" />

Laptop có pin 12,5 giờ

Ngoại Hạng Anh 2025-02-05 07:14:32 4327
ópingiờaff
1.jpg
本文地址:http://tw.tour-time.com/html/940a498979.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Pafos vs PAC Omonia, 22h00 ngày 3/2: Tin vào cửa trên

- Ông Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng THPT Long Thới (huyện Nhà Bè, TP HCM) cho biết qua xác minh cô C- người bị học trò phản ánh trong cuộc đối thoại với Sở GD-ĐT đã không nói từ cuối học kỳ 1 tới nay (hơn 3 tháng)

Trao đổi với VietNamNet, ông Minh cho biết, hiện trường đang làm báo cáo gửi Sở GD-ĐT  về phản ánh của học sinh vì phản ánh của học sinh là đúng.

Qua xác minh ban đầu, cô giáo bị học sinh phản ánh là T.T.M.C giáo viên dạy Toán của trường. 

"Cô C. dạy nhiều lớp khác nhau nhưng ở các lớp khác cô vẫn nói bình thường, chỉ duy lớp 11A1 là cô không nói"- ông Bình cho biết.

Theo ông Bình, sau sự việc xảy ra có khoảng nửa học sinh lớp 11A1 không muốn đổi giáo viên Toán, mong muốn cô C. tiếp tục đứng lớp, còn cô C. đã nhận lỗi của mình và hứa với Ban giám hiệu sẽ giảng bài bình thường.

"Cô giáo đã sai và bản thân tôi cũng thấy có lỗi trong sự việc này do không sát sao với giáo viên"- ông Bình cho hay. 

Về sự việc trước đây cô C.từng bị kỷ luật ông Bình cho biết nhà trường không xem xét chuyện quá khứ của giáo viên.

Sự việc bắt đầu buổi đối thoại giữa lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM với học sinh diễn ra tuần trước. Tại đây, học sinh Phạm Song Toàn, lớp 11A1 Trường THPT Long Thới, Nhà Bè đã bật khóc khi kể về chuyện ở lớp mình.

"Hiện nay lớp con đang gặp vấn đề với giáo viên. Con muốn thầy cô có một biện pháp hợp lý trong quan hệ giữa học sinh với giáo viên. Chúng con mong giáo viên lên lớp nói gì với chúng con. Nhưng một giáo viên của con lên lớp chỉ viết bài lên bảng và không nói gì. Học sinh thấy cô im lặng nên cũng sợ và không nói gì. Con không hiểu vì sao cô không nói gì với chúng con"- Toàn nói.

Toàn đã không kìm được nước mắt khi nói tiếp: "Ba của con cũng là một giáo viên nên con hiểu nỗi lòng của nhà giáo. Nhưng con không hiểu sao cô giáo lên lớp chỉ viết bài mà không nói gì hết. Hơn một học kỳ nay, chúng con đã tự học. Chúng con biết cô cũng đã có sự cố gắng, nhưng khi cô không nói gì thì chúng con cũng không dám nói vì sợ".

Toàn cho biết giáo viên chủ nhiệm của lớp đã cố gắng giải quyết nhưng vì những lý do tế nhị nên tình trạng vẫn như vậy.

Được biết cô giáo mà nữ học sinh này phản ánh đang dạy môn Toán tại Trường THPT Long Thới. Trước khi chuyển công tác về trường này cô từng có một thời gian khá dài dạy tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4. Trong quá khứ cô C, đã từng bị học sinh phản ánh có lời lẽ không đúng mực với học sinh cũng như phương pháp sư phạm không đúng đắn.

Vào đầu năm 2012, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn lúc đó đã ký quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với cô với lý do có ảnh hưởng tới môi trường sư phạm. Sau đó, Sở GD-ĐT đồng ý cho cô chuyển về Trường THPT Long Thới theo nguyện vọng.

Lê Huyền.

Sở Giáo dục tìm hiểu về giáo viên "không nói gì" với học sinh

Sở Giáo dục tìm hiểu về giáo viên "không nói gì" với học sinh

Chiều nay (ngày 27/3), lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM tìm hiểu thông tin về giáo viên bị học sinh phản ánh nói "không nói gì" trong một học kỳ tại buổi đối thoại giữa học sinh với lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM tuần qua.

">

Cô giáo ở Sài Gòn bị học trò phản ánh không nói hơn 3 tháng nay

Chiều 13/4, tiếp tục chương trình công tác tại tỉnh Hoà Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Nhà máy sản xuất, chế tạo các loại bảng mạch in điện tử (PCB) - Giai đoạn 1, do Tập đoàn Meiko Electronics (Nhật Bản) làm chủ đầu tư tại Khu công nghiệp Bờ trái Sông Đà, thành phố Hoà Bình. 

Đây là dự án sản xuất các vi mạch điện tử để phát triển thiết bị ngoại vi, máy vi tính, đồ điện tử gia dụng, thiết bị nghe nhìn, pin mặt trời; các loại chíp vi xử lý; các bộ điều khiển (bộ điều khiển khả trình PLC, bộ điều khiển CNC…); đồng thời xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng tỉnh Hoà Bình, Tập đoàn Meiko khi khởi công dự án này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng tỉnh Hoà Bình, Tập đoàn Meiko khi khởi công dự án này.

Meiko là một trong những tập đoàn đứng đầu thế giới về sản xuất bản mạch điện tử và lắp ráp các bản mạch điện tử hoàn chỉnh với 5 nhà máy tại Nhật Bản, 2 nhà máy tại Trung Quốc và các văn phòng đại diện, công ty con trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, các nhà máy sản xuất bản mạch điện tử, lắp ráp các bản mạch in điện tử (PCB) của Meiko đầu tư đến nay có tổng vốn đầu tư lên đến hơn 1 tỷ USD. 

Dự án của Meiko đang triển khai tại Hoà Bình là dự án thứ 5 của Tập đoàn Meiko tại Việt Nam, có tổng diện tích 9,2ha; tổng vốn đầu tư 4.660 tỷ đồng, tương đương 200 triệu USD cho nhà máy số 1 và 500 triệu USD cho nhà máy số 2.

Dự án có thời gian hoạt động 50 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu. Tập đoàn đặt kế hoạch từ quý II/2024 sản xuất thử, sản xuất chính thức; số lao động dự kiến sử dụng khoảng 3.000 người (đến năm 2030); nộp ngân sách dự kiến (khi sản xuất đủ công suất năm 2030) khoảng 200 tỷ đồng/năm.

Nhà máy có công nghệ sản xuất sạch ứng dụng công nghệ cao với nguồn nhân lực chất lượng cao. 

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng tỉnh Hoà Bình, Tập đoàn Meiko đã “kết duyên” với nhau để khởi công dự án ngày hôm nay; tin tưởng mối lương duyên này sẽ bền chặt, hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu Hoà Bình tạo mọi điều kiện cho Meido đầu tư phát triển; mong muốn Meiko đã hứa thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện hiệu quả, "cân, đong, đo, đếm"; hài hoà lợi ích, rủi ro chia sẻ; thực hiện 3 cùng: cùng lắng nghe thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng thắng và cùng phát triển. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Nhà máy sản xuất, chế tạo các loại bảng mạch in điện tử (PCB) - Giai đoạn 1 do Tập đoàn Meiko Electronics (Nhật Bản) làm chủ đầu tư tại Khu công nghiệp Bờ trái Sông Đà, thành phố Hoà Bình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Nhà máy sản xuất, chế tạo các loại bảng mạch in điện tử (PCB) - Giai đoạn 1 do Tập đoàn Meiko Electronics (Nhật Bản) làm chủ đầu tư tại Khu công nghiệp Bờ trái Sông Đà, thành phố Hoà Bình.

