Nhận định, soi kèo KuPS vs Ekenas, 19h00 ngày 26/05


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Gamba Osaka vs Machida Zelvia, 17h00 ngày 2/4: 3 điểm xa nhà -
Bi kịch thiên tài công nghệ từng sở hữu khối tài sản 200 tỷ, phá sản ở tuổi 3520 tuổi, Mao Khản Khản là một trong 'Tứ đại gia IT Bắc Kinh'. Ảnh: Sohu Ở tuổi 14, những bài báo về máy tính của Khản Khản được đưa vàoPhần mềm phổ biếnđể sử dụng. Ngay cả Popular Softwarecũng công nhận, điều này khẳng định những thứ anh viết ra là đúng. Sau đó, Khản Khản dành nhiều thời gian để nghiên cứu máy tính với hy vọng tạo ra con đường riêng.
Trong khi bạn bè đang học từng bước, Khản Khản lại có niềm đam mê đặc biệt với khoa học máy tính. Bước sang tuổi 15, Khản Khản đăng ký làm người điều hành diễn đàn BBS để mở rộng kiến thức. Ngoài ra, anh còn cùng bạn bè đến Bắc Kinh tham gia các cuộc thi máy tính và giành giải vô địch.
Nhận thấy tài năng của con trai, bố mẹ Khản Khản ủng hộ nhưng vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học. Thời điểm đó, Khản Khản tập trung nghiên cứu máy tính, nên điểm kiểm tra trên lớp kém không đủ điều kiện thi đại học.
Khi biết tin bố mẹ khuyên Khản Khản: "Việc học rất quan trọng, con hãy cất máy tính và không sử dụng cho đến khi đỗ đại học". Sau nhiều lần thuyết phục, bố mẹ không thay đổi được ý định của Khản Khản, nên phải làm thủ tục cho anh bỏ học ở tuổi 17.
Bỏ học để khởi nghiệp, 23 tuổi khối tài sản 200 tỷ
Rời ghế nhà trường, Khản Khản có chứng chỉ máy tính của Microsoft và Cisco. Do đó, anh tìm được việc làm tại một trang web địa phương với mức lương 3.600 NDT/tháng (hơn 12 triệu đồng). So với thu nhập trung bình, lương Khản Khản được trả ở tuổi 17 tương đối cao. Có được điều này là nhờ vào sự thông thạo công nghệ máy tính của anh.
Về sau công việc lặp lại hàng ngày, Khản Khản mất đi niềm vui ban đầu khi học máy tính. Anh nhận ra: "Làm việc bán thời gian luôn theo nhịp sống của người khác, anh giống cỗ máy không nhận ra giá trị bản thân".
Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, ở tuổi 21, anh tìm ra hướng kinh doanh. Năm 2004, Khản Khản khởi nghiệp thành lập công ty Majoy, tập trung vào trò chơi kỹ thuật số ngoại tuyến. Lúc này, trò chơi ngoại tuyến chưa xuất hiện nhiều, nên ngay khi ra mắt nó được giới trẻ yêu thích.
Thiên tài công nghệ trẻ sở hữu khối tài sản 60 triệu NDT (200 tỷ) ở tuổi 23. Ảnh: Sohu Ngành công nghiệp game ở Trung Quốc lúc đó thay đổi nhanh chóng nhưng Khản Khản vẫn duy trì được lợi nhuận trong vài năm. Ở tuổi 23, anh trở thành tỷ phú trẻ với khối tài sản 60 triệu NDT (200 tỷ đồng).
Khản Khản trở nên nổi tiếng vì còn trẻ và đầy triển vọng, đồng thời giành được danh hiệu 'Tứ đại gia IT Bắc Kinh' cùng với Lý Tưởng, Đới Chí Khang và Cao Nhiên. Họ có điểm chung đều đến từ Bắc Kinh, yêu thích công nghệ và mới ngoài 20, trong đó người trẻ nhất là Khản Khản.
