Chóng mặt có rất nhiều lý do khác nhau, không chỉ có nguyên nhân tiền đình bị rối loạn. Tuy nhiên, vì đây là một nguyên nhân khá phổ biến nên nhiều chuyên gia y tế thường ưu tiên xác định căn nguyên này và đưa ra nhiều lời khuyên, biện pháp chữa trị hữu ích.
Một trong những biện pháp đó là… tập thể dục cho tiền đình. Nghe có vẻ lạ vì nói đến thể dục là nói đến tập tay, tập chân, tập eo, tập bụng…, chẳng ai đi luyện tập cho tiền đình cả. Nhưng sự thật là có và ngày càng cấp thiết vì nhịp độ cuộc sống ngày nay quá quay cuồng, đặc biệt ở những đô thị lớn. Mật độ giao thông ngày càng lớn với đa hướng di chuyến, tốc độ di chuyển ngày càng cao, di chuyển bằng thang máy lên xuống nhanh, ban ngày mắt làm việc với màn hình máy tính, ban đêm mắt phải điều tiết liên tục khi gặp nhiều ánh điện nhấp nháy loạn xạ từ các bảng hiệu bên đường… Tất cả tạo lên cho tiền đình một áp lực ngày càng khủng khiếp, khiến chóng mặt như một căn bệnh thời đại mà bác sĩ nào cũng nghe bệnh nhân than khi thăm khám định kỳ hay đột xuất.
Vậy phải luyện tập tiền đình thế nào? Đối với người lớn, luyện tập thể dục những môn như yoga, thể dục nhịp điệu, vũ đạo, võ thuật hay các môn xà đơn, xà kép đều giúp cho hệ thống thần kinh và cơ bắp phối hợp nhịp nhàng để ngăn chóng mặt. Minh chứng cho việc luyện tập này là các vũ công ba lê hay các phi công, hệ thống tiền đình cực tốt do luyện tập thường xuyên giúp họ gần như không cảm thấy chóng mặt, cảm nhận chuyển động và không gian tốt hơn người bình thường rất nhiều.
Đối với người đã có tuổi, bài tập hiệu quả nhất được cho là rủ nhau ra công viên tập… Thái Cực Quyền hoặc nghe các bác sĩ hướng dẫn tập các liệu pháp như EPLEY… Không chỉ người lớn và người già, tập luyện tiền đình còn có thể tiến hành từ bé. Với trẻ sơ sinh, khi đu võng hoặc đu tay, người lớn có thể đu đưa với nhịp độ và biên độ thay đổi giúp trẻ quen dần với gia tốc và vị trí đầu trong không gian. Với trẻ lớn hơn một chút, các trò như ngựa gỗ, đánh đu, đu quay, cầu tuột, nhảy lò cò cải thiện khả năng giữ thăng bằng rất tốt cho trẻ. Trẻ lớn hơn nữa và người lớn có thể chơi trượt pa tanh, bơi hay chạy xe đạp…
Các chuyên gia về tiền đình cũng lưu ý, dù các bài thể dục cho tiền đình phát huy nhiều tác dụng nhưng vẫn không thể tránh hệ thống này lão hóa theo thời gian. Những nghiên cứu giải phẫu đã khẳng định rằng, từ 55 tuổi, số lượng tế bào thần kinh trong tiền đình và lưu lượng máu đến tai trong sẽ bắt đầu giảm dần. Dù có chăm chỉ luyện tập tiền đình, người có tuổi cũng nên chủ động vận động nhẹ nhàng, chậm rãi để tránh những té ngã do chóng mặt.
Người bị chóng mặt cũng có thể được bác sĩ tư vấn sử dụng dược chất Acetyl-DL-Laucine (sản xuất tại Pháp) để cắt cơn chóng mặt. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tham vấn đầy đủ từ bác sĩ, dược sĩ khi uống bất kỳ loại thuốc hay áp dụng liệu pháp chữa trị chóng mặt nào. |
(Nguồn: Công ty TNHH Pierre Fabre Việt Nam)
" alt=""/>‘Tập thể dục’ cho tiền đìnhTrước hết, thẻ CCCD đã được cấp trước ngày ban hành Thông tư số 06 (23/1/2021) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định, các loại giấy tờ sử dụng thông tin từ thẻ CCCD cũ vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Tất nhiên mặc dù người dân được khuyến cáo không cần gấp rút đi làm thẻ CCCD gắn chip nếu chưa thực sự cần thiết, cũng có những chính sách khuyến khích để chuyển đổi trước ngày 1/7/2021.
