Hòa nhạc Điều còn mãi 2013 vào 14h chiều ngày 2/9 sẽ được truyền hình trực tiếp trên VTV1 và Truyền hình ANTV, Truyền hình Nghệ An sẽ nối sóng của VTV truyền hình trực tiếp chương trình. Ngoài ra Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ phát trực tiếp chương trình trên kênh FM Đài Tiếng nói Việt Nam.
Xem The Voice một lần và để lại ấn tượng không đẹp
Trong vai trò Huấn luyện viên, nhạc sĩ Quốc Trung nhậnđược nhiều lời khen - chê. Còn với riêng ông, nhạc sĩ Quốc Trung trên chiếc “ghếnóng” có “ổn” không?
- Tôi nói thật là tôi không can thiệp vào những chuyện củaTrung làm bởi Trung đi theo con đường nhạc nhẹ còn tôi gọi là đi theo con đườngsư phạm. Nó không phải là khác nhau ghê gớm nhưng nó cũng có những cái khác nhau.
Tôi không bao giờ nói: "Con không nên tham gia cácchương trình như này” hay “Con làm chương trình đó làm gì mang tiếng nàykhác” bởi Trung cũng hơn 40 tuổi rồi biết nên làm thế nào.
Nhưng tôi cũng phải nói thật là Trung tham gia Giọng hát Việtkhông duyên bằng cái trước (VietNam idol - PV). Tôi cảm giác thế thôi. Giọng hátViệt tôi chỉ xem một lần nhưng một lần ấy để lại ấn tượng không đẹp. Thực lòngnếu Trung không tham gia Giọng hát Việt thì hơn.
NSND Trung Kiên tại nhà riêng.
Khoảng cách giữa các thế hệ đôi khi khiến cho những quan điểm khác nhau,thưa ông?
- Đúng, nó khác nhau và vì thế mà tôi không nhập cuộc được.Nhưng có những lúc tôi kiểm điểm lại: Nếu như (điều này chắc không baogiờ xảy ra) mình ngồi vào vị trí ấy thì cũng phải hòa nhập vào không khí ấy.
Chứchả lẽ mình lại đạo mạo, nghiêm túc vuốt râu này kia thì trông vô duyên lắm. Bởichương trình đòi hỏi những cái kiểu giải trí như thế. Nhưng nhiều khi chương trình có nhữngcâu nói đúng là… khó tưởng.
Đăng Quang thì ngoan, Thiện Thanh hơi lười
Các con của nhạc sĩ Quốc Trung đang dần thể hiện nhữngnăng khiếu âm nhạc. Là ông nội hẳn là ông chăm bẵm cho những tài năng âm nhạc từtrong chính gia đình mình nhiều lắm?
- Ôi giời ơi(cười), mất thời gian lắm. Tôi chỉ là một phầnthôi nhưng bà vợ tôi, nói theo một nghĩa bình thường đó là có phải cháu ruột đâunhưng bà yêu nó đến mức tôi cảm giác "rồ dại". Bà yêu thằng con của Quốc Trung lắm nên trách nhiệm dạy rất khủng khiếp. Nói thật ngồi dạy nhữngđứa trẻ học piano sốt ruột lắm. Mới đầu cu cậu không nghĩ là học đâu, học chơichơi thôi nhưng giờ lớn thì phải học, tập suốt ngày.
Ông định hướng cho cháu trai đích tôn sẽ theo đuổi con đường nghệ sĩ pianochuyên nghiệp? " alt="NSND Trung Kiên: Quốc Trung không tham gia The Voice thì hơn" />NSND Trung Kiên: Quốc Trung không tham gia The Voice thì hơn
Sau mỗi chuyến tham quan, nhà trường nhận được nhiều phản hồi tích cực qua những bài thu hoạch, các hoạt cảnh, những câu chuyện kể theo trí tưởng tượng của học sinh. Tuy nhiên, cán bộ Trung tâm cũng thừa nhận, việc phổ biến giá trị di sản Văn Miếu đến học sinh tính tương tác chưa rõ nét, cần phải nỗ lực nhiều hơn.
Theo ông Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám: "Với cách làm mới này kỳ vọng cách giáo dục di sản sẽ có những hướng đi mới linh hoạt, thay thế những cách làm xưa cũ, kém hiệu quả. Chương trình giáo dục di sản này hướng tới việc tổ chức cho học sinh đến thăm quan di tích theo lớp. Chỉ tổ chức theo nhóm nhỏ thì việc học tập, trải nghiệm mới đạt hiệu quả cao".
Phát biểu tại cuộc tọa đàm, nhiều ý kiến của các nhà quản lý góp thêm kinh nghiệm và cách làm hay để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục di sản. Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam (nhóm Cánh buồm) nhấn mạnh cần phải dạy đúng phương pháp, lựa chọn giá trị do chuyên gia di sản quyết định, xây dựng, còn truyền cảm hứng thế nào thì phải là người làm giáo dục.
Góp ý về kế hoạch chương trình giáo dục di sản tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, PGS Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho rằng để thành công trong công tác giáo dục di sản tại các điểm di tích, bảo tàng hiện nay là nhờ ở các thầy cô giáo trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy các em nhỏ. Có một bất cập trong việc giáo dục di sản là căn bệnh “thành tích” trong việc đưa các em nhỏ trải nghiệm các giá trị của di sản. Nhiều trường cho các em đến các điểm di tích chỉ để đủ các hoạt động ngoại khóa thường niên, rồi để báo cáo tổng kết cuối năm học.
Đồng quan điểm, đại diện của khu Di tích Hoàng thành Thăng Long cũng thừa nhận việc tổ chức các tour trải nghiệm di sản cho các học sinh hiện nay vẫn còn mang nặng tính phong trào. Đơn cử, có những thời điểm di tích Hoàng thành Thăng Long đón gần 1.000 em học sinh nhưng tính hiệu quả không cao. Thực tế các chương trình giáo dục di sản dù được được tham khảo ý kiến của các chuyên gia cũng như có sự kết hợp chặt chẽ với các nhà trường, cơ sở giáo dục nhưng khi học sinh đến tham quan chỉ đi vòng vòng, chưa kịp tìm hiểu một điểm di tích đã vội di chuyển sang một điểm mới. Cũng theo bà Yến nguyên nhân là do nhận thức về các chương trình này với nhiều trường chưa cao.
Trong khi đó, đại diện của Di tích Nhà tù Hỏa Lò – ông Đặng Văn Biểu lại cho rằng giáo dục di sản nhiều năm vẫn là một ẩn số. Khi thực hiện việc này, những người làm tổ chức cần phải xác định những định hướng trọng tâm cụ thể. Đơn cử, việc giáo dục di sản cần phải có những nghiên cứu rõ từng lứa tuổi, đối tượng khi tham gia hoạt động. Học sinh lớp 4 khác hoàn toàn với các học sinh lớp 6 không chỉ ở việc tiếp thu kiến thức mà cần phải quan tâm đến cả vấn đề cách tiếp nhận của các học sinh. Chưa kể nhiều học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục di sản còn nặng về tính đối phó dẫn đến hiệu quả gần như chỉ ở con số 0.
Giáo dục di sản văn hóa cho thế hệ con em là việc quan trọng không chỉ đặt ra ở Việt Nam. Chính đại diện UNESCO tại Việt Nam cũng từng khẳng định, di sản văn hóa cho chúng ta ý thức về bản sắc, sự hiểu biết về quá khứ, liên kết với hiện tại và tương lai. Di sản làm cho quốc gia có bản sắc riêng, vừa là thành viên của cộng đồng toàn cầu, vừa khác biệt với những quốc gia khác.