Ở tuổi 23, Khản Khản vừa giàu có vừa nổi tiếng. Khi chia sẻ trên CCTVcâu chuyện truyền cảm hứng của bản thân, CEO trẻ cho rằng, thành công là nhờ tài năng nhưng lại bỏ qua tầm quan trọng của việc quản lý và đổi mới.
Không lâu sau, công ty của anh rơi vào khủng hoảng, mâu thuẫn nội bộ gia tăng. Năm 2009, khi mâu thuẫn đỉnh điểm, Khản Khản từ chức Giám đốc điều hành và để lại dòng chữ: 'Tôi đã nghỉ việc'. Hành động này của anh khiến công ty tan rã.
Rơi vào phá sản ở tuổi 35
Sau sự cố này, anh suy nghĩ về được, mất trên con đường khởi nghiệp và những việc cần làm tiếp theo. Kể từ đó, hành trình khởi nghiệp của anh bắt đầu vòng mới. Anh tập trung vào dự án kinh doanh APP giao thông thời gian thực.
Đây là ứng dụng có nhiều triển vọng trong thị trường. Tuy nhiên, khi đưa vào thử nghiệm, anh nhận thấy APP giao thông thời gian thực phức tạp, nếu không cẩn thận sẽ đi sai hướng. Sau nhiều đắn đo Khản Khản từ bỏ dự án này.
Sự thành công trong dự án kinh doanh đầu tiên của Khản Khản nhờ vào việc nắm bắt rõ tâm lý của người tiêu dùng. Nhưng trong dự án tiếp theo, do anh chưa hiểu về lĩnh vực kinh doanh nên thất bại.
Trải qua 2 lần thất bại, Khản Khản bộc bạch: "Tính cách của tôi không phù hợp với công việc kinh doanh. Tôi không phải là người có khả năng quản lý". Tuy nhiên, Khản Khản không chán nản vẫn tìm kiếm con đường kinh doanh tốt hơn.
Lần này, anh chọn thể thao điện tử và gia nhập công ty GTV. Năm 2013, ngành thể thao điện tử ở Trung Quốc nhận được sự quan tâm giới trẻ với những trò chơi tương tác mới lạ, thú vị, kéo theo làn sóng lợi nhuận.
Anh tập trung vào thị trường thể thao điện tử, với tầm nhìn và chiến lược đưa ra Khản Khản khuếch đại lợi thế của công ty tăng gấp 4 lần lợi nhuận ròng. Một lần nữa, Khản Khản là tâm điểm truyền thông và được mọi người săn đón.
Có được kinh nghiệm trong lĩnh vực thể thao điện tử, năm 2015, Khản Khản quyết định nghỉ việc ở GTV để thành lập công ty Wanjia E-sports. Chính dự án kinh doanh này đẩy anh vào ngõ cụt. Thể thao điện tử là ngành cần nhiều tiền đầu tư, số vốn ban đầu nhanh chóng cạn kiệt, Khản Khản bất lực.
Để giải quyết vấn đề tài chính, anh đặt hy vọng vào lãi ròng. Nhưng Wanjia E-Sports không thể chờ đợi nguồn vốn thời gian dài. Cuối cùng, năm 2017, Khản Khản phải tuyên bố phá sản do đứt gãy chuỗi vốn. Anh ôm khoản nợ hàng chục triệu nhân dân tệ.
Khản Khản bỏ học để khởi nghiệp vào năm 2000 và trở thành tỷ phú trẻ ở tuổi 23. Sau 12 năm, anh trắng tay và nợ nần chồng chất. Thất bại này đập tan mọi niềm tự hào của anh. Để giữ được công ty Wanjia E-Sports, anh gác lại lòng tự trọng đi tìm nhà đầu tư khắp nơi nhưng không có kết quả.
Cuối cùng, anh chọn cách rời bỏ cuộc sống vào ngày 24/1/2018. Việc ra đi của một thiên tài công nghệ ở tuổi 35 để lại tiếc nuối cho nhiều người.
Cuộc sống sau 6 năm của nữ sinh đỗ trường Y ở tuổi 12TRUNG QUỐC - Ở tuổi 18, Trần Thư Âm vừa tốt nghiệp trường Y của Đại học Chiết Giang. Với thành tích xuất sắc sau 6 năm, nữ sinh tiếp tục được tuyển thẳng học tiến sĩ."> -
Chuyển từ trường đại học lên đại học cần trả lời câu hỏi: Sinh viên được lợi gì?Ảnh minh họa. TS Lê Đông Phương, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đại học của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, chia sẻ: “Có lẽ chỉ ở Việt Nam mới phân biệt “trường đại học” với “đại học” thành 2 chủ thể khác nhau, chứ ở các nước thực ra chỉ là một”.
Chưa kể, theo ông Phương, cũng là “đại học” nhưng 2 đại học mới chuyển lên từ trường đại học (ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế TP.HCM) cũng đã có sự khác biệt so với 5 đại học vốn có trước đây (2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng) - đó là ở cơ cấu quản trị. Thực tế hiện nay đang cho thấy sự kết nối giữa các trường thành viên trong các đại học vốn có trước đây còn lỏng lẻo.
“Với các đại học trước đây, tuy gọi là một đại học nhưng các trường thành viên có sự độc lập nhất định, có quyền tự chủ như: Có hệ thống quản lý như một trường đại học bình thường, có mã tuyển sinh riêng, có con dấu riêng, logo riêng... Chính vì vậy, dẫn đến việc cùng trong một đại học có rất nhiều bằng.
Bản thân mỗi trường thành viên cũng lại cố gắng thể hiện mình là khác biệt so với tổng thể của đại học. Chưa kể, các trường thành viên (theo thiết kế ban đầu là chuyên sâu vào một mảng, lĩnh vực nhất định) đã có những sự chồng lấn khi có những ngành đào tạo giống nhau như Trường ĐH Khoa học tự nhiên và Trường ĐH Công nghệ của ĐH Quốc gia Hà Nội; hay Trường ĐH Kinh tế và Trường Quản trị kinh doanh,...
Câu hỏi đặt ra như vậy có thực sự đó là một liên kết chặt chẽ hay chỉ một liên minh có tính tượng trưng giữa các đơn vị độc lập? Nhìn tổng thể, sẽ thấy vai trò của đại học lớn rất mờ nhạt”.
Trong khi đó, theo cấu trúc của các đại học mới chỉ có một logo, bằng tốt nghiệp có tên một đại học. Như vậy, mô hình đại học như ĐH Bách khoa Hà Nội hay ĐH Kinh tế TP.HCM có tính nhất quán cao hơn, mang tính ‘một đại học duy nhất’ khi các trường thành viên thực sự là một phần của đại học lớn.
Tuy nhiên, theo ông Phương, mô hình đại học “theo kiểu mới” này cũng chưa cho thấy những thay đổi rõ rệt.
Ông Phương dẫn chứng ngay như ĐH Bách khoa Hà Nội sau một năm chuyển lên từ trường đại học, cũng chưa nhìn thấy độ linh hoạt, tính nhanh nhạy của nhà trường thay đổi cụ thể ra sao. “Cũng có thể vì quá mới, chưa nhìn thấy được hệ quả của việc thay đổi. Đâu đó cũng có người bảo rằng có những cái mới bên trong, tôi không phản đối, song sự thay đổi ở tầm hệ thống chưa có gì rõ rệt”, ông Phương nói.
Để tránh việc lên đại học chỉ để tạo danh tiếng, theo ông Phương cách đơn giản là đừng gượng ép phân biệt giữa “đại học” và “trường đại học”.
“Đừng để phân biệt tên gọi làm chúng ta dị biệt với các nước trong hội nhập quốc tế. Điều quan trọng là trường đại học có thật sự khẳng định được mình hay không. Cái tên không giúp nâng tầm một trường đại học”, ông Phương nói.