Chính phủ và các bộ, ngành Việt Nam có “5 cam kết”: Thứ nhất, cam kết đường lối, chính sách phát triển, quy hoạch luôn luôn ổn định trong sự vận động và phát triển phù hợp tình hình Việt Nam và thế giới, luôn được bổ sung để tạo hiệu quả trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Thứ hai, cam kết đột phá về hạ tầng chiến lược gồm hạ tầng giao thông, điện, viễn thông, y tế, giáo dục, an sinh xã hội để các nhà đầu tư, doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm, góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Thứ ba, cam kết luôn cải cách, hoàn thiện thể chế phù hợp tình hình Việt Nam, sự phát triển thế giới, tiếp thu các tinh hoa của thế giới có chọn lọc phù hợp Việt Nam, quốc tế hoá thành tựu của quá trình hội nhập của Việt Nam.

Thứ tư, cam kết tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ năm, cam kết việc các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với các địa phương, tạo cơ hội, điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư làm ăn hợp pháp, chính đáng, đóng góp cho an sinh xã hội để người dân, doanh nghiệp tiếp tục làm ăn, sản xuất, kinh doanh, mong các doanh nghiệp tiếp tục đóng góp vào công tác an sinh xã hội. 

Thủ tướng chúc Meiko thành công trong đầu tư vào Việt Nam; cảm ơn tập đoàn luôn mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải luôn tháo gỡ các điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực, thể chế để các nhà đầu tư, doanh nghiệp nói chung, trong đó có Meiko làm ăn thuận lợi, phát triển sản phẩm công nghệ cao tại Hoà Bình.

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, có khó khăn, thách thức và thời cơ, thuận lợi nhưng chúng ta cần thực hiện với tinh thần lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người dân.

Vũ Khuyên(VOV)

Link: https://vov.vn/chinh-tri/thu-tuong-du-khoi-cong-nha-may-san-xuat-che-tao-cac-bang-mach-in-dien-tu-post1088887.vov

">

Thủ tướng dự lễ khởi công nhà máy bảng mạch điện tử 200 triệu USD tại Hòa Bình

- Việt Nam không có trường ĐH nào nằm trong tốp 350 ĐH châu Á theo bảng xếp hạng thường niên của Times Higher Education (THE). Nhiều chuyên gia cho rằng việc “lọt khỏi sàn” của ĐH Việt Nam không bất thường nhưng cũng rất ngậm ngùi khi nhìn sang các nước trong khu vực.

Không bất thường

Lý giải cho vấn đề này, ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM cho biết, có hai lý do lớn khiến ĐH Việt Nam không lọt tốp 350 trường ĐH châu Á theo bảng xếp hạng thường niên của Times Higher Education.

{keywords}
Top 10 trường đại học hàng đầu châu Á theo xếp hạng của THE

 “Thứ nhất, do tiêu chí xếp hạng của Times Higher Education đưa ra có tính chất quốc tế cao, trong đó tiêu chí hàng đầu là nghiên cứu khoa học phải được đăng ở những tạp chí hàng đầu thế giới.

Đối với Việt Nam, nếu có một bài báo đăng tải trong những tập chí lớn là một "sự kiện" bởi thông thường những nghiên cứu của Việt Nam ít, chỉ đăng trên những tạp chí trung bình. Mặt khác, tiêu chí về nguồn lực xã hội như chuyển giao khoa học công nghệ, tạo nguồn lực cho trường đại học của Việt Nam không có nhiều. Đa số các trường đại học trong nước chỉ thu học phí từ xã hội, và công trình đóng góp cho xã hội của trường đại học cũng ít nên nếu xếp điểm sẽ thấp.

Thứ hai, các nước trong khu vực đầu tư rất nhiều cho đại học nên tốc độ phát triển giáo dục của họ tăng rất nhanh so với tốc độ của Việt Nam. Hệ thống ĐH Viêt Nam tuy đã có tiến bộ, nhưng tốc độ tăng trưởng khoa học và nguồn thu rất thấp. Trong khi đó, nhiều nước trong khu vực có kinh tế phát triển, cùng với chính sách đầu tư cho đại học và sự đóng góp của xã hội đã vươn lên mạnh mẽ đẩy khoảng cách với Việt Nam ngày càng tăng".

Theo ông Nghĩa, hiện nay việc công bố khoa học ở một số trường ở Việt Nam dù tương đối nhiều so với trước đây và đang có những dấu hiệu tiếp tục phát triển, nhưng dàn trải và không tập trung vào những công trình lớn. Do vậy, nếu "muốn kiếm một vị trí cho lần sau" thì phải thay đổi ngay từ bây giờ.

“100 bài trung bình không bằng 2-3 bài đăng ở những tạp chí lớn. Việc này đòi hỏi các trường phải tập trung nguồn lực, lập ra nhóm nghiên cứu mạnh, tập trung có trọng điểm, lựa chọn những cá nhân có tiềm năng lớn. Tức là đòi hỏi các trường đại học phải thay đổi nhận thức, đầu tư để có những công trình tầm cỡ thế giới hơn chứ không chạy theo số lượng”- ông Nghĩa nhấn mạnh.

Ông Nghĩa cũng cảnh báo, không có trường ĐH nào của Việt Nam lọt tốp 350  ĐH châu Á không phải nghiêm trọng nhưng thấy rõ nguy cơ mà các trường trong nước sẽ phải đối diện. “Đó là coi chừng không tiến nhanh với các nước khác và bị lạc hậu”.

Còn ông Nguyễn Đức Nghĩa, Nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM, cho rằng việc ĐH Việt Nam vắng bóng trong tốp 350 trường ĐH châu Á theo bảng xếp hạng thường niên của Times Higher Education là "không bất thường" bởi tùy theo chuẩn của từng tổ chức xếp hạng mà có thể được, có thể không.

“Hiện nay có nhiều tổ chức xếp hạng đại học, mỗi tổ chức lại đưa ra những tiêu chuẩn khác nhau. Nếu xếp hạng theo Times Highter Education Việt Nam có thể không có trường nào, nhưng theo các tổ chức khác như Quacquarelli Symonds (QS), Việt Nam vẫn có những trường lọt tốp 200”- ông Nghĩa cho biết.

Ông Lê Văn Út, Trường ĐH Tôn Đức Thắng thì cho rằng cần phải xem các trường đại học Việt Nam có nộp hồ sơ cho THE hay không, bởi THE không xếp hạng tự động để chắt lọc những trường đại học hàng đầu thế giới.

"Theo tôi biết THE cũng mang tính chất thương mại nên chưa thể khẳng định được việc không lọt tốp là trường Việt Nam kém. Với một tổ chức thương mại phía sau thì rất khó cho những trường mới. Hơn nữa, nếu THE là hệ thống tự động xếp hạng thì rất đáng lo nhưng việc xếp hạng này dựa vào việc nộp hồ sơ. Các xếp hạng của THE cũng rất nặng về khảo sát”- ông Út cho biết.

Nhưng ông cũng cho rằng tổ chức này cũng có tiếng nhất định, việc xếp hạng có ảnh hưởng, do vậy không có trường nào lọt tốp cũng rất “ngậm ngùi”.

Một nhà nghiên cứu nhìn nhận, “xếp hạng đại học cũng chỉ một trong các công cụ của việc đảm bảo chất lượng” và “là cuộc chơi của các đại học nhà giàu” thì đúng hơn.

Quan điểm của ông Nguyễn Đức Nghĩa là “quan trọng là chất lượng như thế nào. Bởi tuy rằng, xếp hạng là kết quả của chất lượng nhưng không nên chạy theo xếp hạng mà hãy để chất lượng tốt đã". 

Ông Nguyễn Hội Nghĩa lưu ý, Việt Nam đang ưu tiên hàng đầu cho đào tạo nhân lực cao nên không quá lo lắng về xếp hạng này.

“Mỗi nước sẽ có mục tiêu riêng trong từng giai đoạn. Mục tiêu của chúng ta là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội. Đại học đầu tiên là phải đào tạo có chất lượng. Nghiên cứu khoa học cũng phải chú trọng nhưng cần sự chung tay của các Viện nghiên cứu như Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam hay các viện chuyên ngành khác".

