Với tiêu chí đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, Japan Airlines vừa giành giải thưởng là hãng hàng không 5 sao do tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng không Anh - Skytrax chứng nhận.Japan Airlines (JAL) được biết đến là một trong những hãng hàng không lớn nhất ở châu Á và xếp thứ 5 trên toàn thế giới về số lượng hành khách, hàng hóa vận chuyển. Nếu bạn muốn tự thưởng cho mình chuyến bay thực sự thoải mái để tận hưởng những tiện ích của dịch vụ hàng không mang đẳng cấp quốc tế, Japan Airlines sẽ làm bạn hài lòng.
Hãng hàng không Japan Airlines không ngừng nỗ lực duy trì nâng cấp dịch vụ theo các tiêu chuẩn của Skytrax và một lần nữa giành được giải thưởng cho mục “Ghế hạng phổ thông tốt nhất 2018”. Khi lựa chọn ghế phổ thông của hãng, bạn sẽ có cảm nhận như đang đi trên những hạng ghế cao cấp, bởi Japan Airlines đã trang bị ghế ngồi với kích thước 106,68cm và có khả năng chống rung hiệu quả.
Để được xếp hạng là hãng hàng không 5 sao của Skytrax, các hãng hàng không không chỉ cung cấp các tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng dịch vụ mặt đất tại sân bay mà còn cả trên cabin máy bay. Không những đáp ứng đủ, Japan Airlines đã vượt qua mong đợi của khách hàng về sự thoải mái, tiện ích cao cấp và sự cố gắng không ngừng để cải thiện, khởi động các sáng kiến mới lạ, thú vị. Tất cả điều đó đều hướng đến những chuyến bay an toàn và chất lượng cho khách hàng.
Một số điểm nổi bật nhất trong dịch vụ 5 sao của Japan Airlines phải kể tới:
• Phòng chờ dành cho khách hạng nhất của Japan Airlines tại sân bay Narita mang đến không gian sang trọng và yên tĩnh với các món sushi tươi ngon luôn mang đến sự hài lòng cho các hành khách. Còn tại phòng chờ cho khách hạng nhất của sân bay Haneda, hành khách có thể tận hưởng trải nghiệm món nướng teppan kiểu Nhật hấp dẫn. Cùng với đó là các món ăn tuyệt vời trên tất cả các chuyến bay.
• Wifi miễn phí trên các tuyến bay nội địa Nhật Bản cùng các chương trình giải trí máy bay đa dạng, hấp dẫn.
• Đội ngũ tiếp viên hàng không và nhân viên sân bay luôn tận tình và thân thiện với mọi hành khách, thể hiện sự hiếu khách đúng theo phong cách của người Nhật.
• Các suất ăn trên máy bay Japan Airlines đều được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất theo đúng quy trình và theo tiêu chuẩn quốc tế. Những món ăn được chế biến bởi bàn tay tài hoa của những đầu bếp nổi tiếng đến từ các cuộc thi tuyển chọn đầu bếp phục vụ trên máy bay của hãng hàng không, đáp ứng đủ về chất và đẹp về hình thức, đồng thời giữ được bản sắc văn hóa Nhật Bản nhưng cũng hòa nhập với xu hướng hiện đại chung của xã hội để phục vụ khách hàng của nhiều quốc gia khác nhau.
Chứng nhận của Skytrax được coi là một trong những giải thưởng danh giá nhất đối với ngành hàng không, nơi “người chiến thắng” nhận được sự tín nhiệm của khách hàng trên khắp thế giới thông qua cuộc khảo sát về mức độ hài lòng đối với dịch vụ của hãng.
Mỗi sự ghi nhận của khách hàng, của các tổ chức trong nước và quốc tế đã cho thấy hãng hàng không lớn nhất Châu Á, có trụ sở chính tại thủ đô Tokyo - Japan Airlines đang hướng đến mục tiêu trở thành một trong những hãng hàng không được yêu thích nhất trên thế giới với mạng lưới chặng bay rộng khắp ở Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Mỹ Latinh, Úc.
Japan Airlines luôn kiên định với tầm nhìn và sứ mệnh “Theo đuổi sự phát triển thể chất và trí tuệ của tất cả nhân viên, cung cấp dịch vụ tuyệt vời cho khách hàng, tăng giá trị doanh nghiệp và góp phần cải thiện xã hội.”
Ngoài ra, Japan Airlines còn đạt thành tích 9 năm liên tiếp giành danh hiệu “Hãng hàng không đúng giờ nhất” của Tạp chí Flight Global.
Chương trình khuyến mãi “Cùng Japan Airlines thưởng ngoạn trời thu Nhật Bản” với thời hạn lưu trú tối đa là 14 ngày cho khách hàng khởi hành từ ngày 05/09 -30/11/2018. Thời gian xuất vé từ 25/07 -31/10/2018. Chương trình tung ra giá vé hấp dẫn hạng thương gia với giá chỉ 1050USD, hạng phổ thông đặc biệt 790USDvà hạng phổ thông 520USD(Áp dụng với các mã chuyến bay JL751/JL752). Thông tin chi tiết liên hệ các đại lý uỷ quyền của Japan Airlines hoặc Hotline: +8424 3787 2020. |
Vũ Minh
" alt="Japan Airlines"/>
Japan Airlines

Cố GS Nguyễn Văn Huyên (SN 1905 - 1975) là Bộ trưởng Bộ Giáo dục tại vị lâu nhất với thời gian kéo dài gần 30 năm. Dòng họ của ông có xuất thân từ làng Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức (Hà Nội) ra hành nghề y ở phố Thuốc Bắc.Cha ông là Nguyễn Văn Vượng làm công chức Sở kho bạc Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20. Cụ Vượng có 3 bà vợ và 11 người con.
Mẹ GS Huyên tên là Phạm Thị Tý (SN 1876) quê gốc Hải Dương nhưng các cụ trong họ lên kinh thành Thăng Long lập nghiệp từ sớm.
Cụ bà Phạm Thị Tý được cho là người có nhiều ảnh hưởng lớn đến lối sống, suy nghĩ và nhân cách của GS Nguyễn Văn Huyên sau này.
GS Huyên từng viết hồi ký: "Mẹ tôi là con gia đình làm nghề thầy thuốc ở Hà Nội, có anh cả đỗ cử nhân, làm tri huyện; Bản thân mẹ ham học hỏi, ghét mê tín, luôn cầu tiến, không thích cãi cọ với ai bao giờ. Mẹ góa chồng sớm, cần cù sớm khuya làm ăn, thờ chồng nuôi con".
PGS-TS Nguyễn Văn Huy (SN 1945 - nguyên Giám đốc Bảo tàng dân tộc học Việt Nam), con trai út GS Nguyễn Văn Huyên, chia sẻ, năm 1912 cụ Nguyễn Văn Vượng qua đời, cụ bà Tý vẫn còn trẻ đã tần tảo nuôi dạy 15 người con và cháu chồng ăn học bằng công việc cắt may quần áo. Khi đó GS Nguyễn Văn Huyên mới lên 7 tuổi.
"Thím tôi kể, thời điểm kiếm được tiền, bà nội lo liệu tậu nhà cho con riêng của chồng trước sau đó mới lo đến con ruột mình. Bà sống nhân hậu, không ai chê trách bà được điều gì. Đến khi con chồng chẳng may mất sớm, bà tiếp tục nuôi các cháu", PGS-TS Nguyễn Văn Huy nói.
 |
Cụ bà Phạm Thị Tý (1876 - 1949), người mẹ giỏi giang của cố GS Nguyễn Văn Huyên. |
PGS Huy bồi hồi nhớ lại: "Các bác trong nhà tôi còn kể, thời kỳ Pháp thuộc, phố Thuốc Bắc còn là những mái nhà lụp xụp, hàng ngày bà nội tôi khoác tay nải quần áo cũ ra chợ bán. Dần dần bà mở được cửa tiệm.
