- Chỉ ít ngày nữa là đến Lễ tình nhân 14/2, ngoài những món quà độc đáo, chúng ta sẽ không thể thiếu những lời chúc ý nghĩa gửi gắm đến một nửa của mình. Dưới đây là một số gợi ý, các bạn cùng tham khảo nhé!

'Nhiều người mệt mỏi vì ngày lễ Tình nhân'" />

Lời chúc Valentine 14/2 hay và ý nghĩa nhất dành tặng người yêu thương

Thế giới 2025-01-18 05:36:46 87

- Chỉ ít ngày nữa là đến Lễ tình nhân 14/2,ờichúcValentinehayvàýnghĩanhấtdànhtặngngườiyêuthươlich thi dau cup c1 ngoài những món quà độc đáo, chúng ta sẽ không thể thiếu những lời chúc ý nghĩa gửi gắm đến một nửa của mình. Dưới đây là một số gợi ý, các bạn cùng tham khảo nhé!

'Nhiều người mệt mỏi vì ngày lễ Tình nhân'
本文地址:http://tw.tour-time.com/html/955e498825.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo STK Samorin vs Spartak Trnava, 16h30 ngày 16/1: Tưng bừng bắn phá

quang tri 1.jpg
Khai trương cửa hàng kết nối tiêu thụ nông sản an toàn tỉnh Quảng Trị -Ảnh: P.V

Hiện toàn tỉnh có 215 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, trong đó 88 bưu cục cấp 2 và 3; 1 bưu cục Hệ 1; 109/125 xã, phường có điểm Bưu điệnVăn hóa xã; 6 đại lý chuyển phát; 3 văn phòng đại diện; 101/125 xã, phường, thị trấn và 9/10 huyện, thị xã, thành phố có báo đến trong ngày. Mạng lưới bưu chính được đầu tư nâng cấp, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.

Các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng đã cung ứng các dịch vụ bưu chính công ích phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, địa phương và nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc, sử dụng dịch vụ bưu chính của Nhân dân trên địa bàn.

Đồng thời, các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng đã phục vụ miễn phí người dân đọc sách, báo, tạp chí điện tử; cung cấp dịch vụ phục vụ truy nhập internet băng rộng để người dân khai thác các thông tin thiết yếu, sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, trên địa bàn tỉnh có 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet gồm: Viễn thông Quảng Trị, Viettel Quảng Trị và Chi nhánh FPT Quảng Trị; có 6 doanh nghiệp viễn thông đang hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm: Viễn thông Quảng Trị (VNPT), Viễn thông Quân đội (Viettel), MobiFone, Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Vietnamobile), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV).

Đến nay, mạng internet băng rộng cố định đã tới trung tâm 125/125 xã, phường, thị trấn về các thôn, bản, khu phố đạt 86%. Tỉ lệ hạ tầng phủ sóng di động theo thôn, bản, khu phố (2G, 3G, 4G) đạt 97,6%, trong đó 3G và 4G đạt 97%. Các doanh nghiệp đang thực hiện lộ trình tắt dần các công nghệ cũ 2G, 3G đối với một số trạm BTS để nâng cấp công nghệ 4G, 5G.

Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) đã được triển khai tại địa chỉ http://truclienthong. quangtri.gov.vn/ihorae, đã chia sẻ và tích hợp với trục liên thông văn bản quốc gia (VDXP); kết nối liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) để chia sẻ các dịch vụ về hộ tịch tư pháp, lý lịch tư pháp, cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp, VNPost, danh mục dùng chung, cấp mã số cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách...

Để giúp người dân sớm tiếp cận với môi trường số, sử dụng các nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số, tỉnh đã thành lập “Tổ công nghệ số cộng đồng” với mục tiêu mỗi thôn/tổ dân phố thành lập một “Tổ công nghệ số cộng đồng”. Toàn tỉnh đã thành lập 115 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã và 715 tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn với tổng số 4.327 thành viên.

Các tổ công nghệ số cộng đồng đang tích cực hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông minh, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công, tham gia thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần giảm nghèo về thông tin.

Trong công tác giảm nghèo về thông tin, hệ thống truyền thanh cơ sở được xem là loại hình thông tin chủ lực, kênh thông tin, tuyên truyền có diện phủ sóng rộng nhất, đưa thông tin trực tiếp và nhanh nhất đến với đông đảo người dân.