Giống như mẫu CCCD cũ, CCCD gắn chip cần được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi, và 60 tuổi. Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy nếu làm CCCD nói chung sau khi tròn 23 tuổi, công dân có thể dùng đến năm 40 tuổi; nếu làm CCCD sau khi tròn 38 tuổi, công dân có thể dùng đến năm 60 tuổi; và nếu làm CCCD sau khi tròn 58 tuổi, công dân có thể dùng đến cuối đời.
Ngoài ra, CCCD được đổi trong các trường hợp: Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhân dạng; Xác định lại giới tính, quê quán; Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD; hoặc khi công dân có yêu cầu.
H.A.H
Mặc dù người dân được khuyến cáo không cần gấp rút đi làm thẻ CCCD gắn chip nếu chưa thực sự cần thiết, cũng có những lý do để cố gắng chuyển đổi trước ngày 1/7/2021. Ví dụ, lệ phí hiện được giảm 50%.
" alt=""/>Thời hạn sử dụng căn cước công dân gắn chip trong bao lâu?Trong đó, nhóm xe tải, xe khách chiếm tỷ lệ không đạt tiêu chuẩn khí thải cao nhất, nên với tiêu chuẩn mới, nguy cơ nhóm này bị “trượt” đăng kiểm khí thải sẽ gia tăng.
Xe đời mới cũng… trượt
Mới đây, anh Nguyễn Đỗ Hải, chủ xe bán tải BKS 29C- 562... khi đưa xe đến một trung tâm đăng kiểm ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) để kiểm định định kỳ khá bất ngờ vì được thông báo không đạt tiêu chuẩn khí thải.
“Xe của tôi sản xuất năm 2016, mọi thứ vẫn nguyên bản, đẹp lung linh, chỉ mỗi khí thải là không đạt. Mà bình thường có thấy xe ra nhiều khói đen đâu. Sau tôi phải đưa đến ga ra để vệ sinh lọc gió, ống xả mới đạt. May cũng làm kịp trong ngày, để sang ngày hôm sau mới đăng kiểm lại sẽ mất việc và tốn thêm tiền đăng kiểm”, anh Hải kể.
Trong khi đó, chủ xe, kiêm lái xe khách 24 chỗ tên Hưng chuyên chạy tuyến Hà Nội - Phú Thọ cho biết, khá nhiều lần bị trượt khí thải nên có kinh nghiệm trước khi đưa xe đi đăng kiểm định kỳ là nhờ thợ sửa xe vệ sinh, chỉnh lại bơm cao áp, vệ sinh ống xả. “Xe chạy gần chục tuổi rồi, ngày nào cũng chạy rền rã, có được bảo dưỡng định kỳ đâu. Chuyến nào chẳng phải thốc ga, dồn số để giành khách với xe khác. Không căn chỉnh gì mà đạt ngay khí thải mới lạ”, anh Hưng nói.
Trong khi đó, một số lái xe khác cũng cho biết, khi xe vào kiểm định, khó biết nhất là các chi tiết kiểm tra trượt ngang bánh xe, phanh, khí thải… Bởi các khâu trên đều phải kiểm tra bằng máy, nhất là khí thải, chỉ khi nào có kết quả mới biết.
Ông Trần Quốc Hoan, trưởng một dây chuyền kiểm định của Trung tâm Đăng kiểm 29-06V cho biết, thi thoảng vẫn có các trường hợp xe tải, xe bán tải sản xuất cách đây vài năm không đạt tiêu chuẩn khí thải. “Phổ biến nhất là do hệ thống khí xả có nhiều muội bám, lọc gió ít được vệ sinh khiến không đạt tiêu chuẩn khí thải. Bình thường chủ xe đi không ga mạnh nên thấy khói bình thường, còn khi kiểm tra để đo bằng máy phải ga to nên sẽ thấy nhiều bụi đen, khói xanh”, ông Hoan nói.
Ông Nguyễn Thành Sơn, Phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 99-01S cho rằng, không loại trừ có những trường hợp xe tải đời mới không đạt tiêu chuẩn khí thải do bị tác động, căn chỉnh động cơ để xe khỏe hơn.
