Bà Tâm là nhân vật trong bài viết: “Mẹ mù loà dò dẫm đút từng muỗng cơm cho con bại não” đăng trên báo VietNamNet. Bài viết nói về hoàn cảnh thương tâm của bà Tâm mù lòa, 30 năm nay phải một mình dò dẫm trong bóng tối để lo cho con gái bị thiểu năng trí tuệ.
Bà Phạm Thị Tâm bị mù bẩm sinh nuôi con gái bị bệnh bại não nhận tiền do bạn đọc báo VietNamNet hỗ trợ |
Trong căn nhà tình nghĩa được Hội người mù tỉnh Quảng Ngãi xây tặng chừng 20m2 nóng bức, xuống cấp, đến bữa, bà Tâm bê bát cơm trắng và bát canh rau, mò mẫm đút cho con. Những lúc con gái Phạm Thị Tài Tình đau ốm, uống thuốc bà Tâm thật sự vất vả.
Sau khi báo đăng tải, bà Tâm đã nhận được nhiều sự động viên về tinh thần cũng như vật chất của độc giả.
“Tôi thật sự xúc động và quá bất ngờ, tim đập thình thịch, xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người thông qua báo VietNamNet đã động viên, ủng hộ, hỗ trợ mẹ con tôi về tinh thần, vật chất. Sự ủng hộ đó giúp bữa cơm có thêm thịt, cá, có điều kiện sửa lại căn nhà đã hư hỏng, lo thuốc than cho hai mẹ con, bà Tâm nói.
Cũng trong ngày 14/7, báo VietNamNet trao cho gia đình bà Nguyễn Thị Cẩm (86 tuổi) ở thôn 6 (xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) có con trai bà, anh Nguyễn Văn Sơn bị bệnh tâm thần suốt mấy chục năm nay, buộc phải nuôi nhốt trong nhà số tiền 13.250.000 đồng.
Gia đình Nguyễn Thị Cẩm có con trai bị tâm thần nhận tiền do bạn đọc báo VietNamNet hỗ trợ |
Bà Cẩm là nhân vật trong bài viết: Đau đớn mẹ già 86 tuổi lo chết đi không ai nuôi con trai tâm thần.
Con trai bà, anh Nguyễn Văn Sơn bị bệnh tâm thần suốt mấy chục năm nay, buộc phải nuôi nhốt trong nhà. Trong 25 năm nhốt con ở đó, có đến gần 15 năm phải xích chân con lại.
“Tôi không biết nói gì ngoài hai tiếng cảm ơn mọi người, nay đã tuổi cao sức yếu sống nay, chết mai, có được sự hỗ trợ, tôi cố gắng chăm lo cho con được ngày nào hay ngày đó”, bà Cẩm xúc động nói.
Nguyễn Thanh Vạn – Lê Bằng
Trong 25 năm nhốt con, có đến gần 15 năm bà Cẩm phải xích chân con lại. Bà lo có mệnh hệ gì nằm xuống trước sẽ không có ai lo cho con, nên ước mơ có một ít vốn để thuốc men lúc đau ốm.
" alt=""/>Trao hơn 50 triệu đồng cho 2 gia đình có hoàn cảnh éo le ở Quảng NgãiNhững tưởng đến phút cuối, HLV Park Hang Seo có thể tìm ra nhân tố thay thế khi thử Trọng Hùng, rồi cả Việt Anh cho vị trí hậu vệ cánh phải. Thế nhưng, rốt cuộc đã thất bại.
Ông Park không dám sử dụng Trọng Hùng, người có xu hướng chơi tấn công mà thay vào đó là Việt Anh. Và đây là nỗi thất vọng lớn nhất ở trận ra quân khi hậu vệ của Hà Tĩnh chơi không thật sự tốt.
Hàng thủ U23 Việt Nam chơi thực sự bất ổn ở trận ra quân |
Việc Việt Anh không ổn kéo theo Tấn Sinh chơi cũng rất tệ, và buộc ông Park phải điều chỉnh sau hiệp 1 khiến U23 Việt Nam mất đi một quyền thay người quan trọng.
2. Đúng như những gì HLV Park Hang Seo thừa nhận sau trận đấu, U23 Việt Nam thực sự vất vả trước U23 UAE. Và để xảy ra điều này lỗi của chiến lược gia người Hàn Quốc không phải nhỏ.
Ông Park sắp xếp sơ đồ 3-5-2 không sai, nhưng cách vận hành lại có vấn đề khi mấu chốt của sơ đồ này là 2 cầu thủ chạy cánh không phát huy được khả năng của mình.
Việt Anh chăm lên tham gia tấn công hơn, nhưng lại thiếu chuẩn xác và không tạo ra được sự nguy hiểm, trong khi đó cánh của Thanh Thịnh hoàn toàn tê liệt trong phần lớn thời gian của trận đấu.
cùng lúc Tiến Linh khá đơn độc trên hàng công |
Khi U23 Việt Nam chuyển sang thế trận phòng ngự, Hà Đức Chinh được kéo về chơi như một tiền vệ cánh, để điều này khiến tiền đạo của U23 Việt Nam thi đấu không tốt như mong đợi.
Và khi thế trận phòng ngự được triển khai, khu vực trung lộ của U23 Việt Nam thường xuyên bị giẫm chân nhau, trong khi tổ chức tấn công dù đông người nhưng lại không có khoảng trống để chuyền, hoặc có mỗi mình Tiến Linh ở phía trên.
Thêm một chút tâm lý, áp lực từ phía U23 UAE đã khiến U23 Việt Nam nếu có thể nhận ra đây là đội bóng chơi tưng bừng tại SEA Games 30 thì chỉ là đến ở khoảng 10 phút cuối trận.
3. Tất nhiên, chia điểm với đối thủ được coi mạnh nhất bảng đấu ở trận ra quân là không tồi. Nhưng, để tốt hơn và giành được chiến thắng trong các trận kế tiếp xem ra ông Park lại phải bày mưu, tính kế kiểu khác.
Để trận đầu ra quân không có kết quả như trông đợi |
Có thể ông Park vẫn cho đội nhà chơi với sơ đồ 3-5-2, cùng lúc Tấn Tài, Đình Trọng trở lại sẽ giúp hàng thủ U23 Việt Nam tốt hơn, nhưng cách vận hành hay di chuyển của tiền vệ, tiền đạo phải khác.
Có nghĩa chiến lược gia người Hàn Quốc không nhất thiết phải thận trọng tới độ kéo Đức Chinh quá xa vòng 16m50, bởi 2 tiền đạo đứng gần cầu môn ít nhất đủ tạo áp lực cho hàng thủ đối phương, thay vì chỉ mình Tiến Linh như trận vừa qua.
Không chỉ có thế, ít nhất ông Park phải làm cách nào để 2 cánh của U23 Việt Nam chơi cao hơn nhằm tạo áp lực từ phần sân của đối thủ, điều này sẽ giúp Hoàng Đức, Quang Hải bớt trách nhiệm hỗ trợ phòng ngự từ xa, cũng như phát huy tối đa sở trường của mình.
Tất nhiên, từ nói đến làm là không đơn giản nhưng điều cần ông Park thay đổi chắc chắn phải đến từ hàng phòng ngự, bởi nếu chơi như trận vừa qua rất khó cho U23 Việt Nam.
Xuân Mơ
" alt=""/>U23 Việt Nam vs U23 Jordan: Thay đổi để thắng, HLV Park Hang Seo!Vốn đã ít nói, từ khi mắc bệnh, Sóc Kha càng trở nên trầm mặc, không trò chuyện với ai ngoài mẹ. |
Trước khi bị bệnh, bé Sóc Kha là học sinh lớp 3 trường Tiểu học A An Cư (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Khi vừa hết học kỳ 1, Sóc Kha bắt đầu bị sốt liên tục, đại tiện ra máu. Đưa con đi khám ở địa phương, con được truyền máu nhưng mãi không khỏi. Gia đình đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 1, làm xét nghiệm và nằm theo dõi khoảng 20 ngày mới phát hiện bệnh, con bị ung thư máu, rồi chuyển qua Bệnh viện Ung bướu điều trị.