Qua đài truyền thanh cơ sở, người dân tiếp cận các thông tin chính thống về kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần quan trọng trong việc ổn định chính trị, quốc phòng- an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.

Với những đặc điểm tối ưu của hệ thống truyền thanh sử dụng công nghệ thông minh IP nhằm rút ngắn về khoảng cách, thúc đẩy nhu cầu thụ hưởng thông tin, tuyên truyền giữa các vùng, khu vực trên địa bàn tỉnh, ngày 30/8/2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 117/NQ-HĐND với tổng mức đầu tư gần 15 tỉ đồng.

Đến nay, 10/10 hệ thống truyền thanh cấp huyện đã được đầu tư lắp đặt, sử dụng công nghệ thông minh IP, chủ động xây dựng các chương trình phát thanh phù hợp với đặc điểm của địa phương mình, phát trên hệ thống loa truyền thanh của cơ sở để tuyên truyền đến đông đảo Nhân dân về công tác giảm nghèo và an sinh xã hội, nhằm nâng cao nhận thức giảm nghèo đối với người nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

Xác định đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo thời gian tới, vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2023-2027 với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel).

Theo đó, Tập đoàn Viettel sẽ hỗ trợ tỉnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, mở rộng vùng băng rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, trong đó ưu tiên phủ sóng 3G/4G đối với các vùng “trắng sóng”, vùng “lõm” sóng tại các thôn, bản trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ, phát triển 5G tại các địa bàn trọng yếu, đủ điều kiện triển khai; hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh giá rẻ cho người dân trên địa bàn tỉnh đảm bảo 100% người dân trưởng thành có điện thoại thông minh, 100% hộ gia đình có điện thoại thông minh và có kết nối internet băng rộng...

Chuyển đổi số đang đi sâu vào cuộc sống và tạo ra những cơ hội mới cho người dân. Việc hỗ trợ người nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp người nghèo, hộ nghèo chủ động hơn trong tiếp cận chính sách, học hỏi kinh nghiệm để vươn lên thoát nghèo bền vững, làm chủ cuộc sống và được tiếp nhận mọi dịch vụ công bằng, bình đẳng theo phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

">

Gắn chuyển đổi số với thực hiện giảm nghèo về thông tin

Nhận định, soi kèo Barcelona vs Betis, 3h00 ngày 16/1: Đang đà hưng phấn

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi chủ trì buổi làm việc chiều ngày 3/10. 

Phần lớn thời gian chương trình làm việc giữa Bộ TT&TT và tỉnh Bình Dương đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi điều hành theo phương thức trao đổi, tháo gỡ dứt điểm từng nội dung công việc liên quan đến lĩnh vực TT&TT mà Bình Dương đang gặp khó khăn, vướng mắc.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi khẳng định, lãnh đạo tỉnh có đủ quyết tâm, tỉnh cũng có điều kiện về đầu tư hạ tầng. Tỉnh ủy Bình Dương chủ trương thành lập một Ban chỉ đạo chung cho cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, Đề án 06, đô thị thông minh và Bí thư Tỉnh ủy được thường trực phân công trực tiếp lãnh đạo.

Là một tỉnh đang phát triển ở top đầu trong vùng, Bình Dương cũng đã triển khai nhiều nội dung công việc về chuyển đổi số, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh... Tuy vậy, địa phương vẫn đang lúng túng trong thực hiện các công việc, không biết nên làm việc gì trước, việc gì sau và khớp nối các công việc thế nào cho hiệu quả.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hướng dẫn chuyển đổi số địa phương sẽ sớm được Bộ ban hành để Bình Dương cũng như các tỉnh khác có thể dựa vào đó thực hiện chuyển đổi số. 

Giải đáp nỗi trăn trở của lãnh đạo Bình Dương, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã giới thiệu dự thảo “Kế hoạch hành động chuyển đổi số địa phương giai đoạn 2023 – 2025” do Bộ TT&TT xây dựng. Tài liệu này được viết đơn giản, dễ hiểu, chỉ ra những công việc cụ thể để chuyển đổi số địa phương từ nay đến năm 2025, trong đó hướng dẫn tỉnh phải làm gì, làm như thế nào và bao giờ xong.

Cam kết chậm nhất là ngày 20/10 Bộ TT&TT sẽ ban hành hướng dẫn chuyển đổi số địa phương, người đứng đầu ngành TT&TT cũng cho biết đây là cách làm mới của Bộ, sẽ được áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác. “Với hướng dẫn chuyển đổi số địa phương, có khoảng 50 – 60 việc, trong đó khoảng 60 -70% việc tỉnh không phải làm, mà được thực hiện từ trung ương và doanh nghiệp. Địa phương chỉ phải làm khoảng 30%”, Bộ trưởng thông tin.

Trong khuôn khổ buổi làm việc, lãnh đạo Bộ TT&TT và các cơ quan tham mưu cũng thảo luận với các đơn vị của tỉnh để tìm ra hướng tháo gỡ, giải quyết một số vấn đề khác của tỉnh như có nên đầu tư xây dựng Khu CNTT tập trung tại Bình Dương và quy mô của khu này thế nào là phù hợp; việc cấp phép đầu tư mạng 5G dùng riêng cho Becamex IDC phục vụ nhà máy thông minh; cách gỡ khó trong chia sẻ dữ liệu từ cơ sở chuyên ngành của Bộ GD&ĐT cho địa phương; hay khó khăn trong đầu tư Trung tâm giám sát an ninh trật tự và an toàn giao thông của địa phương do thiếu tiêu chuẩn camera...

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, hướng dẫn chuyển đổi số địa phương do Bộ TT&TT xây dựng đã giải đáp được băn khoăn của tỉnh về việc phải làm gì, làm thế nào khi chuyển đổi số. 

Qua gần 3 tiếng trao đổi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cho biết, các đơn vị của tỉnh đã ‘vỡ lẽ’ được nhiều điều. Ông đề nghị các đơn vị thời gian tới kết nối chặt chẽ với các cục, vụ của Bộ TT&TT.

Một lần nữa khẳng định quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Bình Dương trong việc xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số và hướng tới hình thành thành phố thông minh để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, ông Nguyễn Văn Lợi bày tỏ mong muốn nhận được sự tham mưu của Bộ TT&TT với vai trò như một ‘kiến trúc sư trưởng’ về CNTT, chuyển đổi số cho tỉnh.

“Buổi làm việc là bài học của chúng ta, cho thấy cần phải gắn kết với Bộ TT&TT. Đặc biệt, các tỉnh đang phát triển như Bình Dương, cần thiết phải có sự giúp sức của Bộ TT&TT”,ông Nguyễn Văn Lợi chia sẻ.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Phạm Đức Long và lãnh đạo một số đơn vị của Bộ TT&TT chụp ảnh lưu niệm với đoàn công tác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương.

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh quan điểm khi có việc thì cần phải giải đến tận cùng. Những buổi làm việc, trao đổi 2 chiều như hôm nay, không chỉ Bộ TT&TT tư vấn, hỗ trợ cho tỉnh giải quyết, tháo gỡ những khó khăn địa phương gặp phải, mà ở chiều ngược lại tỉnh cũng giúp cho các cơ quan, đơn vị của Bộ tốt hơn lên.

“Các cục, vụ của Bộ TT&TT khi trả lời  câu hỏi, vấn đề của địa phương cũng sẽ giỏi lên. Các đơn vị chỉ có thể giỏi lên thông qua những việc cụ thể. Bản chất ở đây là sự giúp đỡ, hỗ trợ 2 chiều”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu quan điểm.

Người đứng đầu ngành TT&TT cũng chia sẻ với tỉnh Bình Dương rằng, những việc thấy khó, nghĩa là không có trong hệ tri thức của mình, vì thế không nên cố nghĩ mà cần nhanh chóng mang đi hỏi ở chỗ có kiến thức hơn. Cùng với đó, trên cơ sở hiểu rõ văn hóa Việt Nam, địa phương nên chú trọng trao đổi qua điện thoại với các cục, vụ để nắm được nhiều thông tin hơn, thay vì chỉ hỏi bằng văn bản.

Nhấn mạnh tinh thần phục vụ, hỗ trợ địa phương của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Bình Dương trong quá trình triển khai công việc, khi gặp vướng mắc, muốn có ý kiến tư vấn, thẩm định thì lúc nào cũng có thể hỏi các đơn vị thuộc Bộ.

Sắp có hướng dẫn cụ thể các địa phương cần làm gì để chuyển đổi sốTrong tháng 9, Bộ TT&TT sẽ ban hành hướng dẫn triển khai chuyển đổi số. Với hướng dẫn này, lãnh đạo các tỉnh, sở TT&TT sẽ biết rõ những việc cần làm, cách làm ra sao và bao giờ xong.">

Bình Dương muốn Bộ TT&TT làm ‘kiến trúc sư trưởng’ về chuyển đổi số cho tỉnh

Theo Cục An toàn thông tin, việc thiếu các kỹ năng, kiến thức để tự bảo vệ mình khiến cho rủi ro trên mạng của trẻ ngày càng gia tăng.

Đại diện Cục An toàn thông tin cũng chỉ ra 5 nguy cơ, mối đe dọa lớn cho trẻ em trên không gian mạng, đó là: Tiếp cận với những nội dung độc hại làm lệch lạc suy nghĩ, lối sống, sự phát triển; bị phát tán thông tin riêng tư, thông tin cá nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của trẻ; bị bắt nạt trực tuyến dưới nhiều hình thức khác nhau; sử dụng quá mức và rơi vào tình trạng nghiện Internet; bị lôi kéo, dụ dỗ, quấy rối, lừa đảo, dọa nạt, tống tiền, ép tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật...

Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng, ông Ngô Tuấn Anh điều hành phiên tọa đàm về bảo vệ trẻ em ngày 27/9. 

Trao đổi tại tọa đàm “Hỗ trợ trẻ em phòng tránh bị lừa đảo, bắt nạt trên môi trường mạng và nghiện Internet”diễn ra trong khuôn khổ sự kiện ra mắt Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch VNISA nhận xét: Điện thoại, máy tính, máy tính bảng hay smartTV đang được trẻ em Việt Nam sử dụng với tần suất ngày càng nhiều hơn. 

Khảo sát của UNICEF năm 2022 cho thấy, 82% trẻ em Việt Nam từ 12 – 13 tuổi sử dụng Internet hàng ngày, con số này ở lứa tuổi 14 – 15 là 93%.

Theo Bộ LĐTB&XH, thời gian trẻ em Việt Nam sử dụng mạng xã hội từ 5-7 giờ mỗi ngày. “Việc trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian trên Internet, bên cạnh những mặt tích cực thì sự “quá gắn bó” Internet cũng đang mang lại nhiều hệ lụy cho các em”,ông Ngô Tuấn Anh nhận xét.

Ông Đỗ Dương Hiển, phụ trách dự án Trẻ em, Tổ chức Childfund Việt Nam trao đổi tại tọa đàm. 

Theo ông Đỗ Dương Hiển, phụ trách dự án Trẻ em, Tổ chức Childfund Việt Nam, độ tuổi sử dụng Internet và mạng xã hội của trẻ em Việt Nam đang càng ngày càng nhỏ hơn. Nhiều cha mẹ đang dùng mạng xã hội, clip YouTube như 1 phần thưởng dành cho con. Mặt khác, hiện nay các thiết bị để trẻ tiếp cận Internet ngày càng nhiều hơn, không chỉ là điện thoại thông minh. Đây cũng là thách thức với các tổ chức làm công tác bảo vệ trẻ em.

Những dấu hiệu của trẻ nghiện Internet

Trả lời câu hỏi đâu là những dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ đã trở nên nghiện Internet, ông Đỗ Dương Hiển cho hay, hiện nay chưa có khái niệm chuẩn về nghiện Internet và nội dung số. Tuy nhiên, từ năm 2006, một nhà nghiên cứu của Mỹ đã đưa ra một số chỉ báo chung về tình trạng này, cụ thể như: Luôn quan tâm, nghĩ tới việc mình sẽ vào mạng làm gì, hôm qua xem gì và lát nữa xem gì; nhu cầu sử dụng Internet càng ngày càng tăng; có các phản ứng khi không được sử dụng Internet; thể hiện tâm trạng bồn chồn khi không có mạng Internet; và có dấu hiệu trầm cảm, ủ rũ khi không được sử dụng Internet.

“Để có thể đánh giá trẻ có nghiện Internet hay không còn cần thêm nhiều tiêu chí khác nhưng những dấu hiệu trên có thể coi là những chỉ báo có thể sử dụng để nhận biết con mình hay chính bản thân mình đang sử dụng quá nhiều và có thể đang bị nghiện Internet”, ông Đỗ Dương Hiển nêu quan điểm.

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em nhận định: Vấn đề bảo vệ trẻ em trên mạng hiện đang đặt ra rất nhiều thách thức. 

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH cho hay, có thể khẳng định trẻ em Việt Nam cũng có các vấn đề liên quan tới nghiện Internet nhưng số liệu cụ thể là bao nhiêu thì thực tế chúng ta chưa có các công bố chính thức.

Với nhóm trẻ em nghiện Internet, theo đại diện Cục Trẻ em, qua phân tích các ca cụ thể cho thấy, nếu không may trẻ bị nghiện thì việc hỗ trợ các em đang rất khó khăn, bởi nó liên quan tới nhân lực, thời gian, cũng như việc các em có thể giảm sự phụ thuộc vào việc sử dụng Internet và mạng xã hội hay không. Vì thế, các gia đình cần tăng cường phòng ngừa để trẻ không bị rơi vào tình trạng nghiện Internet.

Chia sẻ về các chính sách cũng như chức năng, tiện ích của nền tảng TikTok để đảm bảo an toàn cho người dùng trẻ em, song ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc chính sách TikTok Việt Nam nhấn mạnh đến trách nhiệm của người lớn: “Câu chuyện ở đây là trách nhiệm của người lớn với trẻ em không chỉ trên môi trường Internet mà trong cuộc sống, đó là trách nhiệm giám hộ”.

Nhấn mạnh vai trò hỗ trợ của các giải pháp công nghệ, ông Hồ Trọng Đạt, Phó Giám đốc Trung tâm An toàn thông tin, Công ty VNPT-IT cho biết, đơn vị đang cùng SafeGate phát triển giải pháp giúp bố mẹ và các gia đình kiểm soát hành vi của trẻ nhỏ trên mạng. Giải pháp công nghệ này sẽ sớm được cung cấp tới 24 triệu hộ gia đình.

Lừa đảo trực tuyến chuyển hướng nhắm tới người cao tuổi, trẻ emTrong các tháng đầu năm nay, các nhóm người dùng bị lừa đảo trực tuyến đang có sự dịch chuyển mạnh sang đối tượng là người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, người lao động thu nhập thấp và họ chủ yếu bị lừa đảo tài chính.">

‘Hỗ trợ trẻ em cai nghiện Internet vô cùng khó khăn’

Sách nuôi dưỡng cảm xúc và trí tuệ

Theo Thiên Minh, đọc sách mang lại cảm giác hạnh phúc đặc biệt, giúp anh tách mình khỏi thế giới xung quanh và có những giây phút riêng tư. Một niềm vui của "anh tài" là tìm nơi yên tĩnh để nghiền ngẫm kiến thức trong từng trang sách.

Ban đầu, do công việc nhiếp ảnh đòi hỏi di chuyển và thực hành nhiều, Thiên Minh ít có thời gian đọc sách. Tuy nhiên, khi đi sâu vào sáng tạo nghệ thuật, anh tìm đến sách để kích thích trí tưởng tượng, giúp suy nghĩ sâu sắc và phát triển khả năng sáng tạo.

Anh tai Thien Minh anh 1

Đọc sách giúp Thiên Minh sáng tạo hơn trong công việc.

Năm qua, Thiên Minh đọc nhiều sách thiền, đặc biệt của thiền sư Thích Nhất Hạnh, để khám phá giá trị của tâm thức. Anh nhận ra rằng điều quan trọng nhất là nuôi dưỡng tâm hồn và xây dựng thế giới nội tâm sâu sắc.

Sách của thiền sư cũng là nguồn cảm hứng lớn của Thiên Minh khi thực hiện triển lãm Hoa mắt giữa năm ngoái. Triết lý sống không diệt, không sinh, không sợ hãi, sự luân chuyển của vạn vật... ảnh hưởng sâu sắc đến cách anh nhìn nhận thế giới. Anh học được cách cảm nhận vẻ đẹp từ mọi thứ, kể cả trong mất mát, tàn phai.

Trước đây, Thiên Minh dễ xúc động, nóng tính. Nhờ việc đọc sách, thực hành chánh niệm, anh điềm tĩnh, nhìn nhận mọi việc từ nhiều góc độ. Anh học được cách "sống trong hiện tại", tập trung trọn vẹn vào những gì mình đang làm.

Sách cũng giúp Thiên Minh "hòa giải" với tổn thương quá khứ và nuôi dưỡng "đứa trẻ bên trong". Anh nhận ra ai cũng có một "đứa trẻ" cần yêu thương và chăm sóc. Anh trân quý "đứa trẻ" này và nhìn cuộc sống bằng đôi mắt hồn nhiên, trong trẻo dù đã trưởng thành.

Thiên Minh tìm đến triết lý Phật giáo từ thói quen đi chùa từ thời thơ ấu. Khi còn là sinh viên, anh tìm bình yên ở chùa trong lúc khó khăn. Tham gia khóa tu tại làng Mai (Thái Lan), anh nhận thấy vẻ đẹp giản dị nhưng sâu sắc trong triết lý sống của thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Theo Thiên Minh, cuốn sách hay cần đến đúng thời điểm và phải phù hợp với nhu cầu của người đọc. Anh không giới thiệu sách yêu thích cho người khác vì mỗi người có trải nghiệm và sở thích riêng. Thay vào đó, anh khuyến khích tìm những cuốn sách phù hợp và đọc một cách say mê.

Thiên Minh cho rằng, đọc sách ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại, nơi mọi thứ diễn ra nhanh chóng. Sách giúp ta chậm lại, suy ngẫm sâu sắc hơn và nuôi dưỡng cảm xúc, trí tuệ - những điều công nghệ không thể thay thế. Anh tin rằng văn hóa đọc cần duy trì và phát triển, đặc biệt trong thời đại số hóa.

Từng xấu hổ, che giấu quá khứ nổi tiếng

Sau gần 15 năm vắng bóng, Thiên Minh trở lại sân khấu với Anh trai vượt ngàn chông gaiđầy xúc động và thăng hoa. Tiếng hò reo và ánh đèn sân khấu khiến anh có cảm giác như trở lại "nơi mình từng thuộc về". Tham gia chương trình là thử thách lớn với lịch trình dày đặc và thời gian chuẩn bị gấp rút, đòi hỏi nỗ lực lớn từ anh.

Thiên Minh nhận thấy mình đã thay đổi, trở nên cởi mở và sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, không còn là người rụt rè, sống khép kín. Sau chương trình, anh sẽ tiếp tục công việc là nhiếp ảnh gia với cảm xúc sâu sắc và những tác phẩm ý nghĩa hơn.

Thiên Minh tự hào về bản thân năm 17 tuổi, khi can đảm và kiên định theo đuổi nghệ thuật từ quê lên TPHCM. Anh may mắn vì thành công đến sớm và vẫn tự hỏi tại sao khán giả nhớ đến mình dù không nổi bật so với đồng nghiệp cùng thế hệ như: Wanbi Tuấn Anh, Ông Cao Thắng hay Ngô Kiến Huy.

Thiên Minh thừa nhận sự nghiệp nghệ thuật chỉ kéo dài 3 năm trước khi sang Mỹ du học năm 2010. Trong 14 năm rời showbiz, anh tránh nhắc đến quá khứ ca sĩ, diễn viên vì cảm thấy xấu hổ, nhưng đam mê nghệ thuật chưa bao giờ mất đi.

Thiên Minh thừa nhận từ bỏ hào quang do lo ngại bị đào thải. Trong 3 năm làm ca sĩ, diễn viên, VJ, anh cảm thấy sự nghiệp quá "trơn tru" và đã bỏ lỡ những bài học cuộc sống. Anh muốn quay lại từ đầu, trải nghiệm những khó khăn để trưởng thành hơn. Anh quyết định du học Mỹ với sự ủng hộ của mẹ và trải qua 5 năm đầy thử thách, anh thấy đây là giai đoạn "cuộc sống thật" bắt đầu, mỗi bước đi là một bài học.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

">

Thiên Minh: Sách thiền giúp tôi 'hòa giải' với tổn thương quá khứ

友情链接