“Việc xe không đạt chuẩn khí thải không phụ thuộc vào đời xe, loại xe. Trường hợp xe đời mới không được bảo dưỡng, chăm sóc tốt, không thay dầu định kỳ cũng có thể không đạt chuẩn khí thải. Của bền tại người. Xe tải, bán tải dù mới, nếu có cửa dầu mở nhiều hơn so với thiết kế của nhà sản xuất để chở được nặng hơn, leo dốc tốt hơn sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng khí thải, giảm độ bền của xe. Chủ xe không nên có điều chỉnh, thêm bớt gì so với thiết kế nguyên bản của nhà sản xuất”, ông Sơn nói.
Rắc rối gì nếu trượt đăng kiểm khí thải?
Theo quy định mới về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải, từ 1/1/2020 tiêu chuẩn khí thải (giới hạn tối đa cho phép đối với thành phần khí CO, bụi HC, khói HSU trong khói xe) đối với xe ô tô tham gia giao thông được sản xuất từ sau năm 2008 được nâng cao hơn gần 1/3 so với hiện nay.
Từ năm 2021 áp dụng đối với xe sản xuất từ năm 1999-2008. Điều này đồng nghĩa với việc xe ô tô phải phát thải ít hơn các thành phần độc hại trên mới được cấp chứng nhận đăng kiểm. Ông Nguyễn Văn Tập, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 19-01V cho biết, hiện tỷ lệ xe không đạt khí thải trung bình khoảng hơn 10%. Tới đây, tỷ lệ trên sẽ tăng, trong đó chủ yếu rơi vào nhóm xe tải, xe khách sử dụng nhiên liệu diesel.
Một nghiên cứu trước đó của Cục Đăng kiểm VN trong giai đoạn 2013-2017 cho thấy, xe tải và xe khách đứng đầu bảng về tỷ lệ không đạt khí thải. Ông Lại Thái Phong, Phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-03V (thành viên nhóm nghiên cứu) cho biết, giai đoạn trên tỷ lệ xe tải không đạt khí thải ở mức gần 13% đến hơn 16,5%; tiếp sau là xe khách với tỷ lệ không đạt từ hơn 6% đến gần 10%.
Kết quả nghiên cứu của Đại học Công nghệ GTVT cũng cho thấy, tỷ lệ trung bình xe không đạt tiêu chuẩn khí thải trong lần kiểm định khí thải đầu tiên khoảng 13-15%. Xe tải loại trọng tải 2-7 tấn có tỷ lệ không đạt cao nhất, tiếp đến là xe khách.
“Khi đăng kiểm định kỳ, trường hợp xe không đạt tiêu chuẩn khí thải phải sửa chữa, khắc phục để đăng kiểm tiếp. Nếu khắc phục và quay lại kiểm tra trong ngày và đạt ở lần thứ 2 sẽ không mất thêm chi phí, còn từ lần thứ 3 mới đạt hoặc ngày hôm sau mới quay lại sẽ mất thêm 50% phí đăng kiểm. Chủ xe, nhất là xe tải, xe khách nên quan tâm hơn đến việc bảo dưỡng các chi tiết liên quan đến khí thải để giảm nguy cơ bị trượt khí thải theo chuẩn mới”, lãnh đạo một trung tâm đăng kiểm khuyến nghị.
Tính toán để kiểm tra khí thải xe trạng thái có tải
Theo Quyết định số 16/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải của xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu (có hiệu lực từ 15/5/2019), từ 1/1/2020, xe sản xuất sau năm 2008 phải đạt mức 2 của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6438:2018 “Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải”; từ 1/1/2021 áp dụng với xe sản xuất trong giai đoạn năm 1999-2008.
Đến nay, Cục Đăng kiểm VN đã hoàn thiện thử nghiệm phần mềm kiểm tra khí thải theo tiêu chuẩn mới, đang tập huấn, chuyển giao cho các trung tâm đăng kiểm toàn quốc cài đặt, sử dụng từ 1/1/2020. “Hiện, việc kiểm tra khí thải xe ô tô mới chỉ thực hiện theo phương pháp kiểm tra xe không có tải, vì vậy, trong tương lai có thể tính đến áp dụng phương pháp kiểm tra xe có tải nhằm kiểm soát khí thải tốt hơn, phù hợp với xu hướng tiên tiến trên thế giới”, ông Đặng Trần Khanh, Phó phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm VN cho biết.
TheoBáo Giao thông
Hiện đa phần xe ô tô đang áp dụng mức tiêu chuẩn cao thứ 2, riêng loại xe này phải đáp ứng tiêu chuẩn mức cao nhất...
" alt=""/>Từ 2020, loại xe nào dễ trượt chuẩn khí thải mới?