当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Botosani vs Gloria Buzau, 22h00 ngày 20/9: Miếng mồi ngon 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Shenzhen Peng City vs Yunnan Yukun, 19h00 ngày 28/3: Kèo dài mạch thắng lợi
Tôi có cô bạn, còn hơn 1 năm nữa mới tổ chức đám cưới mà đã đăng ký kết hôn. Đăng ký xong vẫn ai về nhà nấy, đợi sau ngày cưới mới về chung nhà. Cô nàng bảo như thế mới “chắc ăn” vì chàng hay đi công tác, nay Quảng Ninh, mai Thanh Hóa.
Thế rồi đùng một cái, nửa năm sau, chàng làm một cô ở Quảng Ninh có bầu, bắt cưới. Và rồi tuy chưa tổ chức đám cưới nhưng cô bạn mình vẫn phải đi làm thủ tục ly hôn. Vậy nên giờ mang tiếng “một đời chồng”, dù trên thực tế chưa sống với nhau được ngày nào.
![]() |
Chưa làm giấy hôn thú, tôi có cảm giác cuộc sống lúc nào cũng tươi mới như sống với người tình. Ảnh minh họa: Internet |
Một cô bạn khác của tôi, cưới hơn một năm, đến khi sắp lên bàn đẻ mới đi đăng ký kết hôn để làm giấy khai sinh cho con. Nửa năm sau phát hiện chồng có bố nhí ở ngoài, cô nàng quyết định làm mẹ đơn thân. Đòi ly hôn nhưng chồng không chịu, gửi đơn lên tòa án năm lần bảy lượt gọi chồng lên vẫn không chịu ký. Mấy lần gặp, nàng vẫn thở dài thườn thượt “ước gì tao chưa đăng ký kết hôn”.
Vợ chồng tôi, đã tổ chức đám cưới và sống với nhau hơn 5 năm rồi vẫn chưa biết mặt mũi tờ đăng ký kết hôn là như thế nào. Bố mẹ hai bên và mọi người biết chuyện vẫn giục, nên đăng ký và phải đăng ký, như thế mới “chắc ăn”, đặc biệt là phụ nữ thì lại càng nên quan tâm đến tờ giấy đó. Nhỡ có chuyện gì xảy ra thì mình mới được pháp luật bảo vệ, ly hôn được chia tài sản,…rất nhiều thứ.
Tôi thấy không có tờ giấy ấy lại sống thoải mái và hạnh phúc hơn. Chúng tôi vẫn yêu thương nhau, vẫn sống trách nhiệm với nhau và đặc biệt là cảm giác lúc nào cũng tươi mới như người tình. Tôi luôn quan niệm, vợ chồng sống với nhau là vì tình cảm, trân trọng nhau chứ hết yêu, hết thương rồi thì một tờ giấy có nghĩa lý gì đâu. Muốn kết thúc lại phải ra tòa làm thủ tục, vừa lằng nhằng vừa mệt người ra.
Đúng là nhìn theo một khía cạnh khác thì tờ giấy hôn thú rất quan trọng, để được làm vợ “hợp pháp” và đảm bảo quyền lợi. Nhưng một khi con người ta đã hết yêu rồi thì một, chứ một trăm tờ giấy đăng ký cũng chẳng ràng buộc nhau được. Cuối cùng vẫn chỉ là một tờ giấy.
Độc giả Hà Phương
Bạn nghĩ gì về quan điểm trên? Mời bạn gửi ý kiến theo mẫu phản hồi dưới đây hoặc email: doisong@vietnamnet.vn Xin chân thành cám ơn! |
Là nhân viên phòng kĩ thuật tại một công ty may, nhưng do cuối năm kinh tế khó khăn, công ty nhận được ít đơn hàng nên anh Nguyễn Thành Chung 32 tuổi (Phố Nối – Hưng Yên) nằm trong diện cắt giảm nhân sự, buộc phải thôi việc.
Trở thành người thất nghiệp khi chỉ còn 3 tháng nữa là Tết, anh Chung lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Vì ở nhà, anh Chung không chỉ là lao động chính mà còn là trưởng nam trong đại gia đình. Cho nên mọi việc lớn nhỏ đều một tay anh phải lo liệu.
Thế nên, mặc dù đang rất sốc với quyết định buộc thôi việc nhưng anh không cho phép mình được chán nản và buông xuôi. Vì vậy, đêm nào anh cũng trăn trở, suy nghĩ nát óc để tìm ra hướng kiếm tiền. May sao, sau đó, anh nghĩ ra ông chú họ đang có tiệm sửa xe máy rất đông khách ở khu trung tâm thành phố.
Vì thế, anh đến xin làm phụ việc cho chú. Thế nhưng, làm việc được hơn một tháng, anh mới biết lương của mình chỉ được gần 2 triệu/tháng, nên tính đi tính lại tổng thu nhập của 2 vợ chồng anh cũng chỉ được vẻn vẹn 5 triệu/tháng. Trong khi đó, có hàng trăm thứ phải tiêu như tiền thuê nhà, tiền ăn uống hàng ngày, tiền học hành con cái, tiền hiếu hỉ… rồi tiền lo cho cái Tết sắp tới. Vì vậy, lại thêm một lần nữa anh phải vắt óc để tìm phương pháp kiếm tiền khác.
Sau một hồi suy đi tính lại, anh Chung nhận thấy trước cửa khu trọ nhà mình có khoảng sân rộng, lại gần mặt đường của khu đông dân cư sinh sống. Vì vậy, anh nghĩ, anh sẽ dùng lợi thế địa điểm đó làm tiệm sửa xe của mình.
Nghĩ là làm, nên chỉ vài ngày sau đó, anh đã bắt đầu sự nghiệp của một ông chủ với số vốn eo hẹp chưa đầy 2 triệu đồng.
![]() |
Sau khoảng thời gian khó khăn vì bất ngờ bị cho nghỉ việc, anh Chung cũng tìm được một cách kiếm tiền cho mình |
Sau khi mở tiệm, mỗi lần có khách đến, anh đều làm việc một cách cẩn thận nhiệt tình nhưng lại lấy giá rất rẻ. Các tiệm khác rửa xe máy mỗi lần là 20 nghìn đồng, nhưng anh chỉ lấy của khách 15 nghìn đồng. Còn đâu anh cũng thay săm lốp, vá xe và thay dầu, nhưng cũng lấy tiền công khá ít. Rồi khi có khách “alo” cứu viện vì bị hỏng xe giữa đường, hay có người gọi cửa từ sáng sớm, anh cũng không nề hà mà nhận việc một cách niềm nở.
Vì thế, tuy mới mở tiệm được hơn 1 tháng, nhưng bước đầu, anh đã có lượng khách ổn định, đủ để kiếm tiền trang trải cho những chi tiêu hàng ngày, và tạm thở phào nhẹ nhõm với nỗi lo cơm áo gạo tiền.
Tuy nhiên, mỗi lần nghĩ lại khoảng thời gian bị thôi việc anh vẫn thấy rùng mình. Anh bảo: “Đó là khoảng thời gian khủng khiếp nhất. Bởi không biết mình sẽ làm gì trong thời điểm khó khăn này. Nhưng cũng may tôi lại tìm ra được công việc này. Tạm cho là nó ổn định. Vì nếu cứ đà này, 1 tháng tôi cũng được khoảng 4-5 triệu . Cuối năm nữa, chắc nhu cầu tân trang xe cao, tôi nghĩ mình sẽ được hơn như thế. Chi tiêu tính toán kĩ là có chút để ra tiêu tết rồi”.
Câu chuyện đang say sưa thì một vị khách gọi anh ra rửa xe. Anh cười tươi chào khách rồi tất tưởi dắt xe lên bệ, rửa xe một cách rất tỉ mỉ. Anh bảo, bây giờ niềm vui mỗi ngày của anh là được làm bạn với xe cộ, với luyn dầu và với bàn tay nhợt nhạt sũng nước vì rửa xe...
Minh Minh
" alt="Bị sa thải trước Tết, nhân viên choáng váng nghĩ cách mưu sinh"/>Bị sa thải trước Tết, nhân viên choáng váng nghĩ cách mưu sinh
Nhận định, soi kèo MOIK Baku vs Difai Agsu, 18h30 ngày 27/3: Gia cố thứ hạng
Cao Bằng chuẩn bị đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO
Đẹp nao lòng hình ảnh các di sản vật thể ở Việt Nam
Vẻ đẹp văn hoá phi vật thể của Việt Nam dưới góc nhìn nhiếp ảnh
BQL Phố cổ Hà Nội sẽ phối hợp cùng các tổ chức - cá nhân, tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 với chủ đề “Nét xưa”. Thời gian khai mạc vào 19h30 ngày 23/11 tại TT Giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội.
Vào hồi 14h ngày 18/11 tại địa điểm này sẽ diễn ra sự kiện tọa đàm và trình diễn nghệ thuật Hát Xẩm. Sự kiện này hội tụ các CLB Hát Xẩm đến từ các địa phương: Hà Nội, Ninh Bình, Hải phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa... Có sự tham dự của các nghệ sỹ, nghệ nhân gạo cội của nghệ thuật hát Xẩm.
