Theo báo giới Anh, Ruben Amorim lo ngại hào quang của Van Nistelrooy sẽ ảnh hưởng tới công việc của ông ở Man Utd (Ảnh: BBC).
Điều đó cho thấy Van Nistelrooy là người có tài. Bản thân ông không dưới một lần bày tỏ tha thiết muốn tiếp tục gắn bó với Man Utd, trong vai trò trợ lý HLV cho Ruben Amorim. Thế nhưng, ngay khi vừa đặt chân tới Manchester, HLV người Bồ Đào Nha đã đưa ra quyết định "tàn nhẫn", đó là loại bỏ Van Nistelrooy.
Rõ ràng, HLV Ruben Amorim đã đưa ra quyết định tranh cãi, nhất là khi Van Nistelrooy đang được lòng những người hâm mộ Man Utd. Thế nhưng, theo tờ Telegraph, HLV sinh năm 1985 có lý khi loại bỏ huyền thoại của đội bóng.
Điều đầu tiên dễ nhận thấy là việc HLV Ruben Amorim đã mang tới Manchester dàn trợ lý hùng hậu với 5 người. Đó là ba trợ lý thân cận Carlos Fernandes, Adelio Candido, Emanuel Ferro, cùng với HLV thủ môn Jorge Vital và HLV thể lực Paulo Barreira.
Đây là những người đã theo HLV Ruben Amorim từ lâu và hiểu triết lý của ông hơn ai hết. Chính vì vậy, tân HLV Man Utd không cần người ngoài, để đảm bảo sự đồng bộ và tránh mâu thuẫn không cần thiết về triết lý.
Bên cạnh đó, cũng theo Telegraph, hào quang của Van Nistelrooy là điều khiến HLV Ruben Amorim cảm thấy lo ngại nhất. Với tầm ảnh hưởng quá lớn của Van Gol, nội bộ Man Utd hoàn toàn có thể bị chia rẽ, không nghe theo Ruben Amorim. Một điều quan trọng khác, Van Gol chính là mối đe dọa tiềm ẩn cho "ghế nóng" của HLV người Bồ Đào Nha.
Với thành công sẵn có, Van Nistelrooy sẽ luôn được réo tên thay thế Ruben Amorim mỗi khi Man Utd thi đấu không tốt. Sức ép của huyền thoại người Hà Lan đã ít nhiều khiến HLV Ten Hag bị ảnh hưởng trong giai đoạn cuối ở Man Utd.
Dù không biết tường tận câu chuyện nội bộ của Quỷ đỏ nhưng không ít người có quyền nghi ngờ rằng tại sao Casemiro, Bruno Fernandes, Amad Diallo… thi đấu khá tệ dưới thời Ten Hag ở mùa giải này lại bỗng dưng thi đấu quá hay khi Van Nistelrooy nắm quyền?
Hơn ai hết, HLV Ruben Amorim muốn loại bỏ "chất Man Utd" tới từ những huyền thoại để đi trên con đường của riêng mình. Ở đó, ông muốn vận dụng tất cả năng lực của mình để biến Man Utd trở thành tập thể mới, chứ không phải đội bóng chơi theo cách cũ.
Do đó, theo đánh giá của giới chuyên gia, HLV Ruben Amorim đã có quyết định hợp lý khi bắt đầu xây dựng lại Man Utd trong dự án dài hơi. Tính đúng hay sai trong quyết định này sẽ được trả lời trong tương lai. Còn hiện tại, với cá tính của mình, Ruben Amorim không muốn có bất kỳ yếu tố nào cản trở quá trình này.
" alt=""/>Vì sao HLV Ruben Amorim "tàn nhẫn" loại bỏ Van Nistelrooy?Djokovic tự tin hướng đến US Open 2024 sau thành công ở Olympic Paris (Ảnh: Reuters).
Nole không dự giải ATP Masters 1000 là Canadian Open (diễn ra ở Canada từ ngày 4/8 đến 11/8). Sau một tuần nghỉ ngơi, ngôi sao 37 tuổi sẽ trở lại để bảo vệ chức vô địch Cincinnati Masters (diễn ra ở Mỹ từ ngày 11/8 đến 19/8). Mục tiêu lớn nhất là Nole là hướng đến US Open 2024 diễn ra tại Mỹ từ ngày 26/8 đến 8/9.
Sau khi đăng quang ở Olympic Paris, Novak Djokovic nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia. Cựu số một thế giới người Đức, Boris Becker khẳng định Djokovic quyết tâm hướng đến danh hiệu Grand Slam thứ 25 trong sự nghiệp và tinh thần chiến đấu của Nole là điều các tay vợt trẻ như Sinner, Alcaraz phải học hỏi.
