Đây là những cảnh báo được ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT&TT đưa ra trong khuôn khổ buổi tọa đàm trực tuyến về “Phòng chống tội phạm trên mạng Internet” do Báo Bưu điện Việt Nam tổ chức ngày hôm qua, 10/1.
Theo ông Nguyễn Khắc Lịch: "Năm 2016 là một năm có nhiều sự kiện sôi động về ATTT và thực sự là 1 năm ngành ATTT quốc gia gặp nhiều thử thách".
Về tổng thể, trong năm 2016, VNCERT đã ghi nhận hơn 130.000 lượt tấn công trên cả 3 loại hình. Trong đó, tấn công Phishing (lừa đảo) hơn 10.000 lượt; 46.000 lượt tấn công Malware (mã độc) và hơn 77.000 lượt tấn công Deface (tấn công thay đổi giao diện). Như vậy, so với năm ngoái, lượng tấn công trong năm 2016 tăng rất nhiều so với 2015.
Số liệu trước đó của VNCERT cũng cho thấy, trong số các sự cố tấn công mạng đã được Trung tâm ghi nhận năm qua, có 1 sự cố Phishing liên quan đến tên miền “.gov.vn”; 17 sự cố Deface liên quan đến tên miền “.gov.vn”; và 63 sự cố Malware liên quan đến tên miền “gov.vn”. Các sự cố này đều đã được VNCERT gửi cảnh báo, các đơn vị đã tự xử lý hoặc được Trung tâm hỗ trợ xử lý.
Trung tâm VNCERT cũng cho biết, trong kỳ ghi nhận sự lây lan rất nhanh của mã độc mã hóa dữ liệu để tống tiền Ransomware. Mã độc này luôn có các biến thể mới, lây lan qua nhiều hình thức, đem lại những nguồn lợi khổng lồ cho tin tặc mà người bị hại gần như không có lựa chọn nào khác ngoài trả tiền chuộc nếu muốn khôi phục dữ liệu. VNCERT đã liên tiếp có 3 công văn cảnh báo và hướng dẫn biện pháp phòng ngừa về mã độc này, đồng thời phối hợp tổ chức truyền thông rộng rãi về mã độc mã hóa dữ liệu để tống tiền Ransomware qua các cơ quan truyền thông, hội thảo khoa học.
" alt=""/>VNCERT cảnh báo 5 xu hướng tấn công mạng trong năm 2017Diễn đàn KH&CN toàn cầu (Global Science and Technology Forum - GSTF) là một tổ chức chuyên trách dành riêng cho việc thúc đẩy nghiên cứu và phát triển và là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ dựa trên công nghệ mã nguồn mở cho các lĩnh vực Điện toán đám mây (Cloud Computing), Dữ liệu lớn (Big Data), Dữ liệu khoa học và Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT).
Dưới sự hợp tác giữa GSTF với BKACAD, hai đơn vị sẽ phối hợp cung cấp các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ cho các khoá học về IoT, Big Data và Cloud Computing - ba trong số các công nghệ được quan tâm nhiều nhất là những công nghệ đang góp phần thay đổi nền kinh tế và xã hội.
Các chương trình đào tạo của GSTF tại Singapore được thông qua và hỗ trợ bởi Cơ quan Phát triển Phương tiện truyền thông và Thông tin truyền thông Singapore (IMDA) và tại Malaysia bởi Tập đoàn Kinh tế kỹ thuật số Malaysia (MDEC).
" alt=""/>BKACAD trở thành đối tác đào tạo tại Việt Nam của Diễn đàn KH&CN toàn cầuBan đầu, Lattner không nói lý do vì sao ra đi, chỉ đơn thuần thông báo nghỉ việc cuối tháng này để “theo đuổi cơ hội trong lĩnh vực khác”. Tuy nhiên, qua bài blog sau đó, Tesla cho biết Lattner sẽ gia nhập Tesla với tư cách Phó Chủ tịch phụ trách phần mềm lái tự động (Autopilot). Anh thay thế Jinnah Hosein, Phó Chủ tịch phần mềm SpaceX.
Đây được xem là một chiến thắng với Tesla khi mang được về một nhân tài trong giới phần mềm cho vị trí vốn không có người lãnh đạo toàn thời gian. Autopilot là hệ thống phần cứng và phần mềm trên xe Tesla, cho phép tự lái trong một số tình huống nhưng vẫn yêu cầu có bàn tay tài xế trên vô-lăng. Các nhà chức trách Mỹ đang kiểm tra xem chế độ này có phải nguyên nhân gây tai nạn chết người tại Florida năm 2016 hay không.
" alt=""/>Tesla vừa “cuỗm” đi một nhân tài của Apple