Lê Huyền

Xếp hạng đại học: Singapore dẫn đầu, TQ nổi lên, VN vắng tên

Xếp hạng đại học: Singapore dẫn đầu, TQ nổi lên, VN vắng tên

ĐH Quốc gia Singapore là trường đại học hàng đầu châu Á năm thứ 3 liên tiếp – theo bảng xếp hạng thường niên của Times Higher Education (THE).

">

Việt Nam vắng tốp 350 ĐH châu Á: Thoáng chút ngậm ngùi

Siêu máy tính dự đoán MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2

Thắng lợi này đã giáng đòn quyết định, đánh bại nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 7/5. (Ảnh Báo Chính phủ)

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 7/5. (Ảnh Báo Chính phủ)

"Đây là đỉnh cao thắng lợi của cuộc kháng chiến "Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính", là thắng lợi của tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", là sự kết tinh sức mạnh Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh",Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng nêu rõ, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là sự kiện trọng đại, không chỉ có ý nghĩa đối với Cách mạng Việt Nam, mà còn trở thành bản anh hùng ca bất hủ thôi thúc các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.

"Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là kết tinh của sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là chiến thắng của chính nghĩa, của lòng dân, của lương tri và phẩm giá con người, được dẫn dắt bởi đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, chiến thắng bắt nguồn từ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Bác Hồ kính yêu, từ truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, được Nhân dân các dân tộc Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước phát huy cao độ và tận tâm, tận lực dốc sức, đồng lòng, đóng góp sức người, sức của cho Chiến dịch.

Đặc biệt, góp phần trực tiếp làm nên chiến thắng là sự cống hiến, hy sinh to lớn của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng - một đội quân "từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu" với trên 4 vạn cán bộ, chiến sĩ đã tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Những tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh anh dũng trên chiến trường là minh chứng sinh động cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân.

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức trang trọng tại Sân vận động tỉnh Điện Biên.

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức trang trọng tại Sân vận động tỉnh Điện Biên.

Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Thủ tướng dẫn lại nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 193 nước, mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại với 230 quốc gia, vùng lãnh thổ và là hình mẫu của hàn gắn và khôi phục vết thương sau chiến tranh.

Tình hình chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; gìn giữ được môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi cho hợp tác phát triển.

Tuy nhiên, Thủ tướng nhìn nhận thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường.

"Chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, say sưa với những thành tựu, kết quả đã đạt được nhưng cũng không bi quan, hoang mang, dao động trước những khó khăn, thách thức. Ngược lại, càng áp lực, càng phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn; khơi dậy, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa", Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng cho rằng, càng phấn khởi, tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, của các thế hệ đi trước, càng củng cố niềm tin và thấy rõ trách nhiệm với đất nước trong hiện tại và tương lai; vượt qua khó khăn, thử thách, quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới" trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Lãnh đạo Chính phủ nêu rõ, chúng ta tin tưởng và tự hào rằng, những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, những khó khăn được tháo gỡ, những thách thức sẽ vượt qua để viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng với tất cả sự quyết tâm, sự kiên trì, bền bỉ, nhiệt huyết, tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước của các thế hệ hôm nay và mai sau, như lời dạy của Bác Hồ:

"Không có việc gì khó,

Chỉ sợ lòng không bền,

Đào núi và lấp biển,

Quyết chí ắt làm nên".

"Tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại và Dân tộc Việt Nam anh hùng, tiếp tục trên chặng đường vinh quang dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, toàn thể chúng ta, với tất cả trách nhiệm, lý trí và nghị lực, hãy sống, làm việc, cống hiến hết sức mình; hãy nỗ lực vươn lên bằng trí tuệ, niềm tin, lòng yêu nước nồng nàn trong từng nhịp đập của mỗi trái tim", Thủ tướng kêu gọi.