Cựu HLV của Djokovic, Goran Ivanisevic ca ngợi đẳng cấp của học trò cũ: "Khi Djokovic thực sự muốn, không ai thắng nổi cậu ấy. Người có suy nghĩ bất bình thường mới nghĩ Djokovic đã xuống dốc. Cậu ấy có thể thắng ở bất kỳ đâu, bất kể đối thủ là ai.
Tôi nghĩ Djokovic sẽ là ứng viên vô địch lớn nhất ở US Open và hy vọng cậu ấy giành Grand Slam thứ 25. Sau đó Djokovic có thể nghỉ hưu nhưng có lẽ cậu ấy sẽ không bao giờ nghỉ hưu. Nole vẫn tìm thấy động lực và nó sẽ lớn hơn nữa sau tấm HCV Olympic".
" alt=""/>Djokovic được đánh giá cao về cơ hội vô địch US OpenThứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Quý Lượng).
Đây cũng là cơ sở pháp lý để thu hút đầu tư, phân bổ nguồn lực; khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh nhằm hiện thực hóa mục tiêu "Xây dựng nền TDTT phát triển bền vững, chuyên nghiệp" đến năm 2045.
Đáng chú ý, nhiều tham luận đã được các đại biểu tham gia đóng góp tại hội nghị để việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam sát với thực tế, góp phần giúp thể thao Việt Nam vươn tầm quốc tế trong giai đoạn tiếp theo.
Một trong những tham luận đáng chú ý tại hội nghị là của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, với chủ đề về những giải pháp để giúp nâng cao thành tích của bóng đá Việt Nam trong giai đoạn tới.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Trần Anh Tú, Phó chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) khẳng định bóng đá Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 đến 2020, đặc biệt là cho tới năm 2024 đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ.
"Đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch Đông Nam Á năm 2018, lọt vào vòng tứ kết giải Vô địch châu Á, lần đầu tiên tham dự vòng loại cuối cùng World Cup 2022.
Đội U23 Việt Nam cũng giành ngôi á quân tại giải U23 châu Á năm 2018, lọt vào vòng bán kết Asiad 2018, giành HCV tại 2 kỳ SEA Games 30, 31 liên tiếp vào các năm 2019 và 2022.
Trên bảng xếp hạng của FIFA, tuyển Việt Nam đã có thời gian đứng thứ hạng từ 94 tới 97, tại châu Á đứng vị trí 14 (năm 2020) và đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
Trong khi đó, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam cũng xuất sắc giành vé tham dự vòng chung kết World Cup năm 2023 cùng với thành tích 3 lần liên tiếp giành HCV tại các kỳ SEA Games 2017, 2019, 2022 nâng tổng số lần vô địch SEA Games lên 8 lần", ông Trần Anh Tú nhấn mạnh những thành tích bóng đá Việt Nam đạt được.
Tuy nhiên ông Trần Anh Tú thừa nhận hiện tại còn nhiều vấn đề hạn chế làm cản trở sự phát triển của bóng đá Việt Nam như thiếu sự chỉ đạo đồng bộ trong các hoạt động bóng đá, công tác tuyển chọn, đào tạo tài năng bóng đá trẻ, hệ thống cơ sở vật chất, sân bóng và các cơ sở đào tạo bóng đá trong toàn quốc còn có sự khác nhau, các học viện bóng đá theo tiêu chuẩn quốc tế còn ít...
Ngoài ra, bóng đá Việt Nam chậm áp dụng khoa học công nghệ trong công tác đào tạo, quản lý, huấn luyện bóng đá và xây dựng dữ liệu chuyên môn. Từ đó ông Trần Anh Tú cũng đưa ra nhiều giải pháp quan trọng để giúp phát triển bóng đá Việt Nam như tập trung đào tạo cầu thủ trẻ, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, y học thể thao hiện đại trong tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng bóng đá...
Cũng tại hội nghị, nhiều tham luận chia sẻ về kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển TDTT ở các địa phương như Đà Nẵng, Cần Thơ, Đăk Lăk, Hà Giang cũng góp thêm cái nhìn tổng quan và sâu sát cho định hướng chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
"Việc thực hiện Chiến lược này là một nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy ý nghĩa. Thành công của chiến lược này không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước mà còn cần sự chung tay của toàn xã hội, của mỗi người dân.
Tôi tin rằng, với sự quyết tâm cao và sự đồng lòng của cả nước, chúng ta sẽ biến những mục tiêu đề ra trong Chiến lược thành hiện thực, đưa thể thao Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh", Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương khẳng định trong phát biểu tổng kết hội nghị.
" alt=""/>Phó chủ tịch VFF Trần Anh Tú: "Bóng đá Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại"