Đồ ren - xu hướng thời trang công sở dành cho phụ nữ trung niên
Gu thời trang có một không hai của nữ giảng viên 63 tuổi
9 điều kiêng kỵ trong thời trang của người Pháp
Chọn dây chuyền hợp áo cổ bẻ
Áo sơ mi – loại áo cổ bẻ có lẽ là trang phục thường trực của những bạn trẻ theo đuổi phong cách đơn giản và lịch sự. Tuy nhiên nếu bạn không có chút phụ kiện nào thì chiếc áo sơ mi sẽ khiến bạn trở nên “chìm” trong đám đông.
Với áo sơ mi cổ đức bạn sẽ có hai cách đeo thú vị hoặc là cài thật kín cổ áo tới nấc khuy trên cùng, đeo một sợi dây chuyền nằm bên ngoài. Hoặc bạn có thể cởi khuy đầu tiên và đeo loại dây đeo mảnh, ngắn, nên có họa tiết phần mặt. Sự thấp thoáng của mẫu trang sức sau phần cổ áo sẽ tạo nên nét duyên cho bạn. Đây cũng là cách nên áp dụng khi bạn mặc áo sơ mi cổ tàu cách điệu.
Chọn dây chuyền hợp áo cổ tròn
Kiểu áo cổ tròn thường được phái đẹp yêu thích sử dụng trong mọi hoàn cảnh bởi chúng rất dễ mặc. Bạn sẽ trở nên năng động hơn nếu kết hợp với những chiếc vòng cổ đính đá kiểu dáng độc đáo, cá tính có chiều dài ngang ngực. Nếu muốn phá cách thì hãy chọn kiểu dây đeo dáng dài tới ngực hoặc ngang rốn. Một set đồ dạo phố trẻ trung sẽ hợp với phong cách này đấy.
Chọn dây chuyền hợp áo cao cổ
Áo cao cổ là kiểu áo nổi tiếng, đặc trưng của mùa đông. Đặc điểm của chúng là ôm sát lấy phần cổ xinh xắn của bạn gái. Đối với kiểu cổ áo này thì nên ưu tiên những mẫu dây chuyền dài dáng mảnh, có mặt cỡ lớn để tạo ra sự cân bằng và phù hợp với chiếc cổ áo cao. Chống chỉ định với các loại dây chuyền ngắn độ dài từ 20 – 25 cm.
Chọn dây chuyền hợp áo quây
Khi mặc áo quây, phái nữ biết rằng ưu điểm sẽ là đôi vai gầy, làn da trắng được dịp khoe tốt nhất. Nhưng với kiểu dáng quây cũng sẽ tạo ra khoảng trống thấy rõ và bạn cần sử dụng tới những phụ kiện thời trang nhằm che bớt nhược điểm trên.
Nếu thích sự đơn giản chỉ cần một sợi dây chuyền bạc mảnh thôi cũng đủ ghi điểm rồi đấy. Vòng cổ nhỏ xinh sẽ làm giảm sự trống trải và thu hút ánh nhìn về phía bạn.
Chọn dây chuyền hợp cổ chữ V
Điểm mạnh của kiểu cổ áo chữ V là khéo léo tạo sức hút của vòng một. Hãy tạm biệt những chiếc vòng dáng dài họa tiết rườm rà thay vào đó là các mẫu dây chuyền ngắn. Đặc biệt nếu chọn đeo dây chuyền, nên ưu ái tới những mẫu trang sức sở hữu mặt hình khối tròn, oval hay trái tim.
Chọn dây chuyền hợp áo lệch vai
Bản thân thời trang nữ với áo lệch vai đã là một dáng áo khó mặc và không phải ai cũng có thể trưng diện chúng. Ngoài ra, kiểu áo này cũng khó để kết hợp với các loại vòng cổ. Đa phần giải pháp được đưa ra đó chính là không nên kết hợp dây chuyền với áo lệch vai.
VNN tổng hợp
" alt=""/>Bí quyết chọn vòng cổ phù hợp với trang phụcTình hình an toàn, an ninh mạng đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Hoạt động gián điệp mạng, phá hoại của các thế lực thù địch ngày càng phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng về chủ quyền, an ninh, chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội. Cùng với đó, hoạt động tấn công mạng vào hệ thống thông tin trọng yếu của an ninh quốc gia nhằm phá hoại cơ sở dữ liệu, gây gián đoạn hoặc chiếm quyền điều khiển diễn ra thường xuyên hơn.
“Vấn đề an ninh mạng đang đòi hỏi phải tiếp tục được nhận diện, luận giải, phân tích những điểm mới về mặt lý luận và thực tiễn, tìm kiếm những phương châm, kế sách, giải pháp từ góc độ mật mã, góc độ quản trị để phòng ngừa, ứng phó, giải quyết có hiệu quả các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia phù hợp với bối cảnh mới, điều kiện mới”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang nói.
Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Hải Bình, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng, đang đặt ra nhiều thách thức với an ninh của các quốc gia như chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin, khủng bố mạng, tội phạm mạng và bảo đảm an ninh tư tưởng trên mạng.
Bảo đảm an ninh tư tưởng trên mạng là nhiệm vụ trọng yếu
Đưa ra nhiều dẫn chứng thực tiễn trong đời sống hàng ngày, PGS.TS Lê Hải Bình nhấn mạnh rằng, sự bùng nổ thông tin trên không gian mạng đang tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của mọi người và việc bảo đảm an ninh tư tưởng là vô cùng quan trọng, là một nhiệm vụ trọng yếu trong xây dựng Đảng.
Bên cạnh những thuận lợi, PGS.TS Lê Hải Bình cũng nêu ra 4 thách thức lớn trong việc bảo đảm an ninh tư tưởng trên không gian mạng, đó là: Các thế lực thù địch phản động triệt để sử dụng không gian mạng để gia tăng các hoạt động chống phá; tiện ích ẩn danh và bảo mật cao của các mạng xã hội đang là môi trường thuận lợi cho kẻ xấu lợi dụng, khai thác; sự lạc hậu về kỹ thuật của chúng ta so với thế giới; và cuối cùng là câu chuyện nhận thức. “Một bộ phận cán bộ, Đảng viên còn chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng cũng như các biện pháp bảo đảm an ninh tư tưởng, an ninh mạng”, PGS.TS Lê Hải Bình đánh giá.
Để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, vị Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương cho rằng, thời gian tới, chúng ta cần phải triển khai đồng bộ, toàn diện nhiều giải pháp cả về tư tưởng và kỹ thuật. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhận thức về không gian mạng, an ninh an toàn mạng và an ninh tư tưởng trên mạng.
Tại hội thảo, ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cũng chỉ rõ, không gian mạng đã trở thành môi trường sống mới của mỗi người dân trên toàn cầu. Với sự bùng nổ của các công nghệ kỹ thuật số, không gian mạng mang lại vô số cơ hội phát triển kinh tế xã hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro về an toàn an ninh mạng, thậm chí là đe dọa đến an ninh, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Không chỉ gia tăng về số lượng, theo ông Trần Đăng Khoa, mức độ phức tạp của các cuộc tấn công mạng ngày càng tăng do xu thế áp dụng các công nghệ mới như AI, 5G, Cloud, IoT… Các cuộc tấn công mạng mang màu sắc chính trị có quy mô lớn, hướng vào các hệ thống thông tin quan trọng cũng ngày càng tăng cả về số lượng và độ tinh vi.
Đại diện Cục An toàn thông tin cũng cho hay, theo thống kê của Bộ TT&TT, 100% quốc gia trong nhóm G20 và khoảng hơn 50% các nước còn lại trên thế giới đã xây dựng chiến lược quốc gia về an toàn an ninh mạng. Trong đó, có khoảng 138 quốc gia đã ban hành luật về an toàn, an ninh mạng.
Tại Việt Nam, hệ thống hành lang pháp lý về an toàn, an ninh mạng đã được cơ bản hoàn thiện, với 3 Luật, 13 Nghị định và 11 Thông tư hướng dẫn. Đặc biệt, tháng 8/2022, Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 đã được ban hành.
“Chiến lược với quan điểm và giải pháp mới, đột phá sẽ góp phần quan trọng trong việc giúp Việt Nam đối phó với những mối đe dọa ngày càng tăng trên không gian mạng, đặc biệt là định hướng chiến lược giúp cho các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội thực hiện bảo đảm an toàn an ninh mạng”, ông Trần Đăng Khoa nhấn mạnh.