Theắcxinchocảnhàkèo bóng đá hôm nayo thống kê của WHO, tiêm chủng là một trong những giải pháp can thiệp hiệu quả nhất, giúp ngăn ngừa từ 2 đến 3 triệu ca tử vong hàng năm¹.
Chủng ngừa ngày càng mở rộng tới nhiều lứa tuổi và thành viên trong gia đình. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, Hội Y học dự phòng Việt Nam và VPĐD GSK Pte Ltd tại Việt Nam cam kết đồng hành trong việc nâng cao nhận thức phòng bệnh trong cộng đồng.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại với một số tác nhân gây bệnh cụ thể. Trong 30 năm qua, vắc-xin đã chứng minh được giá trị và ý nghĩa trong việc phòng bệnh; góp phần bảo vệ 6,7 triệu trẻ em Việt Nam và ngăn ngừa 43.000 trường hợp tránh khỏi các bệnh dịch có thể đe dọa tính mạng như bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt².
Chủng ngừa bằng vắc-xin là cách đơn giản có thể bảo vệ từ trẻ em đến người lớn tránh được nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm, có mức độ lây nhiễm, hoặc khả năng tử vong cao; đây là giải pháp chủ động để hạn chế sự ảnh hưởng trực tiếp của bệnh ngay cả sau khi được điều trị khỏi.
Theo Tạp chí Parents ở California, hàng năm, hơn 600.000 người lớn tử vong vì các bệnh vốn có thể phòng tránh bằng vắc-xin. TS. Anita Chandra-Puri - Phát ngôn viên của Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ, Bác sĩ nhi khoa tại Hiệp hội y khoa Northwestern ở Chicago cho biết: “Khi người lớn được tiêm chủng, nó có thể giảm bớt sự lây lan của bệnh sang trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - là những trường hợp còn quá nhỏ để có thể tiêm vắc-xin hoặc chưa được bảo vệ đầy đủ”³.
Nâng cao nhận thức về phòng bệnh trong cộng đồng
Việc tiêm ngừa không chỉ phát huy hiệu quả bảo vệ trực tiếp trên từng cá nhân, nó còn có ý nghĩa giúp làm giảm nguồn bệnh có thể lây nhiễm trong cộng đồng. Chủng ngừa không chỉ bảo vệ trẻ em khỏi những căn bệnh nguy hiểm có thể mắc phải ở giai đoạn đầu đời, mà còn dự phòng cả những mối đe dọa bệnh tật chưa có phương thức điều trị trong suốt những năm tháng tiếp theo và khi trưởng thành thậm chí là ung thư.
Để người dân có cái nhìn đúng đắn và nhận thức được vai trò quan trọng của tiêm chủng, mới đây Hội Y học Dự phòng Việt Nam phối hợp cùng VPĐD GSK Pte Ltd tại Việt Nam triển khai chương trình truyền thông sức khỏe cộng đồng mang tên “Vắc-xin cho cả nhà – Gia đình yên tâm được bảo vệ” nhằm cập nhật thông tin về các loại bệnh truyền nhiễm thường xảy ra với hầu hết các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ. Chương trình đồng thời cung cấp kiến thức và sự tư vấn của các chuyên gia y tế về các giải pháp phòng ngừa bệnh, nhấn mạnh việc cần thiết phải thực hiện tiêm chủng đầy đủ.
Các chuyên gia đang thảo luận về Giá trị phòng ngừa của vắc-xin |
GS.TS. Nguyễn Trần Hiển - Chủ tịch Hội Y học Dự phòng Việt Nam chia sẻ: “Theo thống kê của các nhà khoa học thế giới, đầu tư cho vắc-xin chiếm 1/5 so với đầu tư cho điều trị. Vì tiêm phòng sẽ giúp cho trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường, có khả năng học tập tốt, bảo vệ sức khỏe cho bố mẹ, tiết kiệm được nhiều chi phí khi điều trị và chăm sóc trẻ bệnh. Tiêm phòng là thực hiện phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.”
Ông James Strenner, Trưởng đại diện GSK tại Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi tự hào khi GSK là nhà phát minh vắc-xin ngừa rubella, thủy đậu, vắc xin ngừa viêm gan siêu vi A & B cũng như vắc-xin phối hợp ngừa 6 bệnh trong 1 đầu tiên trên thế giới. Ngày nay chúng tôi đã phát triển thành công hơn 39 vắc-xin dành cho nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó có thể kể đến vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung, tiêu chảy do rota virus hay các bệnh gây ra do vi khuẩn phế cầu. Và sẽ không dừng lại ở đó, GSK sẽ còn tiếp tục đầu tư mỗi năm để tiếp tục nghiên cứu những vắc-xin phòng ngừa sốt rét, HIV hay lao phổi”
Ông James Strenner - Trưởng Văn phòng đại diện GSK Việt Nam |
Tư vấn bác sĩ về chủng ngừa và truy cập website tiemngua.com để biết thêm thông tin và cách phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm
Chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng được thực hiện bởi Hội Y học Dự phòng Việt Nam và Văn phòng đại diện GSK Pte Ltd tại TP HCM.
(1) http://www.who.int/gho/immunization/en/ (access date: Jul 20, 2016)
(2)http://tiemchungmorong.vn/vi/content/tiem-chung-mo-rong-voi-muc-tieu-thien-nien-ky-giam-ty-le-tu-vong-o-tre-em.html (access date: Jul 20, 2016)
(3)http://www.parents.com/health/vaccines/vaccination-types/vaccines-parents-and-grandparents-need/ (access date: Jul 20, 2016)
Thu Hằng