Tại sự kiện này, lịch sử phát triển nghệ thuật hát xẩm, những đặc điểm của nghệ thuật hát xẩm, những vấn đề về bảo tồn nghệ thuật hát xẩm sẽ được các nghệ sĩ, nghệ nhân, các nhà nghiên cứu và công chúng cùng trao đổi. Nhiều bài hát xẩm đặc sắc sẽ được biểu diễn tại chương trình này.
![]() |
Lịch sử phát triển nghệ thuật hát xẩm, những đặc điểm của nghệ thuật hát xẩm, những vấn đề về bảo tồn nghệ thuật hát xẩm sẽ được các nghệ sĩ, nghệ nhân, các nhà nghiên cứu và công chúng cùng trao đổi tại TT giao lưu văn hoá Phố Cổ. |
Trong khuôn khổ sự kiện, từ ngày 23/11 đến 2/12 sẽ có phần giới thiệu, trình diễn trang phục áo dài và giao lưu âm nhạc truyền thống giữa hai miền Bắc – Trung với chủ đề: “Hương sắc Cố đô”.
Từ ngày 23/11 - 2/12, tại tầng 1 - Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội còn có trưng bày hiện vật giới thiệu về mỹ thuật Huế, y phục xưa, một số hiện vật cổ có những nét đặc trưng và phong cách Huế và nhạc cụ Cung đình Huế, Nhạc khí Nhã nhạc Cung đình Huế.
Ngày 23/11, tại tuyến phố đi bộ Đào Duy Từ sẽ giới thiệu trình diễn giao lưu trang phục áo dài và âm nhạc truyền thống hai miền Bắc – Trung.
Ngày 24/11, tại tầng 3 - Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội sẽ diễn ra chương trình đặc biệt chào mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam với chủ đề “Ai vô xứ Huế, Ai ra Bắc thành”.
Xứ Huế và Bắc Thành là hai trung tâm văn hóa của Việt Nam với những nền âm nhạc đặc trưng tiêu biểu. Huế là đất đế kinh của vương triều nhà Nguyễn, Bắc thành là tên gọi của đất Thăng Long, Đông Đô được đặt ra bởi Gia Long Hoàng Đế vào đầu thế kỷ 19. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Bắc thành với sự kế thừa văn hóa của Thăng Long – Đông Đô có vốn cổ âm nhạc đa dạng với các lối hát cửa đình, hát tuồng bắc, hát chèo, hát chầu văn và hát xẩm.
Buổi trình diễn âm nhạc của hai miền đất văn hiến mang tựa đề “Ai vô xứ Huế, ai ra Bắc thành” là một món quà ý nghĩa nhân kỷ niệm 14 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam và cũng là 15 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, nhằm giới thiệu tới khán giả Việt Nam và quốc tế những giá trị tinh hoa trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Câu chuyện âm nhạc của xứ Huế và Bắc thành sẽ được thể hiện bởi những bậc thầy ca nhạc hai miền: giọng ca Huế trữ tình, quyền quý của nghệ nhân Thanh Tâm cùng hòa quyện với giọng ca Bắc của NSND Thanh Hoài, tiếng hồ xẩm ấm áp của NSND Xuân Hoạch cùng vang vọng với giọng nhị Huế trầm tư của nghệ nhân Trần Thảo…
Các nghệ sĩ, nghệ nhân cổ nhạc nguyên gốc xứ Huế đến từ câu lạc bộ Nhã nhạc và ca Huế Phú Xuân, phần nhạc cổ đồng bằng Bắc Bộ sẽ được thể hiện bởi các nghệ sĩ, nghệ nhân của nhóm Đông Kinh cổ nhạc như: NSND Mẫn Thu, NSND Minh Gái, NSƯT Kiều Oanh, NSND Xuân Hoạch, NSND Thanh Hoài, NSND Mạnh Phóng, NSƯT Thúy Ngần, NSƯT Kim Liên với các bài tuồng bắc, ca trù, xẩm, chèo cổ, chầu văn.
Tọa đàm “Tục thờ Tổ nghề ở Việt Nam dưới góc nhìn đạo Hiếu” và triển lãm ảnh một số nghề truyền thống gắn với các Đình tổ Nghề trong khu phố cổ Hà Nội. Thời gian diễn ra tọa đàm vào 9h ngày 24/11 tại Đình Kim Ngân – 42 Hàng Bạc, Hà Nội.
Nhân dịp này, BQL Phố cổ Hà Nội phối hợp với nhà nghiên cứu trà Cao Sơn tổ chức hoạt động văn hóa với chủ đề: “Nét nhạc thanh trong lòng phố thị” giới thiệu tới du khách về các thú chơi tao nhã của người Hà Nội: thú chơi cây cảnh, thú chơi chim, văn hóa trà Việt. Thời gian từ ngày 23/11 đến 25/11tại Ngôi nhà di sản - 87 Mã Mây, Hà Nội.
Tình Lê
" alt="Hà Nội tổ chức loạt sự kiện văn hoá hướng tới Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam"/>Hà Nội tổ chức loạt sự kiện văn hoá hướng tới Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam
![]() |
Nguồn ảnh FBK14 |
Nhìn những kiểu cánh ăn mặc cũn cỡn, khoe da khoe thịt của những cô gái đó liệu có đẹp chăng? Một trào lưu về văn hóa ăn mặc phản cảm của giới trẻ hiện nay theo xu hướng 'mát mẻ' và quá 'thoáng' đang là vấn đề khiến dư luận bức xúc.
P.V (TH)
" alt="Phản cảm trào lưu 'Cưỡi xe đạp điện khoe hàng'"/>Anh Nguyễn Duy Bảo Châu kể lại câu chuyện cho chúng tôi nghe. |
Kể về mối tình học trò tinh khôi, Nguyễn Duy Bảo Châu nói: "Khi còn là cậu học sinh trường làng, mỗi lần đi học phải đi đò qua sông. Lần đó, trên một chuyến đò, tôi đã gặp người con gái tên H. là nữ sinh trường THPT Bao Vinh với nụ cười hiền và đôi mắt long lanh. Những tình cảm đẹp đó cứ lớn dần theo năm tháng và ngày nào tôi cũng đợi H. để đi chung trên một chuyến đò qua sông Tiên Nộn tới trường. Những tháng năm học phổ thông, hình ảnh người con gái đó đã khắc sâu vào tâm trí tôi và tôi đã yêu H. lúc nào cũng không hay...".
Tình yêu đẹp như truyện cổ tích Chia tay Bảo Châu, chúng tôi ra về, trời đã nhá nhem tối, đi dọc bờ sông Tiên Nộn, những chuyến đò đang chầm chậm qua sông. Chúng tôi như đang ngược dòng thời gian để trở về mối tình học trò của chàng trai gặp người con gái tại bến đò tình yêu này. Chắc ở nơi chín suối, người con gái đang mỉm cười mãn nguyện với một tình yêu như trong truyện cổ tích. |
Đi khám rồi nhập viện. Bác sĩ cho biết, H. bị bệnh nhược cơ, một bệnh hiếm gặp và rất ít khi xảy ra với những người trẻ. Nhớ lại cuộc đối thoại với bác sĩ trong hành lang bệnh viện, Nguyễn Duy Bảo Châu vẫn còn rùng mình: "Bác sĩ đã gặp tôi và cho biết H. không thể qua khỏi cơn nguy kịch, gia đình phải chuẩn bị tâm lý. Những ngày cuối đời, nếu làm cho cô ấy thoải mái về tinh thần đó là liều thuốc cuối cùng để kéo dài sự sống. Hơi thở của cô ấy ngày một yếu ớt nhưng thấy tôi an ủi, cô ấy thấy bình an hơn. Nhưng rồi ngày định mệnh đã đến, hôm đó H. nắm chặt tay tôi như muốn nói điều gì. Nhưng hết thời gian thăm bệnh nhân, tôi phải ra ngoài. Chỉ vài phút sau, bác sĩ nói cô ấy đã mất. Tôi choáng váng và đau đớn vô cùng. Lúc cô ấy cần tôi nhất, tôi lại không thể ôm H. vào lòng...".
Nói chuyện với người đã mất
Đã hơn bốn năm kể từ ngày H. ra đi, nhưng người dân thôn Tiên Nộn đã quen thuộc hình ảnh cứ xế chiều Bảo Châu lại ra đồng trò chuyện với người vợ đã mất. Nỗi đau ngày H. mất cứ hiện về trong mỗi giấc mơ của người đàn ông trẻ này. "Cứ chiều chiều, em lại thấy anh Châu ra mộ của chị H. nói chuyện. Anh ấy thương chị H. lắm, cả làng ai cũng biết, ngày cưới nhau chị H. đã yếu lắm, anh Châu phải cõng chị ấy. Rồi vài tháng sau đó, em lại thấy anh ấy bồng chị ấy từ trên xe taxi về, lúc đó chị ấy từ bệnh viện trở về. Và từ đó đến nay, ngày nào anh ấy cũng ra ngoài đồng thăm chị...", em Nguyễn Thị Thủy, người cùng thôn kể.
Bảo Châu kể: "Hằng đêm, tôi không thể nào chợp mắt được, hình ảnh của cô ấy cứ hiện về. Tôi không dám nhắm mắt lại, vì lúc đó tôi lại quay trở lại những hình ảnh H. trong bệnh viện, trong đám tang. Cũng muốn quên đi để sống nhưng có lẽ tôi không thể yêu ai hơn cô ấy. Đã nhiều năm trôi qua, cũng có những người con gái đến với tôi nhưng trái tim tôi chưa sẵn sàng…".
Đám tang và đám cưới của H. diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, làm cả dân làng mỗi khi nhắc về câu chuyện buồn của hai người đều xót thương. Một người dân trong thôn cho chúng tôi biết: "Biết H. không sống được nhiều, nhưng thằng Châu vẫn quyết tâm cưới. Cứ nghĩ là con bé sống được dăm ba năm gì đó, ai ngờ mới về nhà mẹ chồng làm dâu được ba ngày thì mất. Lúc còn sống, H. dễ thương lắm. Nhưng số phận nó cay đắng quá!".
Cuộc chiến giữa sự sống và cái chết của H. cũng giống như cuộc chiến của Châu đấu tranh để được cưới H. về làm vợ. Họ đã cố gắng làm thay đổi định mệnh oan nghiệt đó, dù chỉ ở bên nhau với danh nghĩa vợ chồng vỏn vẹn ba ngày. Nhưng Nguyễn Duy Bảo Châu chưa một lần hối hận với những quyết định của mình: "Ngày cô ấy gần đi, cô ấy cứ chảy nước mắt mãi. Nhìn vợ, tôi thấy đau lòng, nhưng cô ấy an ủi tôi: "Được làm vợ anh một ngày, em có không còn ở trên thế giới này cũng không hối tiếc. Đó là những hạnh phúc của cuộc đời em...".
Từ ngày H. phát hiện ra bệnh, một mình Châu lo lắng chạy thuốc thang cho người yêu. Hơn ba năm giấu hai bên gia đình về bệnh tật của H., những toa thuốc và số tiền chi trả cho bệnh viện được bà Thiệp phát hiện. Bà Thiệp buồn bao nhiêu thì thương cho con trai bấy nhiêu. "Hôm đó, tôi tìm đồ trong tủ mới thấy đống giấy tờ. Đọc ra mới biết là giấy trả nợ viện phí, mắt tôi tối rầm lại khi đọc đến tờ viện phí thứ 3. Hóa ra, ngày nào, thằng H. cũng phải đóng 2 - 3 triệu đồng tiền thuốc. Ba năm rồi, nó giấu tôi, biết ra rồi thì đã đổ nợ. Vậy mà, con H. vẫn không qua khỏi...". Nỗi đau của người mẹ nhìn đứa con trai mới lớn ngập chìm trong dằn vặt đau đớn khi con dâu qua đời, bà Thiệp như đứt từng khúc ruột: "Nhớ lại những ngày đó thật khủng khiếp. Gia đình tôi đã có lúc không có hạt cơm nào ăn vì phải lo tiền thuốc cho con dâu. Biết là con H. không qua khỏi, nhưng tôi vẫn cứ hy vọng…".
Cũng vì quá thương H., nên khi H. sắp rời xa thế giới này, Bảo Châu muốn cô ấy được hạnh phúc, xin hai bên gia đình cưới H. Nhưng bố của anh đã quyết liệt phản đối và nói: "Nếu mi mà lấy nó là tau sẽ từ mẹ con mi". Nói là làm, bố của Châu đi trả lễ bên họ gái. Còn bà Thiệp sợ con trai trong lúc rối trí làm liều nên bà đã cắn răng âm thầm đi hỏi vợ cho con. Còn Bảo Châu với quyết tâm: "Cô ấy còn sống một ngày, một giờ, tôi vẫn cưới. Chúng tôi chỉ có một ngày trăng mật ở suối nước nóng Tân Mỹ, nhưng đó là giây phút ý nghĩa nhất cuộc đời mình…"!.
Ngưỡng mộ chuyện tình hiếm có Đại diện UBND xã Phú Mậu (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết: "Lãnh đạo xã biết rất rõ hoàn cảnh éo le của chị H. và tình yêu mãnh liệt, vượt qua mọi rào cản của Nguyễn Duy Bảo Châu. Tuy nhiên, mối tình cảm động của họ phải đứt gánh giữa chừng do chị H. mắc bệnh nặng. Giờ đây, câu chuyện tình của họ được nhiều người dân trong xã biết đến và hết sức ngưỡng mộ…". |