Cũng theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi người dân hãy góp sức, nỗ lực nhiều hơn nữa cho Tổ quốc, cho xã hội, cho cộng đồng, cho gia đình và bản thân; hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu ngày càng hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Nhóm phóng viên">

Thủ tướng: Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của chính nghĩa và lòng dân

Người được đề cử vào vị trí này là Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an.

Với đại đa số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với Thượng tướng Lương Tam Quang.

Tân Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang. (Ảnh: CAND)

Tân Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang. (Ảnh: CAND)

Liên quan đến nhân sự lãnh đạo Bộ Công an, ngày 22/5, Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Tô Lâm. Trước đó, ông Tô Lâm được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Cùng ngày, Thủ tướng giao Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an, điều hành hoạt động của Bộ Công an cho đến khi cấp có thẩm quyền kiện toàn chức danh Bộ trưởng Công an theo quy định.

Hôm 3/6, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Như vậy, lãnh đạo Bộ Công an hiện có 5 nhân sự gồm Bộ trưởng Lương Tam Quang và 4 Thứ trưởng: Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Trung tướng Lê Văn Tuyến.

Thượng tướng Lương Tam Quang sinh ngày 17/10/1965, quê quán xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Ông có trình độ Cử nhân chuyên ngành Điều tra tội phạm; Cao cấp lý luận chính trị.

Ông Lương Tam Quang là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.

Trước năm 2012, ông Lương Tam Quang Trợ lý Thứ trưởng Bộ Công an. Sau đó, ông giữ các chức vụ: Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an; Chánh Văn phòng Bộ Công an kiêm người phát ngôn của Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Công an; Kiêm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.

Tháng 1/2022, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng.

Anh Văn">

Thượng tướng Lương Tam Quang làm Bộ trưởng Bộ Công an

Từ ngày 12 - 14/6, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 42 dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Trần Cẩm Tú để xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính, theo kết luận, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Sau khi xem xét, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc.

Kỳ họp 42 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Kỳ họp 42 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tập thể này thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để Bộ Tài chính và một số tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lý nhà nước và tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách về phát hành, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trong đó có các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Tập đoàn An Đông; trong quản lý Nhà nước về ngân sách có liên quan đến Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái AIC.

Theo cơ quan kiểm tra, những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn ngân sách Nhà nước và thiệt hại cho nhà đầu tư trái phiếu, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh và trật tự an toàn xã hội, gây dư luận xấu, bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức Đảng và cơ quan quản lý nhà nước, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Trách nhiệm chính đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các cá nhân: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Tài chính; Võ Thành Hưng, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng; các nguyên Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng: Huỳnh Quang Hải, Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Vũ Thị Mai và một số tổ chức Đảng, đảng viên khác.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Hải quan nhiệm kỳ 2015 - 2020; Đảng ủy Cục Kế hoạch - Tài chính nhiệm kỳ 2015 - 2020; Chi bộ Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Chi bộ Vụ Ngân sách Nhà nước các nhiệm kỳ 2015 - 2017, 2017 - 2020, 2020 - 2022.

Về cá nhân, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng kỷ luật cảnh cáo các ông: Huỳnh Quang Hải, Phạm Văn Trường (Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước), Nguyễn Trường Giang (Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp), Nguyễn Dương Thái (nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan); Phạm Văn Việt (nguyên Bí thư Chi bộ, Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan).

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật khiển trách Chi bộ Vụ Tài chính Các ngân hàng và Tổ chức tài chính các nhiệm kỳ 2017 - 2020, 2020 - 2022 và các ông, bà: Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Vũ Thị Mai, Võ Thành Hưng, Phan Thị Thu Hiền (Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Tài chính Các ngân hàng và Tổ chức tài chính); Lê Ngọc Khoa (nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính).

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016 - 2021 và ông Đinh Tiến Dũng.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm được chỉ ra; phối hợp xem xét, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có vi phạm theo thẩm quyền.

Anh Văn">

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng và Ban Cán sự Đảng, Bộ Tài chính

友情链接