm tiếu, xỉa xói nhằm vào cuộc hôn nhân của bà nhưng trong suy nghĩ, bà luôn tâm niệm, tình cảm vợ chồng là một thứ gì đó rất đỗi thiêng liêng. Đã trao nhẫn cưới cho nhau, đã thề nguyền sống chết có nhau thì đó là lời gan ruột gắn kết hai con người vượt qua mọi khó khăn để cùng nhau bước đi.
Với anh Tuấn, dù không ít lần phải nghe người ta gọi "bà cháu" nhưng anh không tự ti, mặc cảm. Anh sống bằng tâm hồn chứ không quan trọng bề ngoài. Nhiều lần bà Oanh chở anh Tuấn đi ra ngoài, có người gọi giật anh lại hỏi: "Em đi với mẹ à". Rồi "chị gái chở em trai đi đâu vậy...".
Anh Tuấn đã quá quen với cách xưng hô trái khoáy từ thiên hạ. Mỗi lần phải giải thích, anh đều nhẹ nhàng trả lời: "Đây là vợ của tôi". Sau lưng người ta muốn nghĩ gì thì đó là miệng đời, anh không quan tâm. Còn bà Oanh thì cảm nhận rõ sự cười chê. Bà chọn cách im lặng.
Sau khi cưới, tất cả gánh nặng dồn lên vai bà Oanh nên sức khỏe, sự dẻo dai, săn chắc của cơ thể dần biến mất. Bà xuống sắc nhanh chóng, già hơn tuổi đời của mình nên càng kéo lê khoảng cách tuổi tác giữa bà và anh Tuấn. Khổ tận cùng, bà Oanh còn thường xuyên bị anh Tuấn vác dao chém mỗi khi lên cơn "điên rồ".
Nhiều lần bà Oanh muốn từ bỏ cuộc hôn nhân oan trái và đầy trắc trở này nhưng nhìn xung quanh thì thấy còn bao nhiêu hoàn cảnh éo le, lê lết hơn mình, họ vẫn sống được, vẫn yêu thương đùm bọc nhau. Rồi nhìn sang người chồng khiếm thị của mình, nụ cười hồn nhiên ngây thơ của anh khiến bà thương không sao bỏ được.
Mong mỏi có một mụn con nhưng điều đó có lẽ mãi mãi chỉ là giấc mơ với hai vợ chồng "đũa lệch" này. Anh Tuấn bị một cục u từ nhỏ, năm 18 tuổi phải trải qua cuộc phẫu thuật. Vừa rồi cục u tái phát, anh lại phải phẫu thuật. Bác sĩ cũng đã nói rõ, trường hợp của anh Tuấn rất khó sinh hoạt vợ chồng và không thể có con. Nếu có một phép mầu ở anh Tuấn thì về phần bà Oanh cũng phải kỳ diệu bởi bà đã quá tuổi sinh nở.
Cứ nghĩ đến bất hạnh ấy, bà Oanh lại khóc, đêm bà thường nằm mơ thấy con trẻ. "Nhưng rồi mình cũng phải chấp nhận sự thật. Cuộc sống này không phải có con là có tất cả và không có con thì mất tất cả. Chúng ta phải hiểu và biết điểm dừng lại của khát khao", bà Oanh quan niệm.
Trải qua biết bao sóng gió, cuộc hôn nhân "đũa lệch" đã vượt qua được chặng đường 12 năm. Trong thâm tâm, bà Oanh lúc nào cũng hy vọng một ngày nào đó, cha mẹ, anh chị em sẽ thấu hiểu mà dang tay chào đón vợ chồng bà. Nhưng ngần ấy năm, định kiến dường như ngày càng khắt khe hơn, vẫn không một ai cảm thông, chia sẻ cho mối lương duyên "trời định" này.
Theo Công An Nhân Dân
" alt="Chuyện tình cổ tích của cặp vợ chồng 'đũa lệch' hơn kém 20 tuổi" />