“Các trường đại học cũng không nên quá nao núng, lo lắng đua nhau trở thành đại học. Điều tôi trăn trở là đôi khi chỉ vì dư luận xã hội, phụ huynh, thí sinh nghĩ rằng cái tên “đại học” là đẳng cấp hơn “trường đại học” đua nhau vào đó, dẫn đến việc các trường đại học chạy đua danh xưng cho kỳ được.
Muốn vậy, ngay bản thân những nhà lập pháp cũng cần phải định hình khái niệm “đại học” và “trường đại học” là không có gì khác nhau để từ đó không đưa ra những quy định mang tính phân biệt đối xử về mặt pháp lý. Muốn cả hệ thống tiến lên, cần những giải pháp căn cơ hơn, chứ không phải chỉ ‘thay tên đổi họ’ còn lại bản chất vẫn thế”.
Bà Kim Phụng cho rằng cần khẳng định: Không phải những trường đại học không có định hướng hay không đủ điều kiện chuyển đổi thành đại học là những trường không mạnh, không phát triển, là trường “hạng hai”.
“Quan trọng nhất là chất lượng và hiệu quả hoạt động, là sự đánh giá của thị trường lao động đối với sản phẩm đào tạo của trường, là sự lựa chọn của người học, là việc làm và sự thăng tiến của cựu sinh viên, là uy tín của đội ngũ giảng viên và tính hữu ích của các công trình khoa học, công nghệ được công bố; sự phát triển bền vững của trường...”.
Khi phát triển thành ĐH, ngoài việc phải thực hiện đủ những điều kiện cứng của pháp luật (“Có ít nhất 03 trường thuộc trường đại học; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người” hoặc “Có ít nhất 3 trường đại học cùng loại hình công lập hoặc cùng loại hình tư thục liên kết thành đại học”) thì những trường đã chuyển đổi thành đại học hay đang thực hiện lộ trình chuyển đổi thành đại học càng cần phải không ngừng nâng cao chất lượng thực chất.
“Đề án chuyển đổi mô hình từ trường thành đại học và những đánh giá, báo cáo, tổng kết hàng kỳ sau chuyển đổi cần phải giải trình thuyết phục các câu hỏi: Chuyển đổi lên đại học thì người học được lợi gì, cộng đồng xã hội được lợi gì so với trước đây? Chất lượng được nâng cao như thế nào? Chính sách huy động đa dạng các nguồn lực để phát triển, trong đó, nâng cao tỷ trọng các nguồn thu ngoài học phí ra sao? Chính sách thu hút, phân phối hiệu quả theo hướng ưu đãi và trọng dụng nhân tài để xây dựng đội ngũ giảng viên và nhà khoa học danh tiếng, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh ra sao? Việc nâng cao chất lượng đầu vào/đầu ra, quản lý chất lượng trong quá trình đào tạo và việc làm/độ thăng tiến của người học được nâng cao thế nào...
Những vấn đề này là việc của tất cả các trường, nhưng khi đã chuyển đổi thành đại học cần chú trọng hơn để việc chuyển đổi là thực chất chứ không chỉ “bình mới, rượu cũ”.
Sẽ có 5-7 trường đạt điều kiện lên đại học
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng sẽ không nhiều trường ĐH có khả năng trở thành ĐH. Từ nay đến năm 2025, có thể khoảng 5-7 trường đạt điều kiện. Bộ sẽ thẩm định kỹ càng."> -
Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáoBên cạnh việc khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này, tác phẩm đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam. Cuốn sách phác họa bức tranh toàn cảnh về chính trị, văn hóa, xã hội thời Lý, trong đó tinh thần đạo Phật không tách khỏi tinh thần dân tộc, văn hóa Phật giáo trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc. Đồng thời, cho thấy di sản vật chất, tinh thần mà Phật giáo nhà Lý để lại là tài sản quý giá, tài nguyên vô giá, để Phật giáo hôm nay có thêm nhiều đóng góp cho sự phát triển của đạo và đời.
Theo Thượng toạ Thích Đức Thiện, với lịch sử hơn 2.000 năm, Phật giáo đã hội nhập và đồng hành như một thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa - xã hội đất nước. Đặc biệt, Phật giáo phát triển hưng thịnh và trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị nước ta dưới triều đại nhà Lý.
Trải qua chín đời vua với hơn 200 năm trị vì (1009 - 1225), cả Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đều cùng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, đạo Phật được các vua Lý tôn sùng và có những chính sách ưu ái, tạo điều kiện cho phát triển mạnh mẽ. Do vậy, Phật giáo trở thành tư tưởng chính thống quốc gia, chi phối mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có chính trị.
Triều Lý đã phát huy yếu tố tích cực, tiến bộ của đạo Phật để phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, chăm lo cuộc sống của nhân dân, góp phần xây dựng nền văn minh Đại Việt thịnh trị trong hơn hai thế kỷ. Đến nhà Trần, Phật giáo tiếp tục phát triển rực rỡ và là một trong những giai đoạn Phật giáo hòa nhập sâu rộng vào lòng dân tộc.
Điểm nổi bật của Phật giáo thời kỳ này là tính tích cực nhập thế: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian pháp”, không tách rời sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhờ kết hợp hài hòa giữa tính nhập thế và xuất thế, Phật giáo thời Trần đã trở thành một bộ phận của văn hóa dân tộc, có ảnh hưởng và tác động đến nhiều mặt đời sống xã hội, góp phần làm nên những thành tựu to lớn trong lịch sử nhà Trần.
Sang thời Lê sơ thế kỷ XV - XVI, Nho giáo được chính quyền chọn làm hệ tư tưởng chính thống của nhà nước. Việc chú trọng khoa cử Nho giáo cùng với việc ban hành các quy định về lễ giáo của Nhà nước đã khiến cho Nho giáo chiếm ưu thế hơn so với Phật giáo.
Đến thời kỳ nội chiến Nam - Bắc triều, Phật giáo có sự khởi sắc trở lại khi các chúa Trịnh, Nguyễn đều tạo điều kiện cho việc tôn tạo, sửa chữa chùa chiền song không còn thịnh vượng như trước.
Bước sang thế kỷ XX, Phật giáo tiếp tục nêu cao ngọn cờ yêu nước, kề vai sát cánh cùng toàn thể nhân dân cả nước đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhiều cơ sở thờ tự của Phật giáo trên khắp mọi miền đất nước đã trở thành những căn cứ che chở, nuôi giấu cán bộ cách mạng; nhiều tăng ni, phật tử đã hăng hái tòng quân lên đường đánh giặc, cứu nước, đóng góp to lớn vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Ngày nay, Phật giáo vẫn giữ nguyên vai trò, vị thế của mình trong đời sống dân tộc, một lòng phụng sự dân tộc, phụng sự chúng sinh theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.
Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, thường xuyên bị kẻ xấu và các thế lực thù địch, phản động lợi dụng, chống phá, xuyên tạc. Vì vậy, việc làm rõ những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước có ý nghĩa quan trọng, góp phần phát huy những giá trị tinh thần quý báu của Phật giáo, làm phong phú, sâu sắc thêm các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng hạnh phúc của con người và tư tưởng độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thái Bình - từ thực tế đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay.
Bên cạnh việc khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này, tác phẩm đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, những cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp tiếp tục phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Để có hiểu biết đúng đắn về Phật giáo, hãy đọc cuốn sách nàyĐại đức Thích Vạn Lợi, đại diện Nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm - đơn vị liên kết NXB Dân trí ấn hành cuốn sách "Logic học Phật giáo" cho biết đây là một nội dung lớn trong hệ thống triết học Phật giáo.">