Bà nội tôi nhanh nhẹn, tháo vát đến mức bà hay vào trong thành (di tích hoàng thành Thăng Long ngày nay), mua những bộ quần áo cũ nhưng còn lành lặn của lính tây, mang về gia công lại thành quần áo mới, phù hợp với dáng người Việt Nam rồi bán.
Quần áo bà may ra luôn đáp ứng được thị hiếu người dùng nên lúc nào cũng đắt khách. Từ những số tiền ít ỏi, bà tích lũy mua nhà cửa, đất đai. Nhờ vậy, bà có kinh tế duy trì gia đình, đảm bảo không con nào bị thất học. Bà vẫn dạy các con, phải coi sự học là kim chỉ nam, rèn dũa bản thân".

|
PGS-TS Nguyễn Văn Huy bên bức tượng cha mẹ tại bảo tàng Nguyễn Văn Huyên (Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội). |
Giọng xúc động, PGS Huy cho biết thêm, mặc dù bà nội mình không biết chữ nhưng có tư chất thông minh đặc biệt, thuộc nhiều thơ ca, hò vè. Chỉ cần nghe qua một lần bà có thể thuộc làu.
Lúc rảnh rỗi, cụ bà Tý thường ngâm thơ, dạy cho các con, nhờ vậy các con bà đều có đời sống tinh thần khá phong phù. Đặc biệt, tư tưởng của bà rất tiến bộ và thức thời.
Ban đầu cụ cho GS Huyên học chữ Nho để nối nghiệp thầy thuốc nhưng sau thấy chữ Nho ngày một lụi tàn, ít người sử dụng, cụ chuyển con qua học chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp. Không riêng gì GS Huyên, những người con khác, cụ Tý đều cho theo học tại các trường của Pháp.
Trong đó có cô con gái cả Nguyễn Thị Mão (SN 1903 - 1992) phu nhân Phó Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phan Kế Toại sau này.
Bà Nguyễn Thị Mão tốt nghiệp trường Cao đẳng Đông Dương và trở thành giáo viên dạy toán. Người chị cả đã cùng mẹ dành dụm tiền cho hai em trai là GS Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn Văn Hưởng sang Pháp du học.
Trước khi các con lên đường, cụ Tý đã làm bài thơ: “Khăng khăng ghi lấy một lòng/ Sang Âu, sang Mỹ học tòng nghề hay/ Muốn khôn thì phải tìm thầy” để nhắc nhở các con chăm chỉ tu nghiệp, làm rạng danh dòng họ.
"Với một gia đình giàu có, việc cho con sang nước ngoài du học là chuyện bình thường. Thế nhưng với một gia đình đông con, mọi gánh nặng kinh tế đều dồn lên đôi vai người vợ góa thì điều cho các con du học ít ai dám nghĩ đến.
Vậy mà bà nội tôi đã thực hiện điều đó, hi vọng gây dựng nên một nền tảng học vấn cho thế hệ con cháu mai sau của dòng họ Nguyễn", PGS Huy nói.

|
Bàn làm việc của GS Nguyễn Văn Huyên lúc còn tại thế được gia đình lưu giữ tại bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. |
Bằng tình thương yêu vô bờ bến với các con và tư tưởng tiến bộ bà Phạm Thị Tý đã hun đúc, truyền cho các con ngọn lửa đam mê, ham học hỏi.
“Sinh thời, bác Mão hay nói chuyện, ngày nhỏ bố tôi học giỏi. Năm nào cũng có giấy mời phụ huynh đến dự lễ phát phần thưởng của thành phố ở Nhà hát lớn.
Bà nội tôi không đến được, vì vậy khi về nhà bao giờ cha tôi cũng mang phần thưởng đến đưa mẹ để báo cáo thành tích”, cháu nội cụ Tý kể.
Nhắc đến hành trình sang Pháp, em trai GS Nguyễn Văn Huyên đã viết trong hồi ký: "Hôm hai anh em lên đường là lúc đê bị vỡ phải đi thuyền sang Gia Lâm, phải chờ mấy tiếng để mua vé đi tàu hỏa xuống Hải Phòng rồi lên tàu Ayalerido đi Pháp.
Trong thời gian đợi tàu, hai anh em ghé qua nhà người bác họ là chủ hiệu ảnh Phúc Lai. Bác thuộc chi 2 dòng họ Nguyễn Lai Xá".
Theo đó, anh em GS Huyên qua Pháp không phải bằng tàu khách mà là tàu chở hàng hóa. Chiếc tàu này cập bến ở nhiều cảng biển của các nước.
Bởi vậy, hai anh em ông được thăm thú nhiều nơi, trải dài từ Việt Nam sang Pháp. Ngày 2/12/1926 họ đặt chân lên nước Pháp. Hai anh em sống kham khổ, chi tiêu dè sẻn từng đồng tiền chị gái và mẹ gửi sang.
“Sự khó khăn thiếu thốn khi đó từng được bố tôi kể lại rằng, ngày đầu mới sang Pháp, hai anh em không có áo dạ mặc mùa đông, chống chọi với cái rét chỉ bằng chiếc áo gió khoác ngoài. Mãi sau này bà nội mới gửi sang cho mỗi con một chiếc áo bông” - ông Huy nhớ lại.
Ở nước ngoài, sau khi tốt nghiệp tú tài, để có tiền ăn học lên cao hơn, từ năm 1932-1935, GS Nguyễn Văn Huyên vừa đi học vừa giảng dạy tại Trường đại học Ngôn ngữ Phương Đông.
 |
Anh em GS Nguyễn Văn Huyên tham gia một hoạt động với người dân bản địa. |
Tuy học tập trong hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề nhưng GS Huyên vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan và cầu tiến. Những dịp nghè, nghỉ lễ, cuối tuần ông cùng bạn bè về các vùng quê của Pháp du ngoạn hay khám phá Châu Âu và Bắc Phi.
Đó không đơn giản là chuyến đi chơi mà là hành trình học hỏi, nghiên cứu nền văn minh thế giới của chàng thanh niên trẻ.
 |
Dịp nghỉ hè GS Nguyễn Văn Huyên và người bạn thân Nguyễn Mạnh Tường hay về các vùng nông thôn tìm hiểu cuộc sống người dân. |
Những chuyến đi đó đã mang lại cho GS Huyên những kiến thức sâu rộng về văn hóa và con người nơi mình đặt chân tới.
9 năm học ở Pháp, GS Nguyễn Văn Huyên đã đỗ cử nhân văn chương (1929), đỗ cử nhân luật học (1931). Ngày 17/2/1934, ông bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ tại Trường đại học Tổng hợp Xoóc-bon (Paris).
Lần đầu tiên trong lịch sử của trường có một sinh viên Việt Nam bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ văn khoa.

|
Một buổi đi chơi của GS Huyên cùng bạn bè ở Pháp. |
Năm 1935 trở về nước, GS Huyên nhiều lần được chính quyền thực dân mời ra làm quan với đãi ngộ, bổng lộc tốt nhưng ông đều khước từ mà lựa chọn trở thành giáo sư Sử - Địa trường Trung học Bảo hộ, tức trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An, Hà Nội) cùng với nhiều nhà giáo như Nguyễn Mạnh Tường (tiến sĩ Văn chương và Luật), Hoàng Xuân Hãn (thạc sĩ Toán), Nguyễn Xiển (kỹ sư), Ngụy Như Kon Tum (thạc sĩ Lý-Hóa).
Đây được xem một thế hệ những nhân vật nổi tiếng được đào tạo ở Pháp. Các ông không chỉ truyền đạt kiến thức mà truyền cả niềm đam mê khoa học, niềm tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước cho các thế hệ học sinh trường Bưởi.
Tuy nhiên giảng dạy một thời gian, GS Huyên nhận thấy giáo viên người bản xứ không được đối xử bình đẳng nên ông xin nghỉ, chuyển sang nghiên cứu với tư cách là biệt phái viên ở trường Viễn Đông Bác Cổ vào năm 1938.
Kể từ đó, GS Nguyễn Văn Huyên cùng gia đình mình dần rời bỏ cuộc sống đầy đủ dưới chế độ thực dân phong kiến để đi kháng chiến rồi trở thành Bộ trưởng có nhiều đóng góp cho nền giáo dục nước nhà.
Sau này, người mẹ của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên được Bác Hồ trân trọng gọi là Bá Mẫu. Năm 1949, cụ bà qua đời, Bác Hồ đã gửi thư cho gia đình: “Tôi rất buồn được tin Bá Mẫu qua đời. Nhân danh tôi và nhân danh Chính phủ, tôi kính gửi lời chia buồn với cụ và ông cùng quý quyến”.
* Ảnh trong bài do gia đình cung cấp.

Chủ hãng xe nức tiếng Hà thành tiết lộ về đám cưới đặc biệt
Đến tuổi lập gia đình, ông Tuất được mai mối, kết hôn với cô gái cùng phố. Ngày cưới, nhà gái chuẩn bị rất nhiều nữ trang, vàng bạc làm của hồi môn cho cô dâu.
" alt="Người mẹ đặc biệt của cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên"/>
Người mẹ đặc biệt của cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên

Mẹ cô dâu buông lời chê đồ dẫn lễ khiến nhà trai tức giận. Hậu quả là cặp đôi đã phải chia tay ngay khi đám cưới vừa bắt đầu.Luật sư Bùi Đình Ứng - Văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng - Đoàn luật sư TP Hà Nội, cho biết: “Câu chuyện xảy ra khá lâu nhưng vẫn còn nguyên giá trị về cách ứng xử dành cho các cặp vợ chồng trẻ cũng như hai bên thông gia.
Chỉ vì một câu nói không thuận tai dẫn đến hành vi bốc đồng của người lớn khiến cho hạnh phúc của đôi trẻ bị phá vỡ”.
Câu chuyện xảy ra ở một vùng quê của tỉnh Thái Bình. Hoàng Thu Hằng và Lê Văn Nam là người cùng xã, khác thôn nên họ có nhiều thời gian tìm hiểu, yêu nhau trước khi đến quyết định kết hôn. Mọi chuyện diễn ra thuận lợi cho đến ngày cưới, chuyện không hay đã xảy ra.
Theo đó, vào ngày ăn hỏi, nhà trai đã mang các tráp lễ sang nhà gái. Ngoài bánh, kẹo, trầu cau… họ không quên chuẩn bị thêm trà để nhà gái lo chuyện nước uống mời dân làng, bạn bè trong ngày cưới.
Đám hỏi diễn ra vui vẻ, thuận lợi, đôi nam nữ háo hức chờ ngày về chung một nhà. Vào đêm vui trước khi lễ cưới diễn ra, nhà gái pha trà, bày kẹo, hạt dưa… đãi bạn bè và dân làng. Trong đám nam thanh nữ tú đến dự đêm vui ở nhà gái hôm đó có cả họ hàng chú rể.
 |
Luật sư Bùi Đình Ứng, Đoàn luật sư TP Hà Nội. |
Một bác họ cô dâu nâng chén trà lên nhấp miệng, nói với mẹ cô dâu: “Trà hãm đặc quá. Mợ cho ít chè thôi để phần mai còn mời khách nhà trai sang đón dâu, không lại không đủ”.
Mẹ cô dâu nghe vậy, đáp lời: “Hết thì nấu lá mít cho người ta uống. Con gái nhà người ta xinh xắn, chăm bẵm bao năm giờ sang ăn hỏi mang được nhúm trà sang. Từng đó ai uống ai nhịn”.
Lời chê của mẹ cô dâu vô tình lọt vào tai một người họ hàng của chú rể đang dự đám vui ở đây. Người này về và nói lại với nhà trai.
Nhà trai đêm đó đang háo hức chuẩn bị cho sáng mai đón dâu nghe được câu nói ấy ai nấy tối sầm mặt mày. Anh trai của chú rể, một người đàn ông thành đạt ở Hà Nội về quê tổ chức đám cưới cho em, vô cùng tức giận. Ông quyết định hủy hôn của em trai vì cho rằng nhà gái coi thường, khinh nhà trai keo kiệt, nghèo hèn.
Tiếng nói của người này trong gia đình rất có trọng lượng, lại đang trong cơn giận đang bốc lên đỉnh điểm, họ nhà trai nhất trí với ý kiến trên. Trong lúc đó, chú rể vừa bực vừa buồn, đau đầu không biết xử trí thế nào.
Sáng hôm sau nhà chú rể vẫn linh đình làm cỗ đãi khách. Khách mời đến ăn uống no say nhưng không thấy nhà trai đón dâu về. Sau bữa cỗ rình rang, anh trai chú rể lên phát biểu. Trước các khách mời, người này khẳng định em trai ông muốn tìm người dâu hiền vợ thảo cho gia đình nhưng không may mắn gặp phải gia đình nhà vợ không biết tôn trọng thông gia.
Vì vậy ông tuyên bố hủy hôn. Thông tin này khiến các khách mời ngã ngửa. Mọi người lục đục ra về không quên bàn tán gây xôn xao cả một vùng quê.
Trong khi đó, tại nhà gái, cô dâu xúng xính váy áo, trang điểm nhưng chờ quá giờ lành vẫn không thấy nhà trai đến. Bố mẹ cô dâu đi ra đi vào, gọi bao cuộc điện thoại vẫn không thấy bóng dáng thông gia. Nhà gái đành cho người sang thăm dò phía nhà trai. Sau khi nghe thông tin nhà trai tuyên bố hủy hôn, họ hàng nhà gái cũng giận tím mặt.
Nhà gái mang toàn bộ sính lễ trả lại nhà trai. Đồng thời họ cấm cô dâu qua lại với chú rể cũng như nhà trai. Bố mẹ cô dâu tuyên bố: “Con gái có lỡ dở cũng không bao giờ gả sang nhà ấy lần nữa”. Cô dâu nghe chuyện bẽ bàng, tủi hổ khóc lóc suốt đêm.
Cặp đôi đã đăng ký kết hôn. Ngay sau đó cả hai dưới sức ép của gia đình cũng nhanh chóng hoàn tất thủ tục ly hôn. Đám cưới của họ trở thành chủ đề bàn tán của dư luận suốt thời gian dài.
“Trong vụ việc này họ hàng hai bên đều không quan tâm đến suy nghĩ, tình cảm của đôi trẻ. Họ chỉ chăm chăm tìm mọi cách để trả đũa đối phương, xoa dịu cơn giận của mình. Hậu quả là đôi trẻ phải gánh lấy sự tan vỡ.
Tôi cũng thấy buồn vì đôi trẻ kết hôn nhưng chưa chuẩn bị tâm lý, chưa có sự chín chắn, quyết đoán để đứng lên đấu tranh cho hạnh phúc của mình. Cả hai đã phải chia tay vì một sự việc không đáng có”, luật sư Bùi Đình Ứng nhấn mạnh.
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi" alt="Vụ ly hôn diễn ra ngay trong đám cưới khiến luật sư bối rối"/>
Vụ ly hôn diễn ra ngay trong đám cưới khiến luật sư bối rối