Bệnh của con sẽ tiến triển theo chiều hướng tốt, nếu cơ thể đáp ứng thuốc. Tuy nhiên, để con có cơ hội chuyển sang diện duy trì, gia đình phải chuẩn bị chi phí để truyền thêm thuốc hóa trị ngoài danh mục bảo hiểm cho con. Số tiền cho mỗi đợt hóa trị khoảng 8 triệu đồng.
Thế nhưng gia đình chị Quốc vốn đã khó khăn, căn nhà tôn gia đình chị đang ở cũng là do địa phương hỗ trợ xây dựng, không có đất đai, vườn tược. Trước đây, con gái chưa bị bệnh, vợ chồng chị đều đi làm mướn, anh Chau Che theo người ta đi phụ hồ, còn chị Quốc đi trồng đậu phộng, vác nông sản cho các gia đình có nhiều đất đai. Mỗi tháng cả hai vợ chồng thu nhập khoảng 6 triệu đồng. Chi tiêu sinh hoạt và tiền học cho con, may ra dư dả được vài trăm nghìn thì bù vào tiền đám đình, hiếu hỉ rồi cũng hết.
Hành động thường xuyên nhất của con là ngồi vân vê những ngón tay. Dường như thế giới của con đang bị thu hẹp lại trong sự tưởng tượng của riêng mình. |
Đến lúc không may con gái mắc phải căn bệnh “nhà giàu”, cần chữa trị lâu dài, tốn kém, gia đình chị không biết xoay sở ra sao. Gia đình hai bên đông anh chị em, nhưng đều nghèo ở tận Campuchia, nơi vợ chồng chị chưa đến bao giờ nên không biết làm cách nào để nhờ vả. Chỉ còn cách vay mượn từ những người hàng xóm chẳng mấy khá giả.
Người cha nghèo thương vợ con phải sống ở môi trường xa lạ, nhiều lần muốn lên viện cùng vợ chăm sóc con gái, nhưng bản thân anh cũng chẳng rành tiếng Việt, có lên cũng chẳng giúp đỡ được gì nhiều, vì vậy, anh đành ở nhà, gắng đi làm để kiếm tiền. Tại Bệnh viện Ung bướu, Phòng công tác xã hội cũng hỗ trợ nhưng vẫn không đủ được tiền thuốc mỗi đợt khoảng 8 triệu đồng cho con.
Chị Quốc tâm sự, những lúc bơm tủy, con không đi lại được, ngồi cũng khó chịu, nóng sốt liên tục khiến con khóc dấm sứt. Vậy nhưng chị chẳng thể thay con đón nhận những nỗi đau ấy. Thậm chí, có rất nhiều việc, chị Quốc phải nhờ các cha mẹ khác hỗ trợ vì không hiểu hết tiếng Việt.
Đôi mắt đỏ hoe, chị Quốc chia sẻ: “Nhìn người ta đưa con đi khám bệnh, chăm con, họ có thể hiểu hết mọi thứ. Chỗ nào cần đi, bác sĩ dặn gì, họ đều hiểu. Còn tôi gặp khó khăn rất nhiều, ngay cả việc bác giải thích về bệnh của con, tôi cũng chẳng thể nghe hết. Thực sự mọi thứ vô cùng khó khăn với chúng tôi”.
Người mẹ người Khmer vô cùng lo lắng cho bệnh tình của con gái, nhưng lại cảm thấy bản thân trở nên vô dụng vì không thể hiểu được những lời khuyên của bác sĩ. |
Bé Sóc Kha vốn đã ít nói, nhưng từ ngày bị bệnh, phải đi khắp các bệnh viện, rồi đến lúc nhập viện Ung bướu, phải truyền nhiều loại thuốc khiến con càng thêm sợ hãi. Hơn 2 tháng nằm cùng phòng bệnh tại Bệnh viện Ung bướu, con chưa từng trò chuyện hay trả lời một ai khi được hỏi thăm. Các cha mẹ của bệnh nhi khác lo ngại con sẽ bị trầm cảm nếu cứ diễn tiến như vậy. Nhưng chẳng biết làm sao để giúp con. Hễ có người hỏi thăm, con lại cúi đầu, trầm mặc, hai ngón tay vân vê vào nhau. Giây phút ấy khiến trái tim của những người cha mẹ như bị bóp nghẹn, xót xa thay cho con.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: